Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử năm 2018 Đề số 5 ( )

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử năm 2018 Đề số 5 ( )

Câu hỏi 1 :

Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản vào năm 1930 vì

A sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản.

B sự phát triển của phong trào công nhân.

C  đề nghị của tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng.

D các tổ chức cộng sản hoạt động chia rẽ công kích lẫn nhau. 

Câu hỏi 2 :

Các thế lực ngoại xâm và nội phản gây khó khăn với nước ta sau Cách mạng tháng Tám nhằm

A bảo vệ chinh quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.

B đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam.

C mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam.

D chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam. 

Câu hỏi 3 :

Mục đích của Mĩ khi kí với Bảo Đại “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ” (9-1951) là

A tăng cường quan hệ hữu nghị Việt – Mĩ.

B viện trợ kinh tế cho chính quyền Bảo Đại.

C viện trợ quân sự cho chính quyền Bảo Đại.

D  trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.

Câu hỏi 4 :

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) nằm trong chiến lược chiến tranh nào của Mĩ được triển khai từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A Chiến lược toàn cầu hóa.

B Chiến lược “Ngăn đe thực tế”.

C Chiến lược “Cam kết và mở rộng”.

D Chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt”. 

Câu hỏi 5 :

Lực lượng tham gia trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là

A quân đội tay sai và quân đội viễn chinh Mĩ.

B quân đội viễn chinh Mĩ và lưc lượng đồng minh Mĩ.

C lực lượng đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn.

D quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. 

Câu hỏi 6 :

Thắng lợi của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ có ý nghĩa

A buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari.

B buộc Mĩ phải rút quân về nước.

C góp phần làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ.

D  buộc Mĩ ngừng ném bom bắn phá miền Bắc. 

Câu hỏi 7 :

Nội dung nào dưới đây phản ánh nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)?

A Hậu phương miền Bắc lớn mạnh, đáp ứng kịp thời cho tiền tuyến.

B Sự ủng hộ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.

C Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.

D Lòng yêu nước, sự đoàn kết nhất trí, chiến đấu dũng cảm của ba nước Đông Dương. 

Câu hỏi 8 :

Nội dung nào dưới đây không phải là khó khăn của miền Nam Việt Nam sau năm 1975?

A Nhiều làng mạc ruộng đồng bị tàn phá.

B Số người mù chữ, số người thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao.

C Cơ sở của chính quyền cũ còn tồn tại ở một số địa phương.

D Hâu quả nặng nề của chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân. 

Câu hỏi 9 :

“Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”Nôi dung trên được trích trong văn kiên của hội nghị nào dưới đây?

A Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).

B Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939.

C Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941.

D Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1940. 

Câu hỏi 10 :

Trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 1990) ở Việt Nam, thành tựu quan trọng trong lĩnh vực tài chính là

A kiềm chế được một bước đà lạm phát.

B phát hành tiền mới để phục vụ công cuộc đổi mới.

C cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.

D giữ được tỉ giá đồng Việt Nam so với các đồng tiền khác. 

Câu hỏi 11 :

Chiến thắng nào đánh bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp?

A Cuộc chiến đấu ở các đô thị.

B Chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947.

C Chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950.

D  Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. 

Câu hỏi 12 :

“Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Tinh thần đó được thể hiện trong

A Chỉ thị toàn dân kháng chiến.

B  Tuyên ngôn độc lập.

C Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

D  Chỉ thị phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp. 

Câu hỏi 13 :

Bài học nào của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) được Đảng ta vận dụng để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?

A Sử dụng sức mạnh đoàn kết dân tộc.

B Kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự.

C Đấu tranh quân sự là chủ yếu.

D Kết hợp đấu tranh kinh tế, văn hóa. 

Câu hỏi 14 :

Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) là

A tách nhân dân ra khỏi cách mạng.

B đàn áp những người yêu nước.

C dùng người Việt đánh người Việt.

D dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương. 

Câu hỏi 15 :

Nôi dung nào dưới đây không được đặt ra trước các cường quốc Đồng minh tại Hội nghị Ianta?

A Khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.

B Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

C Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.

D Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. 

Câu hỏi 16 :

Từ giữa những năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước

A dần dần lắng xuống.

B  hoàn toàn chấm dứt.

C diễn ra lẻ tẻ, tự phát.

D diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. 

Câu hỏi 17 :

Nhân kỉ niệm ngày 1/5/1930, công nhận Việt Nam biểu tình nhằm mục tiêu

A đòi cải thiện đời sống nhân dân.

B đòi quyền lợi chính trị, văn hóa.

C đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập.

D đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và đoàn kết quốc tế. 

Câu hỏi 19 :

“Xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) là

A hệ thống cố vấn Mĩ.

B

lực lượng quân đội tay sai.

C “ấp chiến lược” và cố vẫn Mĩ.

D “ấp chiến lược”. 

Câu hỏi 20 :

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A sự đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân.

B chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh.

C quá trình chuẩn bị chu đáo của toàn Đảng, toàn dân trong suốt 15 năm.

D sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Câu hỏi 21 :

Sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mĩ đã đặt các quốc gia – dân tộc đứng trước những thách thức gì?

A Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

B Chủ nghĩa khủng bố.

C Chiến tranh năng lượng.

D Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. 

Câu hỏi 22 :

Xu thế toàn cầu hóa bắt đầu diễn ra vào

A đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

B  cuối những năm 80 của thế kỉ XX.

C đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

D đầu những năm 90 của thế kỉ XX. 

Câu hỏi 23 :

Tổ chức Hiệp ước Vácsava của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu ra đời năm 1955 nhằm thực hiện mục tiêu

A chống lại tham vọng của Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới đơn cực.

B ủng hộ Liên Xô chống lại sự bành trướng của các nước phương Tây.

C thành lập liên minh văn hóa, khoa học – kĩ thuật giữa Liên Xô và các nước.

D thành lập một liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu. 

Câu hỏi 24 :

Mục đích của việc kí kết Hiến chương ASEAN (11/2007) là

A xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.

B xây dựng ASEAN thành một tổ chức hợp tác toàn diện.

C xây dựng ASEAN thành một cộng đồng kinh tế văn hóa.

D xây dựng ASEAN thành một tổ chức năng động và hiệu quả. 

Câu hỏi 25 :

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam

A không phải thị trường độc chiếm của Pháp.

B kinh tế Việt Nam phát triển cạnh tranh với kinh tế Pháp.

C phát triển độc lập tự chủ, có thị trường mở rộng ra nhiều nước.

D có sự chuyển biến hơn trước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc chặt chẽ vào kịnh tế Pháp. 

Câu hỏi 26 :

Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A Quốc tế thứ hai được thành lập.

B Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền.

C Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam

D  Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời. 

Câu hỏi 27 :

“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Đó là câu nói của ai?

A Trương Quyền.

B Nguyễn Hữu Huân.

C Trương Định.

D Nguyễn Trung Trực.

Câu hỏi 28 :

Thực dân Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?

A Giải quyết vụ Đuy-puy.

B Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1862.

C Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc.

D Khai thác tài nguyên khoáng sản

Câu hỏi 29 :

Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là ai?

A Phan Thanh Giản.

B Nguyễn Trường Tộ.

C Tôn Thất Thuyết.

D Phan Đình Phùng.

Câu hỏi 30 :

Mục đích thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất nhằm

A phát triển kinh tế Việt Nam.

B vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.

C xây dựng căn cứ quân sự ở Việt Nam.

D khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi 31 :

Nội dung nào sau đây không nằm trong cuộc vận động duy tân ở Trung Kì?

A cải cách trang phục và lối sống.

B thành lập Việt Nam Quang phục hội.

C chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

D  mở tường dạy học với chương trình tiến bộ.

Câu hỏi 32 :

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thưc dân Pháp trong nông nghiệp là:

A cướp đất lập đồn điền.

B phát canh thu tô.

C đầu tư máy móc vào sản xuất.

D độc canh cây lúa.

Câu hỏi 33 :

Tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ ở châu Âu từ năm 1949 đến 1990 là:

A  khối quân sự NATO.

B Kế hoạch Mácsan.

C Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

D sự tồn tại hai nhà nước trên lãnh thổ Đức.

Câu hỏi 34 :

Nhân tố quyết định đưa Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế là

A  chi phí cho quốc phòng rất thấp.

B tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.

C vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.

D  nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức tốt, có tính kỉ luật.

Câu hỏi 35 :

Đâu không phải là mục đích của tổ chức Đồng minh hội?

A Khôi phục nhà nước Trung Hoa, đưa Viên Thế Khải làm Tổng thống.

B Đánh đổ phong kiến Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa độc lập.

C Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

D Khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

Câu hỏi 36 :

Điểm mới của Chính sách kinh tế mới so với Chính sách cộng sản thời chiến là:

A Nhà nước nắm độc quyền kiểm soát kinh tế.

B chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

C chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức.

D tăng cường quan hệ hợp tác với các nước phương Tây.

Câu hỏi 37 :

Chính sách đối ngoại của Mĩ trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa phát xít như thế nào?

A Thực hiện chính sách láng giềng thân thiện, cải thiện quan hệ với Mĩ-la-tinh.

B Giữ vai trò trung lập trong các xung đột quân sự ngoài nước Mĩ.

C Công khai ung hộ các nước phát xít.

D Liên minh với Liên Xô để chống phát xít.

Câu hỏi 38 :

 Điểm khác biệt về thực hiện chủ trương phát triển đất nước giữa Xiêm (Thái Lan) với Việt Nam cuối thế kỉ XIX là:

A Sĩ phu tân học là người đề xướng cải cách.

B Các đề xướng cải cách không xuất phát từ các ông vua.

C Đóng cửa, bế quan tỏa cảng với các nước phương Tây.

D Tiến hành cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây.

Câu hỏi 39 :

Sự ra đời của Đảng Cộng sản đánh dấu bước ngoặt quan trọng nào đối với đất nước Trung Quốc?

A Chứng tỏ quân chúng công nông đã trưởng thành.

B Giai cấp vô sản đã trở thàn lực lượng lãnh đạo cách mạng.

C Tư tưởng cách mạng vô sản đang từng bước thắng thế ở Trung Quốc.

D Giai cấp vô sản có chính đảng, từng bước nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

Câu hỏi 40 :

Khi tấn công Ba Lan, Đức đã sử dụng chiến lược nào?

A  Đánh nhanh, thắng nhanh.

B Chiến tranh chớp nhoáng.

C Chiến tranh nhân dân.

D Chiến tranh tổng lực.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK