Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử năm 2018 Đề số 4 ( )

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử năm 2018 Đề số 4 ( )

Câu hỏi 1 :

Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất nào du nhập vào Việt Nam ?

A Phương thức sản xuất phong kiến.

B Phương thức sản xuất TBCN.

C Phương thức sản xuất XHCN.

D Phương thức chime hữu nô lệ.

Câu hỏi 2 :

So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là

A ở  mục tiêu đấu tranh.

B  không bị chi phối bởi chiếu Cần Vương.

C hình thức, phương pháp đấu tranh.

D đối tượng đấu tranh và qui mô của phong trào.

Câu hỏi 3 :

Người đại diện cho xu hướng cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là ai ?

A Phan Thanh Giản.   

B Trần Quý Cáp.

C Nguyễn Trường Tộ.      

D Phan Châu Trinh

Câu hỏi 4 :

Những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục thực sự là

A Một cuộc vận động văn hóa lớn.    

B Một cuộc vận động xã hội.

C  Một cuộc cải cách xã hội.           

D Một cuộc cách mạng xã hội.

Câu hỏi 5 :

Trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc Kỳ ?

A Phong trào Đông Du  

B Đông Kinh nghĩa thục

C Phong trào chống thuế         

D Phong trào Duy Tân  

Câu hỏi 6 :

Những hạn chế của Phan Bội Châu làm cho hoạt động của ông không thành công ?

A Hạn chế về nhận thức, sai lầm vể đường lối, phương thức hoạt động.

B  Hạn chế về tổ chức, trang bị vũ khí.

C Hạn chế về tư tưởng.

D Giai cấp lãnh đạo không còn hợp thời.

Câu hỏi 7 :

Nhân vật tiêu biểu cho phong trào đấu tranh theo khuynh hướng mới ?

A  Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ.  

B Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

C Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.     

D  Lương Văn Can, Huỳnh Thúc Kháng.

Câu hỏi 8 :

Nhân vật yêu nước tiêu biểu chủ trương bạo động để giành độc lập là ai?

A Phan Châu Trinh        

B Phan Bội Châu

C Huỳnh Thúc Kháng        

D Lương Văn Can

Câu hỏi 9 :

Phồn Xương là căn cứ của cuộc khởi nghĩa nào ?

A Ba Đình.   

B Bãi Sậy.

C Hùng Lĩnh.

D Yên Thế.

Câu hỏi 10 :

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là

A  sự hình thành các Tờ-rớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính hùng

mạnh.

B đế quốc thực dân với hệ thống thuộc đ a rộng lớn và đông dân.

C đế quốc cho vay nặng lãi.

D xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong nội bộ.

Câu hỏi 11 :

Đảng Quốc đại được thành lập vào năm 1885 là chính đảng của giai cấp

A Giai cấp vô sản Ấn Độ.  

B Giai cấp tư sản Ấn Độ.

C Đảng của tầng lớp quý tộc mới ở Ấn Độ.    

D Giai cấp phong kiến ở Ấn Độ.

Câu hỏi 12 :

Sách lược của Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đối phó với thực dân Pháp từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 là

A  hòa hoãn với thực dân Pháp ở Nam Bộ.

B  kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

C kiên quyết chống lại nếu Pháp đem quân ra miền Bắc.

D kháng chiến chống thực dân Pháp khi chúng trở lại xâm lược Nam Bộ.

Câu hỏi 13 :

Mục tiêu bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A Lôi kéo các nước Tây Âu vào khối NATO

B Thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng

C Xâm lược các nước ở khu vực Châu Á

D Bao vây, tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

Câu hỏi 14 :

Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa?

A Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

B Sự ra đời của các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế và khu vực.

C Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

D Sự chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh.

Câu hỏi 15 :

Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là.

A Cục diện “Chiến tranh lạnh”. 

B Xu thế toàn cầu hóa.

C Sự hình thành các liên minh kinh tế

D  Sự ra đời các khối quân sự đối lập.

Câu hỏi 16 :

Một trong những chính sách giúp Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A  Dùng vũ lực can thiệp thô bạo đến các nước.

B Dùng khẩu hiệu thúc đẩy dân chủ và Tôn giáo.

C Sử dụng chính sách "đồng Đôla" để gây sức ép.

D Lôi kéo, khống chế các nước đồng minh.

Câu hỏi 17 :

Nội dung nào dưới đây không phải là điểm chung trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam, Lào, Campuchia (1945-1954)?

A Đều chiến đấu  chống lại kẻ thù chung là thực dân Pháp.

B Đảng cộng sản  lãnh đạo cuộc đấu tranh giành thắng lợi.

C Do hoạt động ngoại giao của Đảng Cộng sản Đông Dương, Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập.

D Thực dân Pháp kí Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Câu hỏi 18 :

Điểm khác biệt giữa cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại nửa sau thế kỉ XX với cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XVIII là gì?

A  Khoa học gắn liền với kĩ thuật.      

B Có nhiều phát minh lớn cho nhân loại.

C Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.     

D  Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu hỏi 19 :

Việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức ASEAN được xem là biểu hiện của xu thế nào trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XX?

A Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ.

B Mĩ đẩy mạnh thiết lập trật tự thế giới đơn cực sau chiến tranh lạnh

C Xu thế hoà bình, hợp tác, đối thoại của các quốc gia trên thế giới.

D Sự điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước của các nước sau chiến tranh lạnh. 

Câu hỏi 20 :

Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là gì?

A Đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.

B Đánh đổ phong kiến, tay sai, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.  

C Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, làm cho Việt Nam được độc lập tự do.

D Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập

Câu hỏi 21 :

Để giải quyết nạn đói mang tính chiến lược lâu dài, biện pháp nào dưới đây là cơ bản nhất?

A Phát động ngày đồng tâm.

B  Kêu gọi sự cứu trợ từ bên ngoài.

C Chia lại ruộng công cho dân nghèo.      

D Tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm.

Câu hỏi 22 :

Khi thực dân Pháp tiến công lên Việt Bắc vào thu đông 1947, Đảng ta đã có chỉ thị.

A “đánh nhanh thắng nhanh”.

B “ phải phòng ngự trước, tiến công sau”.

C " phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.

D  “ phải thực hiện tiến công chiến lược lên biên giới”.

Câu hỏi 23 :

Quyết định cơ bản của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959)  là gì?

A  Dùng đấu tranh ngoại giao để đánh đổ ách thông trị Mĩ - Diệm.

B Nhờ sự giúp đỡ của các nước ngoài để đánh Mĩ - Diệm.

C Giành chính quyền bằng con đường đấu tranh  hòa bình.

D Nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ quyền Mĩ - Diệm.

Câu hỏi 24 :

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua 3 chiến dịch lớn lần lượt là

A Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng.

B Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.

C Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh.

D Tây Nguyên, Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng.

Câu hỏi 25 :

Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975) đã đề ra nhiệm vụ gì?

A  Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.

B Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

C Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc – Nam.

D Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.

Câu hỏi 26 :

Ba chương trình kinh tế nào được đưa ra trong kế hoạch nhà nước 5 năm 1986-1990?

A Nông-Lâm -Ngư nghiệp

B Vườn- Ao -Chuồng

C Lương thực-thực phẩm -Hàng xuất khẩu.

D  Lương thực-Thực phẩm-Hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Câu hỏi 28 :

Phong trào đấu tranh tiêu biểu biểu nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là gì?

A Phong trào đấu tranh nghị trường.

B Phong trào Đông Dương Đại hội.

C Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.   

D Phong trào đón Gôđa đầu năm 1937.

Câu hỏi 29 :

Ý nào dưới đây giải thích không đúng về “Cách mạng tháng Tám 1945 là một cuộc cách mạng giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng”?

A Việc giành chính quyền  có sự kết hợp của lực lượng chính trị và vũ trang

B Công tác chuẩn bị lực lượng của Đảng diễn ra lâu dài và chu đáo.

C Lực lượng vũ trang tuy mới hình thành nhưng góp phần quan trọng làm nên thắng lợi.

D  Lực lượng vũ trang phối hợp có sự phối hợp lực lượng Đồng minh tiêu diệt quân phát xít.  

Câu hỏi 30 :

Hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng 1945 là gì?

A Thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói.

B Thành lập chính phủ chính thức và thông qua hiến pháp mới.

C Quyết tâm kháng chiến chống Pháp xâm lược và trừng trị bọn nội phản.

D Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới.

Câu hỏi 31 :

Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là chiến dịch nào?

A Chiến dịch Thượng Lào năm 1954. 

B Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947.

C Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950. 

D Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu hỏi 32 :

Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ?

A Chiến thắng Bình Giã.                

B Chiến thắng Ấp Bắc.

C Chiến thắng Ba Gia. 

D Chiến thắng Đồng Xoài.

Câu hỏi 33 :

Phạm vi thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ là

A Miền Nam

B  Cả nước. 

C Miền Bắc

D Đông Dương.

Câu hỏi 34 :

Vì sao trong đường lối đổi mới (1986), Đảng chọn đổi mới kinh tế là trọng tâm?

A Do đất nước đang khủng hoảng kinh tế trầm trọng

B Do đất nước đang thiếu lương thực trầm trọng.

C Do hàng hóa trên thị trường khan hiếm. 

D Do yêu cầu giải quyết việc làm cho nhân dân.

Câu hỏi 35 :

Mục tiêu chính của phong trào yêu nước dân chủ công khai trong những năm 1919 – 1925 là

A đòi một số quyền lợi về kinh tế và các quyền tự do dân chủ.

B chống bọn tư bản Pháp nắm độc quyền xuất cảng lúa gạo.

C đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội châu

D thành lập Đảng Lập hiến tập hợp lực lượng quần chúng chống Pháp.

Câu hỏi 36 :

Một trong những ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng năm1930 -1931 là.

A để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu

B  khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

C  tạo điều kiện Mặt trận dân tộc thống nhất ra đời

D  cán bộ được tôi luyện, trưởng thành.

Câu hỏi 37 :

Thời cơ “ngàn năm có một” của Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

B Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

C Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

D Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

Câu hỏi 38 :

Một quyết định khác biệt của Đại hội đại biểu lần thứ II (2/1951) của Đảng Cộng sản Đông Dương so với Đại hội đại biểu lần thứ I (3/1935) là

A đưa Đảng ra hoạt động công khai.

B thông qua các báo cáo chính trị quan trọng.

C  thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Đảng.

D bầu Ban Chấp hành Trung Ương Đảng và Bộ Chính trị.

Câu hỏi 39 :

Một trong những điểm mới về thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” so với “Chiến tranh cục bộ” là gì?

A  Dùng người Việt đánh người Việt.

B Trực tiếp đưa quân viễn chinh Mĩ vào Đông Dương.

C Sử dụng cố vấn quân sự, phương tiễn chiến tranh của Mĩ.

D Quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương.

Câu hỏi 40 :

Mặt trận Việt Minh có vai trò gì trong cao trào kháng Nhật cứu nước?

A Lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống Nhật giành độc lập dân tộc.

B Phát động và đưa ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

C Lãnh đạo nhân dân đứng lên lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng một xã hội mới.

D Tập hợp các lực lượng yêu nước, phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù tiến tới đánh bại chúng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK