Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh học lớp 12 chuyên năm 2018 - 2019 - Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh học lớp 12 chuyên năm 2018 - 2019 - Trường THPT Chuyên...

Câu hỏi 1 :

Cơ quan tương đồng là những cơ quan có  

A. nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự

B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau

C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau

D. nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau

Câu hỏi 2 :

Người và tinh  tinh khác nhau, nhưng thành phần axit  amin  ở chuỗi  β  - Hêmôglôbin như nhau chứng tỏ người và tinh tinh cùng nguồn gốc. Đó là 

A. bằng chứng giải phẫu so sánh

B. bằng chứng phôi sinh học

C. bằng chứng địa lí sinh học

D. bằng chứng sinh học phân tử

Câu hỏi 3 :

Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể

B. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường

C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể

D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường

Câu hỏi 4 :

Nội dung đúng khi đề cập đến sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo là: 

A. kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành tính thích nghi của sinh vật còn chọn lọc nhân tạo là tạo nên sự đa dạng về loài trong sinh giới

B. chọn lọc nhân tạo xảy ra ở phạm vi rộng lớn so với chọn lọc tự nhiên

C. chọn lọc tự nhiên tiến hành dựa trên nguồn biến dị của sinh vật còn chọn lọc nhân tạo chỉ dựa trên nguồn biến dị do con người chủ động tạo ra trên sinh vật

D. chọn lọc nhân tạo có thể làm mất đi khả năng tồn tại của sinh vật trong môi trường tự nhiên còn chọn lọc tự nhiên thì không

Câu hỏi 7 :

Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, thì: 

A. nguồn biến dị di truyền của một quần thể có thể được bổ sung từ các quần thể khác

B. trong một quần thể, nguồn biến dị di truyền chỉ có được từ sự phát sinh đột biến và biến dị tổ hợp của quần thể

C. đột biến là nguyên liệu thứ cấp còn biến dị tổ hợp là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa

D. tiến hóa sẽ không xảy ra nếu trong quần thể xuất hiện các biến dị di truyền

Câu hỏi 8 :

Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đột biến là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá?  

A. Đột biến phần lớn có hại nhưng khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó

B. Giá trị thích của đột biến còn có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen, nó có thể trở thành có lợi

C. Tất cả các đột biến đều biểu hiện ra kiểu hình mới có khả năng thích nghi cao

D. Nhờ quá trình giao phối, các đột biến được phát tán trong quần thể tạo ra vô số biến dị tổ hợp

Câu hỏi 9 :

Di - nhập gen có ý nghĩa nào sau đây đối với sự tiến hóa? 

A. Di nhập gen là nhân tố gây biến động di truyền

B. Di nhập gen là nhân tố làm thay đổi vốn gen của quần thể

C. Di nhập gen là nhân tố quyết định sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

D. Di nhập gen là điều kiện thúc đẩy sự phân li tính trạng xảy ra mạnh hơn

Câu hỏi 10 :

Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là: 

A. đột biến

B. di nhập gen

C. các yếu tố ngẫu nhiên      

D. giao phối không ngẫu nhiên

Câu hỏi 11 :

Có các loại môi trường phổ biến là: 

A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật

B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong

C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài

D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn  

Câu hỏi 12 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng về nhân tố sinh thái:  

A. Nhân tố sinh thái là nhân tố vô sinh của môi trường, có hoặc không có tác động đến sinh vật

B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật

C. Nhân tố sinh thái là những nhân tố của môi trường, có tác động và chi phối đến đời sống của sinh vật

D. Nhân tố sinh thái gồm nhóm các nhân tố vô sinh và nhóm các nhân tố hữu sinh

Câu hỏi 14 :

Khi biết được giá trị về giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái ở một loài vật nuôi, ta có thể: 

A. nuôi chúng trong môi trường thuận lợi để chúng sinh sản tốt nhất

B. thiết kế chuồng trại phù hợp nhất với chúng

C. tạo môi trường sống tốt nhất cho chúng để chúng cho năng suất cao nhất có thể

D. cung cấp cho chúng nguồn thức ăn thích hợp

Câu hỏi 15 :

Trên một cây to, có loài chim sống trên cao, có loài chim sống dưới thấp, cho thấy giữa 2 loài: 

A. khác nơi ở và có cùng ổ sinh thái

B. cùng giới hạn sinh thái

C. có cùng nơi ở và ổ sinh thái

D. có cùng nơi ở và khác ổ sinh thái

Câu hỏi 16 :

Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? 

A. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt

B. Tập hợp cây cọ ở đồi cọ Phú Thọ

C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ

D. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây

Câu hỏi 17 :

Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?  

A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn

B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau

C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật

D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.

Câu hỏi 19 :

Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên: 

A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ

B. dừng ngay, nếu không quần thể sẽ cạn kiệt

C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái

D. tăng cường đánh bắt, vì quần thể đang ổn định

Câu hỏi 20 :

Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể xuất hiện khi: 

A. môi trường không đồng nhất, giữa các cá thể cạnh tranh gay gắt

B. môi trường đồng nhất, giữa các cá thể có tính cạnh tranh gay gắt

C. môi trường không đồng nhất, giữa các cá thể có tính quần tụ cao

D. môi trường đồng nhất, giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt

Câu hỏi 21 :

Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái là: 

A. giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường

B. tạo sự cân bằng giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong trong quần thể

C. giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

D. duy trì mật độ và tỉ lệ giới tính trong quần thể

Câu hỏi 22 :

Số lượng cá thể sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là:  

A. kích thước của quần thể

B. tăng trưởng của quần thể

C. mật độ cá thể của quần thể

D. trạng thái cân bằng của quần thể

Câu hỏi 24 :

Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì: 

A. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong

B. khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực, cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn

C. quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng

D. quần thể rơi vào trạng thái suy giảm nhưng sẽ nhanh chóng hồi phục.

Câu hỏi 25 :

Xét các yếu tố sau đây:      I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể. 

A. I và II

B. I, II và III

C. I, II và IV

D. I, II, III và IV

Câu hỏi 26 :

Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm  

A. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều , đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít

B. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn

C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều

D. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn

Câu hỏi 27 :

Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm:  

A. Chất lượng môi trường giảm sút

B. Chất lượng môi trường giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người

C. Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người

D. Chất lượng môi trường không giảm sút, nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người

Câu hỏi 28 :

Người ta xác định được ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nước lên sự phát triển của hai loài cá như sau: Cá chép có giới hạn dưới là 2oC, giới hạn trên là 440C. Cá rô phi có giới hạn dưới là 5,6oC, giới hạn trên là 42oC . Nhận định nào sau đây đúng? 

A. Loài cá rô phi thích hợp với ao hồ miền Bắc nước ta hơn loài cá chép

B. Khả năng chịu lạnh của loài cá rô phi cao hơn loài cá chép

C. Mức nhiệt thuận lợi của loài rô phi thấp hơn so với loài cá chép

D. Loài cá chép có khả năng phân bố rộng hơn loài cá rô phi

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK