Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý Sở GDĐT Vĩnh Phúc-đề 1 (Có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết)

Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý Sở GDĐT Vĩnh Phúc-đề 1 (Có đáp án và hướng dẫn giải...

Câu hỏi 1 :

“Lũ vào thu đông” là đặc điểm sông ngòi của miền thuỷ văn

A Nam Bộ.   

B Đông Trường Sơn.    

C Tây Nguyên. 

D Bắc Bộ.

Câu hỏi 2 :

Vùng nội thuỷ là

A vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.

B vùng nước cách bờ 12 hải lí.

C vùng nước tiếp giáp với đất liền, phía bên trong đường cơ sở.

D vùng nước tiếp giáp với đất liền ven biển.

Câu hỏi 3 :

Cho biểu đồNhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?

A Sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng không sâu sắc.

B Mùa lũ sông Hồng trùng với mùa mưa.

C Tổng lưu lượng nước sông Hồng lớn.

D Sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng sâu sắc.

Câu hỏi 5 :

Ở nước ta, vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa nhiều cho vùng

A phía nam đèo Hải Vân.   

B Đông Trường Sơn.

C Tây Nguyên và Nam Bộ.         

D Nam Bộ.

Câu hỏi 6 :

Loại gió hoạt động thường xuyên ở nước ta là:

A Tín phong Bắc bán cầu.     

B gió mùa Đông Bắc.

C gió mùa Đông Nam.    

D gió mùa Tây Nam.

Câu hỏi 7 :

Đặc điểm nào sau đây không phải của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

A Gió phơn Tây Nam hoạt động ở vùng phía nam.      

B Hướng núi chủ yếu là hướng vòng cung.

C Địa hình núi cao, trung bình chiếm ưu thế.       

D Ảnh hưởng của khối khí lạnh phía bắc đã giảm sút.

Câu hỏi 8 :

Mưa phùn ở nước ta thường diễn ra

A vào đầu mùa đông ở đồng bằng và ven biển miền Bắc.

B vào nửa sau mùa đông ở đồng bằng và ven biển miền Bắc.

C vào đầu mùa đông ở miền Bắc.

D vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.

Câu hỏi 9 :

Các cánh cung lớn của vùng núi Đông Bắc chụm lại ở Tam Đảo và mở ra

A về phía bắc và phía tây.          

B về phía tây và phía nam.

C về phía bắc và phía nam.    

D về phía bắc và phía đông.

Câu hỏi 10 :

Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp nhất ở nước ta thuộc vùng

A Nam Trung Bộ.

B vịnh Bắc Bộ.   

C vịnh Thái Lan.     

D Bắc Trung Bộ.

Câu hỏi 11 :

Ở nước ta, mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là do

A nước ta nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.     

B nước ta chịu tác động thường xuyên của Tín phong Bắc bán cầu.

C khí hậu chịu ảnh hưởng của biển Đông.      

D địa hình 85% là đồi núi thấp.

Câu hỏi 12 :

Cho bảng số liệu:Nhiệt độ trung bình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Đơn vị: 0C)Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn Thành phố Hồ Chí Minh.

B Hà Nội có biên độ nhiệt năm cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh

C Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh.

D Tháng có nhiệt độ cao nhất của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không giống nhau.

Câu hỏi 14 :

Dãy núi nào không nằm ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

A Trường Sơn Bắc.    

B Hoành Sơn.  

C Tam Đảo.    

D Hoàng Liên  Sơn.

Câu hỏi 15 :

Vùng núi Tây Bắc nước ta có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm vì

A nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.

B dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản bớt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

C nhiệt độ tăng dần theo độ vĩ.

D vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Câu hỏi 16 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào?

A Đà Nẵng.  

B Khánh Hòa. 

C Hưng Yên. 

D Hà Nam.

Câu hỏi 17 :

Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm

A hoạt động liên tục từ tháng 5 đến tháng 10 với thời tiết lạnh khô.

B kéo dài liên tục suốt 3 tháng với thời tiết lạnh ẩm.

C thổi thành từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.

D hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.

Câu hỏi 18 :

Nhận xét nào không phải là thế mạnh của vùng đồi núi nước ta? 

A Nhiều khoáng sản.      

B Nhiều đất phù sa màu mỡ.

C Có tiềm năng thuỷ điện, du lịch lớn.    

D Nhiều cao nguyên, đồng cỏ.

Câu hỏi 19 :

Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở biển Đông nước ta là

A muối biển.      

B cát trắng.       

C dầu khí.     

D  titan.

Câu hỏi 20 :

Giới hạn đai rừng ôn đới núi cao của nước ta chỉ xuất hiện ở

A độ cao thay đổi theo miền.  

B  độ cao trên 2600 m.

C độ cao trên 2000 m.      

D độ cao trên 1000 m.

Câu hỏi 21 :

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện trong đặc điểm sông ngòi của nước ta là

A lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông.

B sông ngòi dày đặc, nhiều nước, hàm lượng phù sa cao.

C phần lớn sông đều ngắn, dốc, dễ bị lũ lụt.

D phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

Câu hỏi 22 :

Nội dung nào không đúng với xu thế của đường lối Đổi mới ở nước ta?

A Tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới.

B Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.

C Phát triển nền kinh tế hàng hóa tự do.

D Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 23 :

Cho biểu đồNhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? 

A Sự phân mùa trong chế độ mưa của Huế không sâu sắc.

B Nhiệt độ trung bình năm của Huế không cao, chưa đạt tiêu chuẩn vùng nhiệt đới.

C Tháng có nhiệt độ cao nhất của Huế là tháng có lượng mưa lớn nhất.

D Huế có tổng lượng mưa lớn, mùa mưa lệch dần về thu đông.

Câu hỏi 24 :

Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ từ năm

A 1997.    

B 1999. 

C 1995.   

D 2005

Câu hỏi 25 :

Cho bảng số liệu :Nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm ở nước taNhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A Nhiệt độ trung bình năm có sự khác nhau giữa các địa phương.

B Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.

C Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam.

D Nhiệt độ trung bình năm của các địa phương đều trên 200C.

Câu hỏi 26 :

Đặc điểm nào không phải là của Đồng bằng sông Hồng?

A Vùng đất ngoài đê được phù sa bồi đắp hàng năm.

B Có hệ thống đê ven các con sông.

C Có các ô trũng ngập nước trong mùa mưa.      

D Địa hình cao và phân bậc.

Câu hỏi 27 :

Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo độ cao là do

A địa hình nước ta đa dạng.   

B địa hình phân bậc rõ nét.

C núi cao chiếm ưu thế.     

D khí hậu phân hóa theo độ cao ở các vùng núi

Câu hỏi 28 :

Khó khăn phổ biến của vùng đồi núi ở nước ta là

A địa hình cao, chia cắt, lũ ống, lũ quét, xói mòn đất vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô.

B trở ngại trong phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

C  nghèo khoáng sản.

D đất đai kém màu mỡ.

Câu hỏi 29 :

Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là do

A vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ quy định.

B  sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển.

C ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa.

D ảnh hưởng của biển Đông cùng với các bức chắn địa hình.

Câu hỏi 31 :

Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú do

A vị trí tiếp giáp giữa các vành đai sinh khoáng của thế giới.

B nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới.

C lãnh thổ kéo dài 15 vĩ độ.

D vị trí nằm trên đường di lưu của các loài sinh vật.

Câu hỏi 32 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta?

A Sông Hồng.     

B Sông Đồng Nai.

C Sông Mê Công (Việt Nam).                

D Sông Đà Rằng.

Câu hỏi 33 :

Đặc điểm nào không đúng với khí hậu phần lãnh thổ phía Nam nước ta?

A Biên độ nhiệt năm cao.              

B Có hai mùa mưa và khô rõ rệt.

C Nóng đều quanh năm.     

D Tính chất cận xích đạo gió mùa.

Câu hỏi 34 :

Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong

A vùng cận nhiệt đới Bắc bán cầu.             

B vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu.

C vùng Xích đạo.          

D vùng cận xích đạo Bắc bán cầu.

Câu hỏi 35 :

Yếu tố địa hình có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên ở Việt Nam là

A hướng địa hình.     

B độ cao địa hình.

C độ chia cắt địa hình.    

D hướng và độ cao địa hình.

Câu hỏi 36 :

Vùng núi duy nhất ở nước ta có đầy đủ hệ thống 3 đai cao là

A vùng núi Tây Bắc.           

B vùng núi Trường Sơn Bắc.

C  vùng núi Đông Bắc.  

D vùng núi Trường Sơn Nam.

Câu hỏi 37 :

Nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam là

A < 200C.  

B 18 - 220C. 

C < 250C. 

D 22-270C.

Câu hỏi 39 :

Hướng núi chính của vùng núi Tây Bắc là

A bắc – nam.      

B tây – đông.    

C đông bắc - tây nam.    

D tây bắc – đông nam

Câu hỏi 40 :

Thế mạnh nổi bật của sông ngòi ở vùng núi Tây Bắc nước ta là

A giao thông.  

B thủy điện.     

C phù sa.

D  thủy sản.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK