Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2018 Đề số 5 ( )

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2018 Đề số 5 ( )

Câu hỏi 1 :

Đặc điểm không đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc là

A hướng núi vòng cung chiếm ưu thế.

B địa hình núi trung bình và cao chiếm phần lớn diện tích.

C địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

D theo hướng các cánh cung là các thung lũng sông cùng hướng.

Câu hỏi 2 :

Đặc điểm không đúng về chất lượng nguồn lao động của nước ta là

A cần cù, sáng tạo, ham học hỏi.

B có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

C có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp.

D chất lượng nguồn lao động đang ngày càng được nâng lên

Câu hỏi 3 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết quần đảo Côn Sơn thuộc tỉnh nào sau đây

A  Sóc Trăng.

B Bà Rịa - Vũng Tàu. 

C Bạc Liêu.    

D Cà Mau.

Câu hỏi 4 :

Căn cứ vào Atlat trang 15, hãy cho biết nhận định nào dưới đây khôngchính xác về đặc điểm dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ?

A Phân bố dân cư có sự tương phản rõ rệt giữa vùng ven biển phía đông và vùng núi biên giới phía tây.

B Hai đô thị có qui mô dân số lớn nhất của vùng là Thanh Hóa và Vinh.

C Mật độ dân số ở khu vực biên giới phía tây chủ yếu ở mức dưới 100 người/km2.

D Các đồng bằng sông Mã, sông Cả là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất vùng.

Câu hỏi 5 :

Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (năm 2007) ở Atlat trang 20, hãy cho biết các tỉnh có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản dưới 5% ở nước ta phân bố chủ yếu ở vùng

A Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.  

B Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

C Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.  

D Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

Câu hỏi 7 :

Căn cứ vào Atlat trang 24, hãy cho biết hai vùng có ngành thương mại phát triển nhất nước ta là

A Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.  

B Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ.

C Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng. 

D Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.

Câu hỏi 10 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Sài Gòn thuộc lưu vực sông 

A Lưu vực sông Thu Bồn.

B Lưu vực sông Đồng Nai. 

C Lưu vực sông Mê Công.           

D Lưu vực sông Ba (Đà Rằng). 

Câu hỏi 11 :

Một trong những biểu hiện của dân số thế giới đang có xu hướng già đi là

A Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng tăng.       

B Số người trong độ tuổi lao đông rất đông.

C Tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng tăng. 

D Tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam giới.

Câu hỏi 12 :

Nguồn tài nguyên quan trọng nhấ ở khu vực Tây Nam Á là

A Than và uranium.                 

B Dầu mỏ và khí tự nhiên.

C Sắt và dầu mỏ. 

D Đồng và kim cương.

Câu hỏi 13 :

Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam

A mang sắc thái của vùng khí hậu xích đạo gió mùa

B  có nền khí hậu thiên về khí hậu xích đạo.

C có cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng xích đạo gió mùa

D có sự phân mùa nóng, lạnh làm thay đổi cảnh sắc thiên nhiên.

Câu hỏi 14 :

Tuyến đường bộ xuyên quốc gia có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải phía tây nước ta là

A đường Hồ Chí Minh.        

B quốc lộ 1.     

C quốc lộ 15. 

D quốc lộ 14.

Câu hỏi 15 :

Nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng

A Đồng bằng sông Cửu Long.     

B Duyên hải Nam Trung Bộ.

C Bắc Trung Bộ.  

D Đồng bằng sông Hồng.

Câu hỏi 16 :

Cho bảng số liệuMỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 1998 - 2014Theo số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014?

A Sản lượng các sản phẩm công nghiệp nêu trên đều có xu hướng tăng.

B Sản lượng thủy sản đông lạnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

C Sản lượng chè chế biến và giày, dép da liên tục giảm.

D Sản lượng xi măng tăng ổn định trong giai đoạn 2000 - 2014. 

Câu hỏi 18 :

Cho biểu đồCăn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu hàng hóa của nước ta phân theo châu lục vào năm 2014?

A  Tỉ trọng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các châu lục có sự chênh lệch đáng kể.

B Châu Á luôn là thị trường xuất - nhập khẩu lớn nhất.

C Châu lục có sự chênh lệch tỉ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất là châu Âu.

D Các châu lục khác có tỉ trọng xuất khẩu cao hơn so với tỉ trọng nhập khẩu.

Câu hỏi 19 :

công nghiệp chiếm phần lớn giá trị hàng hóa xuất khẩu của cả nước ở Hoa Kì là

A Chế biến.   

B  Điện lực 

C Khai khoáng.     

D Cung cấp nước, ga, khí, …

Câu hỏi 21 :

Thế mạnh quan trọng để Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển ngành công nghiệp là

A nguồn năng l­ượng và khoáng sản dồi dào

B  nguồn thuỷ sản và lâm sản to lớn.

C nguồn lư­ơng thực, thực phẩm phong phú

D  sản phẩm cây công nghiệp đa dạng.

Câu hỏi 22 :

Khó khăn lớn nhất đối với việc nâng cao sản lượng lương thực ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

A khí hậu biến đổi thất thường.    

B  diện tích canh tác ngày càng thu hẹp.

C  diện tích đất hoang hóa khó cải tạo lớn.  

D  độ phì của đất bị suy giảm.

Câu hỏi 23 :

Để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn, đồng bằng sông Cửu Long cần phải

A đẩy mạnh kết hợp phát triển chăn nuôi với nuôi trồng thủy sản.

B kết hợp khai thác kinh tế biển, đảo, quần đảo và đất liền.

C cải tạo đất hoang, lai tạo nhiều giống lúa mới kết hợp bảo vệ rừng.

D chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí.

Câu hỏi 24 :

Căn cứ vào Atlat trang 12, hãy cho biết thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở khu vực nào của nước ta?

A vùng núi Hoàng Liên Sơn.                 

B vùng núi Phong Nha - Kẻ Bàng.

C vùng núi Ngọc Linh.             

D vùng cao nguyên Lâm Viên.

Câu hỏi 25 :

Vào năm 2016, nước nào sau đây tuyên bố rời khỏi EU?

A Pháp.   

B Đức           

C Anh.   

D Thụy Điển.

Câu hỏi 26 :

Đặc điểm nào sau đây đúng với điều kiện tự nhiên phần lãnh thổ phía Tây của LB Nga?

A Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng. 

B Phần lớn là núi và cao nguyên.

C Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn.            

D Có trữ năng thủy điện lớn.

Câu hỏi 27 :

Trừ ngành dệt truyền thống, tất cả các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hướng vào

A Tận dụng tối đa sức lao động

B Tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước

C Kĩ thuật cao.      

D  Tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước

Câu hỏi 28 :

Cho biểu đồ:SỐ LƯỢNG MỘT SỐ VẬT NUÔI Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đâyđúng về tình hình phát triển một số vật nuôi ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014?

A Số lượng đàn trâu có xu hướng tăng chậm.

B Số lượng đàn bò có xu hướng tăng trong giai đoạn 2000 - 2010.

C Số lượng đàn gia cầm có xu hướng tăng nhưng không ổn định.

D Số lượng đàn bò luôn ít hơn đàn trâu.

Câu hỏi 29 :

Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta hiện nay là

A Nam Côn Sơn và Cửu Long.             

B Thổ Chu - Mã Lai và sông Hồng.

C Nam Côn Sơn và sông Hồng. 

D Thổ Chu - Mã Lai và Cửu Long.

Câu hỏi 30 :

Trong những năm qua, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu  là do

A tăng diện tích đất canh tác        

B tăng năng suất cây trồng.

C gia tăng số lao động trong ngành trồng lúa

D thiên nhiên nhiệt đới có nhiều điều kiện thuận lợi cho cây lương thực phát triển.

Câu hỏi 31 :

Ở nước ta, ngành công nghiệp được xem là cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải "đi trước một bước" là

A công nghiệp khai thác dầu khí.     

B công nghiệp điện lực

C công nghiệp cơ khí.      

D công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.

Câu hỏi 32 :

Với số dân hơn 10,4 triệu người (2014), diện tích tự nhiên gần 51,5 nghìn km2, mật độ dân số của Bắc Trung Bộ đạt khoảng

A 102 người/km2.   

B 202 người/km2.    

C 302 người/km2.    

D 402 người/km2.

Câu hỏi 33 :

Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta chuyển dịch không phải là do 

A đường lối phát triển công nghiệp của nước ta

B tác động của yếu tố thị trường.

C xu hướng chung của toàn thế giới.

D sự gia tăng nhanh của lực lượng lao động.

Câu hỏi 34 :

Cơ sở để hình thành lịch sản xuất thời vụ khác nhau ở mỗi vùng nước ta là

A kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.        

B hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

C sự phân hóa khí hậu.

D  sự phân hóa điều kiện địa hình, thủy văn.

Câu hỏi 35 :

Ngành công nghiệp nào sau đây không được coi là ngành trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng? 

A công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí - điện tử.

B công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.

C công nghiệp luyện kim.

D công nghiệp dệt may và da giầy. 

Câu hỏi 36 :

Đặc điểm nào sau đây không phải của vùng kinh tế trọng điểm?

A Chiếm tỉ trọng GDP lớn, tốc độ phát triển kinh tế nhanh.

B Bao gồm nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ổn định.

C Hội tụ đầy đủ các thế mạnh kinh tế.

D Có khả năng thu hút phát triển nhiều ngành mới về công nghiệp và dịch vụ.

Câu hỏi 37 :

Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích trồng chè lớn hơn Tây Nguyên là do

A  khí hậu có mùa đông lạnh.

B có nguồn lao động dồi dào hơn.

C có vị trí gần với Đồng bằng sông Hồng là vùng tiêu thụ chè lớn nhất cả nước

D có vị trí giáp biển thuận lợi cho xuất khẩu.

Câu hỏi 38 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với Tây Nguyên?

A Là vùng duy nhất của cả nước không giáp biển.

B Là vùng có lợi thế to lớn về chăn nuôi và thủy sản.

C Là vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta

D  Trữ năng thủy điện trong vùng tương đối lớn

Câu hỏi 39 :

Trung tâm du lịch biển nổi tiếng ở Đông Nam Bộ là

A Thủ Dầu Một.          

B Biên Hoà.

C Vũng Tàu.

D Tây Ninh.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK