Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học 283 Bài tập Tiến Hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết !!

283 Bài tập Tiến Hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết !!

Câu hỏi 1 :

Nhân tố nào sau đây quy định chiều hướng tiến hoá của tất cả các loài sinh vật?

A. Chọn lọc tự nhiên

B. Cách li địa lý và sinh thái

C. Đột biến và giao phối

D. Biến dị và chọn lọc tự nhiên

Câu hỏi 2 :

Khi nói về đại Tân sinh, phát biểu nào sau đây sai?

A. Chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này

B. Cây có hoa phát triển ưu thế so với các nhóm thực vật khác

C.  Ở kỉ thứ tư (kỉ Đệ tứ), khí hậu lạnh và khô

D. Ở kỉ thứ 3 (kỉ Đệ tam) xuất hiện loài người

Câu hỏi 3 :

Loài Raphanus brassica có bộ NST 2n=36 là một loài mới được hình thành theo sơ đồ: Raphanus sativus (2n=18) × Brassica oleraceae (2n=18) → Raphanus brassica (2n=36). Hãy chọn phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới này.

A. Đây là quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý

B. Khi mới được hình thành, loài mới không sống cùng môi trường với loài cũ

C. Quá trình hình thành loài diễn ra trong thời gian tương đối ngắn

D. Đây là phương thức hình thành loài xảy ra phổ biến ở các loài động vật

Câu hỏi 4 :

Nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số tương đối của các alen theo một hướng xác định?

A. Đột biến.

B. Chọn lọc tự nhiên

C. Các yếu tố ngẫu nhiên

D. Di - nhập

Câu hỏi 7 :

Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là?

 A. Địa lí – sinh thái

B. Hình thái

C. Sinh lí – hóa sinh

D. Cách li sinh sản

Câu hỏi 9 :

Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Là phương thức hình thành loài chủ yếu gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật

B. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật

C. Quá trình hình thành loài thường trải qua một quá trình lịch sử lâu dài

D. Loài mới và loài gốc thường sống ở cùng một khu vực địa lí

Câu hỏi 11 :

Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?

A. Mang cá và mang tôm

B. Vây ngực cá voi và vây ngực cá chép

C. Cánh chim và cánh bướm

D. Chân mèo và tay người

Câu hỏi 12 :

Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật bắt đầu di cư lên cạn ở kỉ nào sau đây

A. Kỉ Đệ tam

B. Kỉ Triat (Tam điệp)

C. Kỉ Silua

D. Kỉ Jura

Câu hỏi 13 :

Khi nói về nhân tố di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Di – nhập gen luôn làm tăng tần số alen trội của quần thể

B. Sự phát tán hạt phấn ở thực vật chính là một hình thức di – nhập gen

C. Di – nhập gen luôn mang đến cho quần thể những alen có lợi

D. Di – nhập gen có thể làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

Câu hỏi 15 :

Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon của đại Cổ sinh có đặc điểm:

A. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát

B. Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cơ, côn trùng

C. Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim

D. Cây có mạch và động vật di cư lên cạn

Câu hỏi 17 :

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quần thể là đơn vị tiến hóa để hình thành loài mới

B. Quần thể sẽ không tiến hóa nếu luôn đạt trạng thái cân bằng di truyền

C. Tất cả các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể

D. Quá trình hình thành loài mới không nhất thiết dẫn đến hình thành quần thể thích nghi

Câu hỏi 18 :

Khi nói về di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Di – nhập gen có thể chỉ làm thay đổi tần số tương đối của các alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

B. Thực vật di - nhập gen thông qua sự phát tán của bào tử, hạt phấn, quả, hạt

C. Di – nhập gen luôn luôn mang đến cho quần thể các alen mới

D. Di – nhập gen thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định

Câu hỏi 19 :

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường

B. Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi

C. Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn

D. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể

Câu hỏi 21 :

Theo Đacuyn, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là

A. cá thể

B. quần thể

C. quần xã

D. hệ sinh thái

Câu hỏi 23 :

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có vai trò định hướng quá trình tiến hóa?

A. đột biến

B. giao phối không ngẫu nhiên

C. chọn lọc tự nhiên

D. các yếu tố ngẫu nhiên

Câu hỏi 24 :

Quá trình tiến hóa nhỏ có đặc điểm:

A. Không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

B. Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, trong thời gian dài.

C. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

D. Không cần sự tác động của các nhân tố tiến hóa.

Câu hỏi 25 :

Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, thực vật có hoa bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn nào sau đây?

A. Đầu đại Trung sinh

B. Cuối đại Tân sinh

C. Cuối đại Trung sinh

D. Cuối đại Thái cổ

Câu hỏi 26 :

Ví dụ nào sau đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?

A. Trong tự nhiên, loài sáo mỏ đen không giao phối với loài sáo mỏ vàng. Khi nuôi nhốt chung trong một lồng lớn thì người ta thấy hai loài này giao phối với nhau nhưng không sinh con

B. Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi

C. Voi châu Phi và voi châu Á phân bố ở hai khu vực khác nhau nên không giao phối với nhau

D. Hai loài muỗi có tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối với nhau

Câu hỏi 28 :

Trong tự nhiên, đơn vị tổ chức cơ sở của loài là

A. nòi địa lí

B. nòi sinh thái

C. cá thể

D. quần thể

Câu hỏi 30 :

Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối rộng, thời gian tương đối dài

B. Tiến hóa nhỏ diễn ra ở cấp độ cá thể, kết quả dẫn tới hình thành loài mới

C. Có thể nghiên cứu tiến hóa nhỏ bằng các thực nghiệm khoa học

D. Tiến hóa nhỏ là quá trình tiến hóa của các loài vi sinh vật

Câu hỏi 32 :

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa

B. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi

C. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lý mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới

D. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lý, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản

Câu hỏi 34 :

Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý, phát biểu nào sau đây sai?

A. Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật

B. Cách li địa lý là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá vốn gen giữa các quần thể trong loài

C. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật

D. Quá trình hình thành loài mới cần có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa

Câu hỏi 36 :

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng phát tán các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là

A. giao phối không ngẫu nhiên

B. chọn lọc tự nhiên

C. di - nhập gen

D. đột biến

Câu hỏi 37 :

Từ thí nghiệm của Milơ và Urây (năm 1953) cho phép rút ra phát biểu nào sau đây?

A. Có thể tổng hợp chất hữu cơ từ các các chất hữu cơ bằng con đường hóa học

B. Có thể tổng hợp chất vô cơ từ các chất hữu cơ bằng con đường hóa học

C. Có thể tổng hợp chất vô cơ từ các chất vô cơ bằng con đường hóa học

D. Có thể tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ bằng con đường hóa học

Câu hỏi 38 :

Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định

B. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ

C. Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa

Câu hỏi 39 :

Khi nói về bằng chứng giải phẫu so sánh, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo

B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc

C. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau

D. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng

Câu hỏi 41 :

Nhân tố nào sau đây làm xuất hiện các alen mới trong quần thể?

A. Đột biến và di-nhập gen

B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên

C. Đột biến và yếu tố ngẫu nhiên

D. Chọn lọc tự nhiên và di nhập gen

Câu hỏi 43 :

Trong quá trình tiến hóa, các yếu tố ngẫu nhiên có vai trò nào sau đây?

A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen theo một hướng xác định

B. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể

C. Hình thành các đặc điểm thích nghi mới trên các cơ thể sinh vật

D. Làm tăng tăng tính đa dạng di truyền của quần thể

Câu hỏi 44 :

Từ thí nghiệm của Milơ và Urây (năm 1953) cho phép rút ra kết luận nào sau đây?

A. Có thể tổng hợp chất hữu cơ từ các các chất hữu cơ bằng con đường hóa học

B. Có thể tổng hợp chất vô cơ từ các chất hữu cơ bằng con đường hóa học

C. Có thể tổng hợp chất vô cơ từ các chất vô cơ bằng con đường hóa học

D. Có thể tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ bằng con đường hóa học

Câu hỏi 45 :

Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tổ chức sống nào sau đây?

A. Cá thể

B. Tế bào

C. Quần thể

D. Quần xã

Câu hỏi 46 :

Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường chủ yếu gặp ở nhóm sinh vật nào sau đây?

A. Động vật bậc thấp, thường có đời sống cố định

B. Các loài vi sinh vật có tốc độ sinh sản nhanh

C. Động vật và thực vật sinh sản vô tính

D. Động vật di cư và thực vật phát tán mạnh

Câu hỏi 47 :

Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, thứ tự xuất hiện của các đại là

A. Tân sinh → Trung sinh → Thái cổ → Cổ sinh → Nguyên sinh

B. Thái cổ → Nguyên sinh → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh

C. Nguyên sinh → Thái cổ → Cổ sinh → Tân sinh → Trung sinh

D. Nguyên sinh → Thái cổ → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh

Câu hỏi 48 :

Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể

B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể

C. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể

D. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi và cũng không tạo ra kiểu hình thích nghi

Câu hỏi 49 :

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên

A. kiểu gen của cơ thể

B. các alen của kiểu gen

C. các alen có hại trong quần thể

D. kiểu hình của cơ thể

Câu hỏi 51 :

Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quá trình hình thành loài diễn ra trong một thời gian rất dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp

B. Loài mới luôn có bộ nhiễm sắc thể với số lượng lớn hơn bộ nhiễm sắc thể của loài gốc

C. Quá trình hình thành loài mới không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên

D. Xảy ra chủ yếu ở những loài động vật có tập tính giao phối phức tạp

Câu hỏi 52 :

Một đột biến có hại và chỉ sau một thế hệ đã bị chọn lọc tự nhiên loại ra khỏi quần thể khi nó là

A. đột biến gen trội

B. đột biến gen lặn

C. đột biến gen đa alen

D. đột biến gen ở tế bào chất

Câu hỏi 54 :

Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể?

A. Đột biến

B. Chọn lọc tự nhiên

C. Các yếu tố ngẫu nhiên

D. Giao phối không ngẫu nhiên

Câu hỏi 56 :

Khi nói về bằng chứng giải phẩu so sánh, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cánh của chim và cánh của bướm là những cơ quan tương đồng

B. Cơ quan tương đồng là bằng chứng chứng tỏ nguồn gốc chung của các loài

C. Cơ quan thoái hoá là một trường hợp của cơ quan tương đồng

D. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy

Câu hỏi 57 :

Trong quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, thứ tự xảy ra các giai đoạn tiến hóa là

A. Tiến hóa hóa học → Tiến hóa tiền sinh học → Tiến hóa sinh học

B. Tiến hóa hóa học → Tiến hóa sinh học → Tiến hóa tiền sinh học

C. Tiến hóa tiền sinh học → Tiến hóa sinh học → Tiến hóa hóa học

D. Tiến hóa sinh học → Tiến hóa tiền sinh học → Tiến hóa hóa học

Câu hỏi 58 :

Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

A. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen nhanh hơn chọn lọc chống lại alen lặn

B. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá của sinh giới

C. Chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể

D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên alen, qua nhiều thế hệ sẽ chọn lọc được kiểu gen

Câu hỏi 59 :

Các yếu tố ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây

A. Có thể tạo ra alen mới làm đa dạng vốn gen của quần thể

B. Thường làm thay đổi tần số alen theo một chiều hướng xác định

C. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể

D. Luôn làm tăng tần số alen lặn, giảm tần số alen trội

Câu hỏi 60 :

Cây có mạch phát sinh ở đại nào?

A. Đại Cổ sinh

B. Đại Nguyên sinh

C. Đại Trung Sinh

D. Đại Thái cổ

Câu hỏi 61 :

Khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên có vai trò hình thành các kiểu gen thích nghi, qua đó tạo ra các kiểu hình thích nghi

B. Chọn lọc tự nhiên có vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể

C. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra tổ hợp gen thích nghi, sàng lọc và loại bỏ cá thể có kiểu hình không thích nghi

D. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra các alen mới làm xuất hiện các kiểu gen thích nghi

Câu hỏi 64 :

Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể

D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên

Câu hỏi 66 :

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm cho một alen dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể?

A. Giao phối không ngẫu nhiên

B. Đột biến

C. Các yếu tố ngẫu nhiên

D. Chọn lọc tự nhiên

Câu hỏi 67 :

Bằng chứng trực tiếp chứng minh quá trình tiến hoá của sinh vật là

A. bằng chứng giải phẫu so sánh

B. bằng chứng tế bào học

C. bằng chứng sinh học phân tử

D. bằng chứng hoá thạch

Câu hỏi 69 :

Cánh bướm và cánh chim đều thực hiện chức năng bay. Đây là ví dụ về

A. Cơ quan tương đồng

B. Cơ quan tương tự

C. Cơ quan thoái hóa.

D. Cơ quan tương đồng hoặc tương tự

Câu hỏi 70 :

Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể

A. Giao phối không ngẫu nhiên

B. Đột biến

C. Các yếu tố ngẫu nhiên

D. Cơ quan tương đồng hoặc tương tự

Câu hỏi 72 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại

A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen và gián tiếp làm thay đổi kiểu hình

B. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể

C. Trong quần thể giao phối ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn có thể loại bỏ hết alen lặn ra khỏi quần thể

D. Chọn lọc tự nhiên là một nhân tố tiến hóa có hướng

Câu hỏi 73 :

Khi tiến hành nghiên cứu trên chim bồ câu, người ta thấy đây là loài có hiện tượng giao phối cận huyết phổ biến, tuy nhiên chúng không bị thoái hóa giống. Điều nào dưới đây giải thích rõ cơ chế của hiện tượng này?

A. Quá trình chọn lọc tự nhiên đã tạo ra các gen chống lại sự thoái hóa giống

B. Các con bồ câu mái có tập tính giao phối với nhiều bồ câu đực để tạo ra sự đa dạng di truyền, chống lại hiện tượng thoái hóa giống

C. Tần số đột biến giữa các thế hệ đủ lớn để tạo ra sự khác biệt về mặt di truyền qua các thế hệ, tránh hiện tượng thoái hóa giống

D. Sự giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ đã tạo nên những dòng thuần chủng, giao phối cận huyết không gây thoái hóa giống

Câu hỏi 74 :

Trong lịch sử phát triển của sinh giới, động vật hằng nhiệt (chim và thú) phát sinh ở đại nào sau đây?

A. Đại Trung sinh

B. Đại Cổ sinh

C. Đại Tân sinh

D. Đại Nguyên sinh

Câu hỏi 75 :

Trứng Nhái khi được thụ tinh bằng tinh trùng Cóc sẽ tạo thành hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. Đây là hiện tượng

A. Cách li tập tính

B. Cách li trước hợp tử

C. Cách li cơ học

D. Cách li sau hợp tử

Câu hỏi 77 :

Cho các nhận xét sau:

A. 4

B.5

C.6

D.7

Câu hỏi 78 :

Cho các phát biểu sau

A. 4

B.1

C.3

D.2

Câu hỏi 79 :

Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở ?

A. Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh

B. Kỉ Đệ Tam thuộc đại Tân sinh

C. Kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh

D. Kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh

Câu hỏi 81 :

Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng?

A. Cánh chim và cánh bướm

B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật

C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người

D. Chân trước của mèo và cánh của dơi

Câu hỏi 82 :

Cho các thông tin sau:

A. (1),(4)

B. (2), (4)

C. (3), (4)

D. (2), (3)

Câu hỏi 83 :

Các bác sĩ khuyên bệnh nhân tránh sử dụng kháng sinh không cần thiết vì điều này có thể dẫn đến sự phát triển của “siêu vi khuẩn”. câu nào giải thích điều này nhất?

A. Vi khuẩn gây bênh có tỷ lệ sinh sản cao, cho phép những đột biến thích nghi lan nhanh chóng trong quần thể

B. Các tế bào vi khuẩn có thể đột biến để đáp ứng nhanh với kháng sinh, làm cho chúng miễn dịch

C. Cơ thể con người phá vỡ kháng sinh thành đường, thúc đẩy nhanh sự phát triển của vi khuẩn

D. Thuốc kháng sinh nhân tạo gây trở ngại cho kháng sinh do cơ thể sản xuất

Câu hỏi 84 :

Nhân tố tiến hóa nào sau đây là nhân tố tiến hóa có hướng?

A. Giao phối không ngẫu nhiên

B. Đột biến

C. Di nhập gen

D. Yếu tố ngẫu nhiên

Câu hỏi 85 :

Khi nói về hoá thạch, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới

B. Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất

C. Tuối của hoá thạch có thể được xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch

D. Căn cứ vào tuổi của hoá thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau

Câu hỏi 86 :

Dương xỉ phát triển mạnh vào kỷ nào sau đây ?

A. Cacbon ( than đá)

B. Pecmi

C. tam điệp

D. Kreta ( phấn trắng)

Câu hỏi 87 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Giao phối ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể

B. Cơ chế cách ly có vai trò quan trọng trong tiến hóa

C. Những trở ngại sinh học ngăn cản các sinh vật giao phối tạo ra đơi con

D. Cách ly tập tính và cách ly sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới

Câu hỏi 88 :

Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau được gọi là cơ quan tương tự

B. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn tự một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm

C. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng

D. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau

Câu hỏi 91 :

Cặp cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng ?

A. Cánh dơi và tay người

B. Mang cá và mang tôm

C. Gai xương rồng và gai hoa hồng

D. Cánh chim và cánh côn trùng

Câu hỏi 95 :

Theo quan điểm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng

A. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể

B. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định

C. Chọn lọc tự nhiên về thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể

D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể

Câu hỏi 99 :

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào dưới đây không được xem là nhân tố tiến hóa?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên

B. Chọn lọc tự nhiên

C. Giao phối ngẫu nhiên

D. Giao phối không ngẫu nhiên

Câu hỏi 100 :

Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:

A. (1),(3),(6)

B. (2), (3), (6)

C. (2), (4), (5)

D. (2),(3), (5)

Câu hỏi 101 :

Đặc điểm nổi bật của kỉ Silua là

A. xuất hiện thực vật có hoa, phân hóa tảo

B. phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư, côn trùng

C. Phát sinh cây có mạch và động vật di chuyển lên cạn

D. Dương xỉ phát triển mạnh thực vật có hạt xuất hiện

Câu hỏi 103 :

Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?

A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin

B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo

C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào

D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng

Câu hỏi 104 :

Nếu chỉ xét riêng từng nhân tố thì nhân tố tiến hoá nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể với tốc độ chậm nhất

A. Chọn lọc tự nhiên

B. Các yếu tố ngẫu nhiên

C. Đột biến gen

D. Di - nhập gen

Câu hỏi 105 :

Động vật có vú đầu tiên xuất hiện ở

A. kỉ Silua 

B. kỉ Phấn trắng 

C. Jura 

D. kỉ Đệ tam

Câu hỏi 107 :

Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là sai?

A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và qua đó gián tiếp tác động lên vốn gen của quần thể

B. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ loại bỏ hết alen lặn ra khỏi quần thể

C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành cá thể mang kiểu hình thích nghi với môi trường

D. Chọn lọc chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể

Câu hỏi 108 :

Phương thức hình thành loài diễn ra nhanh nhất bằng con đường

A. sinh thái

B. nhân giống vô tính

C. địa lý

D. lai xa và đa bội hoá

Câu hỏi 110 :

Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la bất thụ. Đây là ví dụ về cơ chế cách li?

A. Trước hợp tử

B. Tập tính

C. Sau hợp tử 

D. Cơ học

Câu hỏi 112 :

Cặp cơ quan nào dưới đây ở các loài sinh vật không phải là cơ quan tương đồng ?

A. Gai xương rồng và gai hoa hồng

B. Cánh dơi và chi trước ngựa

C. Cánh gà và cánh chim bồ câu

D. Ruột thừa ở người và manh tràng ở thỏ

Câu hỏi 115 :

Cho các phát biểu sau đây:

A. 5

B. 6

C. 4

D. 3

Câu hỏi 117 :

Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường hóa học theo các bước:

A. I→II→III

B. III→I→II

C. II→III→I

D. III→II→I

Câu hỏi 118 :

Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến trong quần thể

B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới

C. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra nhanh

D. Sự cách li địa lí là điều kiện tất yếu để hình thành loài mới

Câu hỏi 119 :

Đối với quá trình tiến hóa, yếu tố ngẫu nhiên

A. làm biến đổi mạnh tần số alen của những quần thể có kích thước nhỏ

B. làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật

C. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định

D. chỉ đào thải các alen có hại và giữ lại các alen có lợi cho quần thể

Câu hỏi 120 :

Xét các ví dụ sau:

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu hỏi 121 :

Đặc điểm nổi bật nhất ở đại Cổ sinh là

A. sự chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn của nhiều loài thực vật và động vật

B. sự phát triển của cây hạt kín, chim và thú

C. sự phát triển của cây hạt kín và sâu bọ

D. sự phát triển của cây hạt trần và bò sát

Câu hỏi 123 :

Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên Trái đất là

A. tế bào nhân sơ được tạo ra ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học

B. prôtêin được tạo ra ở giai đoạn tiến hóa hóa học

C. axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi đầu tiên là ADN

D. tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy) là sinh vật đầu tiên

Câu hỏi 124 :

Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây

A. Áp lực của CLTN

B. Quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài

C. Tốc độ sinh sản của loài

D. Nguồn dinh dưỡng ở khu phân bố của quần thể

Câu hỏi 127 :

Trong số các bằng chứng tiến hóa sau, bằng chứng nào là bằng chứng trực tiếp?

A. Bằng chứng phôi sinh học

B. Bằng chứng sinh học phân tử tế bào

C. Bằng chứng hóa thạch

D. Bằng chứng địa lí sinh học

Câu hỏi 128 :

Sự hình thành loài mới diễn ra sau khi cơ thể lai xa tiến hành sinh sản sinh dưỡng và tạo ra được các cá thể có bộ nhiễm sắc thể tứ bội gọi là

A. Hình thành loài mới bằng con đường song nhị bội

B. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý

C. Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái

D. Hình thành loài mới bằng con đường đa bội hóa cùng nguồn

Câu hỏi 129 :

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học ?

A. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy)

B. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản

C. Các nucleotit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nucleotit

D. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi polipeptit đơn giản

Câu hỏi 130 :

Đột biến là một loại nhân tố tiến hóa vì

A. Nó không làm thay đổi tần số alen và làm thay đổi hoàn toàn thành phần kiểu gen của quần thể

B. Nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể

C. Nó không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể

D. Nó làm thay đổi tần số alen và không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

Câu hỏi 132 :

Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình tiến hóa nhỏ ?

A. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử lâu dài

B. Tiến hóa nhỏ làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể

C. Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô loài và diễn biến không ngừng

D. Tiến hóa nhỏ giúp hình thành các đơn vị phân loại trên loài

Câu hỏi 133 :

Cho các phát biểu

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu hỏi 134 :

Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tiến hóa nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa

B. Kết quả của tiến hóa nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài

C. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền cùa quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thề) dẫn đến sự hình thành loài mới

D. Sự biến đồi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thi loài mới xuất hiện

Câu hỏi 137 :

Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là

A. hình thành các tế bào sơ khai

B. hình thành chất hữu cơ phức tạp

C. hình thành sinh vật đa bào

D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay

Câu hỏi 138 :

Cho các nhân tố sau:

A. 1, 2, 4, 5

B. 1, 3, 4, 5

C. 1, 4, 5, 6

D. 2, 4, 5, 6

Câu hỏi 139 :

Bằng chứng chứng tỏ sinh giới có nguồn gốc chung

A. Bằng chứng tế bào học về bộ NST

B. Bằng chứng về hiện tượng lại giống

C. Bằng chứng phôi sinh học

D. Tính phổ biến của mã di truyền

Câu hỏi 140 :

Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình

A. Giữ lại các kiểu gen thích nghi với điều kiện môi trường sống

B. Tích lũy những biến dị trong đời cá thể phù hợp với điều kiện ngoại cảnh

C. Song song đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật

D. Tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật

Câu hỏi 141 :

Sự kiện nổi bật nhất về địa chất, khí hậu và sinh vật điển hình ở đại Trung sinh là

A. khí hậu khô, đại lục chiếm ưu thế, cây hạt trần và bò sát ngự trị

B. khí hậu nóng và ẩm, cây có mạch và động vật di cư lên cạn

C. khí hậu khô và lạnh, cây có hoa ngự trị, phân hóa thú, chim và côn trùng

D. khí hậu khô và lạnh, phát sinh nhóm linh trưởng và xuất hiện loài người

Câu hỏi 142 :

Học thuyết tiến hóa hiện đại coi đột biến là một trong những nhân tố tiến hóa, trong đó vai trò của đột biến thể hiện ở

A. Gây ra những biến dị di truyền ở các đặc tính hình thái, sinh lý, hóa sinh, tập tính sinh học, gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn lên cơ thể sinh vật

B. Quá trình đột biến làm biến đổi những tính trạng vốn có trên cơ thể sinh vật, những điểm khác biệt này sẽ được nhân lên để tạo thành loài mới trong quá trình tiến hóa nhỏ

C. Tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa, làm cho mỗi tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú

D. Quá trình biến dị tạo nên sự đa hình cần thiết của một quần thể, giúp quần thể tham gia vào quá trình tiến hóa như một đơn vị cơ sở

Câu hỏi 143 :

Khi nói về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, khẳng định nào sau đây là KHÔNG chính xác?

A. Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật có tốc độ phụ thuộc vào khả năng sinh sản, khả năng phát sinh và tích lũy các biến dị của loài cùng với nó là áp lực chọn lọc

B. Cùng với sự phân hóa về môi trường sống, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò như một nhân tố sáng tạo ra các alen thích nghi

C. Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường không phải là hoàn hảo. Để có được một đặc điểm thích nghi nào đó thì sinh vật phải trả giá ở các mức độ khác nhau

D. Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính chất tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác nó có thể là đặc điểm bất lợi

Câu hỏi 144 :

Nghiên cứu các quần thể khi kích thước quần thể biến động cho thấy các xu hướng biến động:

A. (1); (2); (3)

B. (1); (2); (3) ; (4)

C. (1); (3); (4)

D. (1); (3); (4) ; (5)

Câu hỏi 145 :

Các nhà khoa học cho rằng dạng vật chất di truyền đầu tiên sử dụng trong quá trình tiến hóa không phải là ADN mà là ARN. Dẫn liệu gần nhất để xác thực luận điểm trên:

A. Kích thước ARN đủ nhỏ để chứa thông tin di truyền của những sinh vật sống đơn giản đầu tiên

B. Trong quá trình tổng hợp protein có sự tham gia trực tiếp của các dạng ARN mà không có sự tham gia của ADN

C. Các thành phần ribonucleotide dễ tổng hợp hóa học hơn so với nucleotide do vậy chắc chắn ARN có mặt trước ADN trong quá trình tiến hóa

D. Ở các dạng tế bào đều chứa 2 dạng nucleic acid đó là ADN và ARN

Câu hỏi 146 :

Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm của tiến hóa nhỏ:

A. Diễn ra trên những phạm vi nhỏ

B. Cải biến vốn gen của quần thể

C. Có thể xây dựng các thực nghiệm kiểm chứng

D. Hình thành các bậc phân loại trên loài

Câu hỏi 147 :

Kỷ Silua thuộc đại Cổ sinh bắt đầu cách đây khoảng 444 triệu năm với đặc điểm quá trình hình thành các lục địa, mực nước biển dâng cao và khí hậu nóng ẩm, trong đó đặc điểm các sinh vật điển hình bao gồm

A. Phân hóa bò sát và côn trùng, nhiều loài động vật biển bị tuyệt diệt

B. Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư và côn trùng

C. Sự kiện quan trọng nhất là cây có mạch xuất hiện và sự di cư của động vật lên cạn

D. Cây hạt trần và các loài bò sát khổng lồ ngự trị mặt đất, bắt đầu phân hóa chim

Câu hỏi 149 :

Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?

A. Các axit amin trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau

B. Tế bào là đơn vị sống căn bản của sinh giới, mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ 1 hay nhiều tế bào

C. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau

D. Trong mẫu hổ phách thu được có các côn trùng với niên đại hàng trăm triệu năm

Câu hỏi 150 :

Điều khẳng định nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên KHÔNG chính xác?

A. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể

B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen và qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể

C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường

D. Các alen lặn có hại đặc biệt là các alen lặn gây chết thường bị đào thải nhanh chóng khỏi vốn gen của quần thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên

Câu hỏi 151 :

Về quá trình phát sinh sự sống trên trái đất, nhận định nào dưới đây KHÔNG chính xác?

A. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học tạo nên các tế bào sơ khai và sau đó hình thành tế bào sống đầu tiên

B. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện phức hợp đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi và dịch mã

C. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học

D. Một số bằng chứng khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là ADN vì ARN có thể hiện hoạt tính enzyme

Câu hỏi 152 :

Khi nói về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, khẳng định nào sau đây là KHÔNG chính xác?

A. Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường không phải là hoàn hảo. Để có được một đặc điểm thích nghi nào đó thì sinh vật phải trả giá ở các mức độ khác nhau

B. Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính chất tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác nó có thể là đặc điểm bất lợi

C. Cùng với sự phân hóa về môi trường sống, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò như một nhân tố sáng tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường

D. Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật có tốc độ phụ thuộc vào khả năng sinh sản, khả năng phát sinh và tích lũy các biến dị của loài cùng với nó là áp lực chọn lọc

Câu hỏi 153 :

Quá trình hình thành loài mới có thể theo những cơ chế cách ly khác nhau. Trong số đó vai trò của cách ly địa lý trong một số trường hợp là rất quan trọng, khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của cách ly địa lý

A. Điều kiện địa lý khác biệt là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật

B. Cách ly địa lý là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng cách ly sinh sản do sự ngăn cản quá trình gặp gỡ giữa các cá thể

C. Cách ly địa lý tạo điều kiện duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây ra bởi các nhân tố tiến hóa tác động vào quần thể

D. Ngay cả trong những điều kiện địa lý như nhau, giữa các cá thể trong cùng một quần thể cũng có thể thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau, từ đó dẫn đến quá trình hình thành loài mới

Câu hỏi 154 :

Trong một sinh cảnh có nhiều loài cùng phát sinh từ một loài gốc ban đầu, chúng là những loài có mối quan hệ họ hàng gần. Trong quá trình sống, chúng sử dụng các yếu tố sống của môi trường giống nhau. Sự cạnh tranh giữa các loài này thường:

A. làm cho chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái

B. làm cho các loài này đều bị tiêu diệt

C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh

D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài

Câu hỏi 156 :

Hình ảnh dưới đây mô tả một bằng chứng tiến hóa:

A. Đây là bằng chứng tiến hóa trực tiếp

B. Bằng chứng này phản ánh tiến hóa hội tụ

C. Bằng chứng này cho thấy các loài này có tổ tiên chung

D. Sự khác nhau trong cấu tạo một số nét cho thấy chúng có tổ tiên chung

Câu hỏi 157 :

Thông thường, ta có thể phân biệt nhanh hai cá thể khác loài nhờ sử dụng tiêu chuẩn:

A. Di truyền

B. Hình thái

C. Sinh lý

D. Địa lý – sinh thái

Câu hỏi 159 :

Theo quan niệm hiện đại, vai trò của ngẫu phối thể hiện ở

A. Là nhân tố quyết định sự hình thành các kiểu gen thích nghi và do đó là nhân tốt quyết định tốc độ và chiều hướng của quá trình tiến hóa

B. Làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen trong quần thể, từ đó tạo ra sự đa hình cân bằng di truyền trong quần thể

C. Tạo các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể từ đó tạo ra nguyên liệu phong phú cho quá trình chọn lọc

D. Tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá đồng thời trung hòa các đột biến lặn có hại trong quần thể dưới dạng thể dị hợp, phát tán các đột biến ra khắp quần thể

Câu hỏi 160 :

Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì 

A. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên

B. hoàn toàn biệt lập về khu phân bố

C. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên

D. hoàn toàn khác nhau về hình thái

Câu hỏi 161 :

Cho các bằng chứng tiến hóa sau đây:

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu hỏi 162 :

Lưỡng cư phát triển cực thịnh cùng với sự phát triển của các dạng côn trùng khổng lồ xuất hiện ở

A. Kỷ Cambri đại Cổ Sinh

B. Kỷ Jura của đại Trung sinh

C. Kỷ Phấn trắng của đại Trung sinh

D. Kỷ Cacbon của đại Cổ sinh

Câu hỏi 163 :

Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng

A. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định

B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể

D. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi

Câu hỏi 164 :

Cho các nhân tố sau:

A. (1), (2), (4), (5)

B. (1), (3), (4), (5)

C. (1), (4), (5), (6)

D. (2), (4), (5), (6)

Câu hỏi 165 :

Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng?

A. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp

B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa

C. Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật

D. Phần lớn các loài thực vật hiện nay được hình thành dựa trên con đường lai xa và đa bội hóa

Câu hỏi 166 :

Trong tiến trình lịch sử phát triển sự sống, sự xuất hiện tế bào nguyên thủy sơ khai đóng vai trò vô cùng quan trọng. Phát biểu nào dưới đây không chính xác khi nói về tế bào nguyên thủy này?

A. Tế bào nguyên thủy là tập hợp các đại phân tử trong một hệ thống mở, có màng lipôprôtêin bao bọc bên ngoài

B. Tế bào nguyên thủy gồm một cấu trúc màng lipôprôtêin bao bọc quanh các đại phân tử hòa tan, không trao đổi chất với môi trường

C. Sự xuất hiện của tế bào nguyên thủy là bước khởi đầu cần thiết cho sự xuất hiện cơ thể sống đơn bào đầu tiên

D. Tế bào nguyên thủy cũng chịu tác dụng của chọn lọc tự nhiên trên cơ sở đột biến gen và tác động của ngoại cảnh

Câu hỏi 167 :

Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây KHÔNG chính xác?

A. Quá trình tiến hóa xảy ra ở hai cấp độ, tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn

B. Quá trình tiến hóa nhỏ mô tả sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể và đích hướng tới là sự hình thành loài mới

C. Quá trình tiến hóa nhỏ xảy ra trên phạm vi rộng lớn, trong một khoảng thời gian rất dài và khó có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm

D. Quá trình tiến hóa lớn cho thấy sự hình thành các bậc phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới

Câu hỏi 168 :

Loài lúa mì trồng hiện nay có nguồn gốc từ lúa mì hoang dại, chúng được hình thành do

A. Sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ

B. Kết quả của quá trình lai xa khác loài

C. Kết quả của tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì

D. Kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần

Câu hỏi 170 :

Các cơ quan thoái hóa được gọi tên như vậy vì chúng

A. Là các cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành và không còn chức năng nguyên thủy của chúng

B. Thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới chẳng hạn như tay người chuyển sang cầm nắm, không còn làm nhiệm vụ vận chuyển cơ thể

C. So với cấu tạo nguyên thủy, chúng đã biến đổi hình thái cũng như cấu tạo để phù hợp với một chức năng mới

D. Biến mất hoàn toàn, như người không còn đuôi giống nhiều loài linh trưởng khác

Câu hỏi 171 :

Đặc điểm nào sau đây cho thấy thực vật thích nghi với phương pháp thụ phấn nhờ gió

A. Hoa có cánh lớn và màu sắc sặc sỡ

B. Cánh hoa thường tiêu giảm, đầu nhụy kéo dài và phân nhánh

C. Hoa thường tạo hương thơm và có tuyến mật phát triển

D. Cánh hoa gồm 2 phần, trên và dưới đóng chặt hoặc mở hé không cho hạt phấn phát tán ra ngoài

Câu hỏi 173 :

Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Cánh của bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay

B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau

C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự

D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng

Câu hỏi 174 :

Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự kiện chứng tỏ một loài mới được hình thành là

A. Khi sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen đủ khác biệt và có sự cách ly sinh sản của quần thể mới với quần thể gốc

B. Từ loài ban đầu xuất hiện loài mới có đặc điểm hình thái khác với loài ban đầu

C. Một quần thể vốn chỉ sinh sống ở khu vực địa lý thứ nhất, nay đã có thể sống ở khu vực thứ hai

D. Hội tụ đủ ba điều kiện: Cách ly về sinh sản, khác biệt về hình thái và khác biệt về đặc điểm sinh lý

Câu hỏi 175 :

Về bằng chứng tiến hóa trong số các phát biểu sau, phát biểu nào không chính xác?

A. Sự tương đồng giữa cánh chim và cánh dơi về thể thức cấu tạo chứng tỏ chúng là cơ quan tương đồng

B. Cơ quan tương đồng giữa các sinh vật còn gọi là cơ quan cùng nguồn, chúng phát triển từ cùng nhóm tế bào trong quá trình phát triển phôi

C. Sự giống nhau và khác nhau trong trình tự ADN của sinh vật này so với sinh vật khác là bằng chứng tiến hóa ở mức phân tử

D. Các cơ quan tương tự phản ánh hiện tượng tiến hóa phân li từ một tổ tiên ban đầu hình thành những dạng giống nhau

Câu hỏi 176 :

Theo quan niệm của Darwin, kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo theo thời gian sẽ dẫn đến

A. Hình thành các loài động vật, thực vật phù hợp với các đặc điểm môi trường

B. Hình thành các bậc phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới

C. Hình thành các quần thể sinh vật với các cá thể có các kiểu gen thích nghi

D. Hình thành các giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của con người

Câu hỏi 177 :

Theo quan niệm hiện đại, về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi

A. tần số tương đối các alen và tần số kiểu gen của quần thể

B. số lượng nhiễm sắc thể của các cá thể trong quần thể

C. số lượng các cá thể có kiểu gen dị hợp của quần thể

D. số lượng các cá thể có kiểu gen đồng hợp trội của quần thể

Câu hỏi 178 :

Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hoá hoá học KHÔNG có sự tham gia của nguồn năng lượng nào sau đây

A. Năng lượng từ tia tử ngoại xuất phát từ mặt trời

B. Năng lượng từ tia lửa điện xuất hiện trong khí quyển

C. Năng lượng từ sự phân giải các liên kết trong phân tử ATP

D. Năng lượng từ sự phân hủy các nguyên tố phóng xạ

Câu hỏi 180 :

Khi nói về bằng chứng tiến hoá, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau được bắt nguồn từ một nguồn gốc gọi là cơ quan tương tự

B. Cơ quan thoái hoá phản ánh sự tiến hoá đồng quy (tiến hoá hội tụ)

C. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin hay trình tự các nuclêôtit càng có xu hướng khác nhau và ngược lại

D. Tất cả các vi khuẩn và động, thực vật, nấm, tảo đều được cấu tạo từ tế bào

Câu hỏi 181 :

Về quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất, khẳng định nào sau đây là KHÔNG đúng

A. Quá trình tích lũy oxy khí quyển bắt đầu xảy ra trước đại Cổ sinh

B. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động đến lịch sử hình thành và phát triển sự sống khi có sinh vật đầu tiên

C. Các đại chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển cổ đại

D. Sự biến đổi điều kiện địa chất và khí hậu ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển sự sống trên trái đất

Câu hỏi 182 :

Khi nói về các nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa, phát biểu nào dưới đây KHÔNG chính xác? 

A. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp, chủ yếu cho quá trình tiến hóa

B. Đột biến gen thường xuất hiện với tần số thấp, tần số đột biến ở các gen khác nhau là khác nhau

C. Dòng gen từ các quần thể khác tới quần thể nghiên cứu có thể cung cấp nguyên liệu mới cho quá trình tiến hóa

D. Mọi biến dị trong quần thể nghiên cứu đều được coi là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa

Câu hỏi 183 :

Hiện tượng đồng quy tính trạng trong quá trình tiến hóa có thể được giải thích:

A. Các loài thuộc nhóm phân loại khác nhau cùng sống trong một môi trường nên được chọn lọc theo một hướng, tích lũy các biến dị tạo ra kiểu hình tương tự phù hợp với môi trường sống

B. Các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau suy cho cùng đều có tổ tiên chung và do đó chúng vẫn chứa nhiều đặc điểm giống nhau do các gen tổ tiên chi phối

C. Các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau sống trong cùng một môi trường sẽ có kiểu hình giống nhau ở một số đặc điểm gây ra hiện tượng đồng quy tính trạng

D. Các loài thuộc nhóm phân loại gần nhau có chứa nhiều đặc điểm chung trong quá trình phát triển cá thể gọi là hiện tượng đồng quy tính trạng

Câu hỏi 185 :

Cặp cơ quan nào sau đây là cặp cơ quan tương tự?

A. Chi trước của chó và cánh dơi

B. Vây cá voi và chi trước của ngựa

C. Tai của dơi và tai của chó

D. Cánh của bướm và cánh của chim

Câu hỏi 189 :

Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, nhận định nào sau đây về quá trình hình thành loài mới là chính xác?

A. Rất khó để phân biệt quá trình hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý và con đường cách ly sinh thái bởi ngay khi có sự cách ly địa lý thì điều kiện sinh thái sẽ có sự khác biệt

B. Quá trình hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý và con đường cách ly sinh thái luôn tồn tại độc lập

C. Các thể đa bội được cách ly sinh thái với các cá thể khác loài dễ dẫn đến hình thành loài mới

D. Ngay khi có sự cách ly địa lý, khả năng gặp gỡ của các cá thể giữa quần thể gốc và quần thể bị cách ly giảm sút, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách ly sinh sản

Câu hỏi 190 :

Cho các đặc điểm sinh học dưới đây.

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu hỏi 191 :

Trong số các bằng chứng tiến hóa dưới đây, bằng chứng tiến hóa nào thuộc loại bằng chứng trực tiếp? 

A. Sự tương đồng về trình tự axit amin của Cytochrome giữa vi khuẩn E.coli và nấm men

B. Cánh chim và cánh dơi đều có thành phần và cách sắp xếp các xương giống nhau

C. Vi khuẩn và các sinh vật nhân thực đều được cấu tạo từ tế bào

D. Xác 1 loài chân khớp bị nhốt trong hổ phách có niên đại 85 triệu năm cho thấy một mắt xích của nhóm sinh vật này xuất hiện trong lịch sử tiến hóa

Câu hỏi 192 :

Nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi tần số alen của quần thể vừa làm giảm độ đa dạng di truyền của quần thể:

A. Ngẫu phối

B. Đột biến gen

C. Chọn lọc tự nhiên

D. Giao phối không ngẫu nhiên

Câu hỏi 194 :

Khi nói về quá trình phát sinh và phát triển của loài người, nhận định nào dưới đây là chính xác?

A. Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, người và các loài linh trưởng châu Phi có chung tổ tiên cách nay khoảng 1,8 triệu năm

B. Từ loài H.nealderthalensis đã phát sinh ra loài người hiện đại H. sapiens cách đây khoảng 30000 ngàn năm

C. Các dạng người tối cổ Australopithecus là tổ tiên trực tiếp phát sinh ra loài người hiện đại H. sapiens

D. Tuy các nhân tố của chọn lọc tự nhiên vẫn còn tác động, nhưng các nhân tố xã hội đã trở thành nhân tố quyết định của sự phát triển con người và xã hội loài người trong giai đoạn hiện nay

Câu hỏi 196 :

Loài người Homo habilis được đặt tên như vậy do

A. Họ là vượn người phương Nam

B. Họ là người vượn

C. Họ là người khéo léo  

D. Họ là người đứng thẳng

Câu hỏi 197 :

Cho các cặp cấu trúc giữa một số đối tượng sinh vật dưới đây:

A. (1); (2); (4)

B. (1); (2); (5); (6)

C. (1); (5); (6)

D. (1); (3); (4); (5)

Câu hỏi 198 :

Theo quan niệm của học thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình hình thành loài mới

A. bằng con đường cách ly địa lý diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh

B. là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách ly sinh sản với quần thể gốc

C. không gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi

D. là quá trình tích lũy các biển đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh

Câu hỏi 199 :

Mặc dù có sự tác động không giống với các nhân tố khác, song giao phối không ngẫu nhiên vẫn được coi là một nhân tố tiến hóa, vì

A. Giao phối không ngẫu nhiên tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể, giúp quần thể tồn tại ổn định qua các thế hệ

B. Tạo ra vô số các biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa

C. Làm tăng dần tần số của các thể dị hợp, giảm dần tần số của các thể đồng hợp, tăng giá trị thích nghi cho quần thể

D. Không làm thay đổi tần số alen mà chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng làm tăng tần số các kiểu gen đồng hợp và giảm tần số các kiểu gen dị hợp

Câu hỏi 200 :

Ở thực vật, hiện tượng lai xa và đa bội hóa trong quá trình hình thành loài mới xuất hiện phổ biến, điều này dẫn đến nhiều loài thực vật là loài đa bội. Tại sao ở động vật ít gặp loài đa bội

A. Động vật không sống được trong những môi trường khắc nghiệt – môi trường có các tác nhân gây đột biến

B. Đa bội thể thường phát sinh trong quá trình nguyên phân, mà đa số các loài động vật đều sinh sản hữu tín

C. Với các đột biến NST, động vật rất nhạy cảm do có cơ chế thần kinh phát triển, thể đột biến thường chết trong giai đoạn sơ sinh

D. Vật chất di truyền của động vật ổn định và được đóng gói kỹ hơn trong cấu trúc liên kết với protein histon

Câu hỏi 201 :

Nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể là

A. Chọn lọc tự nhiên

B. Di nhập gen

C. Giao phối không ngẫu nhiên

D. Đột biến gen

Câu hỏi 203 :

Khẳng định nào dưới đây về vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới là chính xác?

A. Không có cách ly địa lý không thể dẫn đến quá trình hình thành loài mới

B. Cách ly địa lý có thể dẫn tới sự hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian, chuyển tiếp

C. Cách ly địa lý ngăn cản sự gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể cùng loài ở các quần thể khác nhau do đó cách ly địa lý là hình thức đơn giản nhất của cách ly sinh sản

D. Môi trường địa lý khác nhau với các điều kiện tự nhiên khác nhau là yếu tố trực tiếp tác động làm biến đổi tần số alen của các quần thể cách ly

Câu hỏi 204 :

Đặc điểm nào sau đây trên hóa thạch xương sọ của một loài người chứng tỏ loài người này có thể giao tiếp bằng hệ thống tiếng nói?

A. Trong não bộ xuất hiện vùng phân tích tiếng nói và chữ viết

B. Xuất hiện lồi cằm

C. Trán lồi ra phía trước, chứng tỏ bán cầu đại não phân hóa

D. Hệ thống răng phát triển đầy đủ bao gồm răng cửa, ranh nanh và răng hàm

Câu hỏi 205 :

Loại bằng chứng tiến hóa nào dưới đây là bằng chứng tiến hóa trực tiếp:

A. Ruột thừa ở người có nguồn gốc từ manh tràng của các loài động vật ăn thực vật

B. Cánh chim và cánh dơi đều có cấu trúc xương cánh với các thành phần cấu tạo tương tự nhau

C. Trình tự các amino acid trên chuỗi globin của người và của tinh tinh giống nhau và không có điểm sai khác

D. Hóa thạch của loài người Homo erectus cho thấy có nhiều đặc điểm trung gian giữa Australopithecus Homo sapiens

Câu hỏi 206 :

Quyết trần phát triển rực rỡ và sau đó đi vào diệt vong, quá trình này xảy ra ở

A. Kỷ Cambri của đại Cổ sinh

B. Kỷ Cacbon của đại Cổ sinh

C. Kỷ Jura của đại Trung sinh

D. Kỷ Silua của đại Cổ sinh

Câu hỏi 207 :

Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là:

A. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi locus biến đổi theo một hướng xác định

B. Quy định chiều hướng, nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa

C. Làm cho thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể thay đổi đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn

D. Đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của các cá thể mang nhiều đặc điểm thích nghi với các điều kiện của môi trường

Câu hỏi 208 :

Phát biểu nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên KHÔNG chính xác? 

A. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi

B. Chọn lọc tự nhiên làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi locus biến đổi theo một hướng xác định

C. Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng locus riêng rẽ mà tác động lên toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động lên từng cá thể riêng rẽ mà còn tác động lên cả quần thể

D. Trong một quần thể đa hình thì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đột biến trung tính, qua đó biến đổi thành phần kiểu gen trong quần thể

Câu hỏi 209 :

Phát biểu nào dưới đây liên quan đến quá trình hình thành loài mới là KHÔNG chính xác? 

A. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra từ từ trong hàng triệu năm hoặc có thể diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn

B. Loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là một quần thể hay nhóm quần thể tồn tại, phát triển như một mắt xích trong hệ sinh thái, vượt qua chọn lọc tự nhiên theo thời gian

C. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì cơ chế cách ly sinh sản giữa hai loài phức tạp và việc đa bội hóa ít khi thành công

D. Hình thành loài dưới tác động của cách ly địa lý và cách ly sinh thái luôn diễn ra độc lập với nhau dẫn tới cơ chế hình thành loài cùng khu và khác khu

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK