Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử THPT Trần Hưng Đạo, TPHCM (có đáp án)

Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử THPT Trần Hưng Đạo, TPHCM (có đáp án)

Câu hỏi 1 :

Trần Dân Tiên viết: “việc đó tuy nhỏ nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”. Sự kiện nào sau đây phản ánh điều đó?

A Cuộc bãi công của công nhân Ba Son.

B Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926)

C Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).

D Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện- Quảng Châu (6/1924)

Câu hỏi 2 :

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đẩy mạnh lập đồn điền trồng cây cao su vì: 

A Ở Việt Nam có diện tích đất trồng lớn.

B Cao su là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chính quốc.

C Để phục vụ cho nhu cầu công nghiệp chính quốc.

D Lợi nhuận cao.

Câu hỏi 3 :

Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam như thế nào? 

A Có thái độ không kiên định, dễ thoải hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.

B Có thái độ kiên định với Pháp.

C Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

D Cấu kết với thực dân Pháp.

Câu hỏi 4 :

Sự kiện 6/1924 gắn với hoạt động nào của Nguyễn Aí Quốc ở Liên Xô? 

A Người dự đại hội quốc tế VII của quốc tế cộng sản

B Người dự đại hội lần thứ V của quốc tế cộng sản

C Người dự đại hội quốc tế phụ nữ

D Người dự đại hội Nông dân quốc tế

Câu hỏi 5 :

Mục tiêu thành lập của tổ chức ASEAN là: 

A Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực thịnh vượng chung  và hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

B Hợp tác có hiệu quả trong tất các các lĩnh vực.

C Xây dựng  Đông nam Á thành một khu vực năng động, đoàn kết cùng phát triển.

D Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua sự hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Câu hỏi 6 :

Tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, không có sự tham gia của tổ chức cộng sản nào? 

A Quốc tế cộng sản 

B Đông Dương cộng sản đảng

C Đông Dương cộng sản liên đoàn

D An Nam cộng sản đảng

Câu hỏi 7 :

Đại hội lần VII của Quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mặt của nhân dân thế giới là 

A Chủ nghĩa đế quốc, thực dân.

B Chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa Đế quốc.

C Chủ nghĩa phát xít

D Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Câu hỏi 8 :

Năm 1961 là năm diễn ra sự kiện gì thể hiện việc chinh phục vũ trụ của Liên Xô?

A Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

B Đưa con người lên Sao Hoả.

C Phóng con tàu đưa người đầu tiên bay vào vũ trụ.

D Đưa con người lên Mặt Trăng.

Câu hỏi 9 :

Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam? 

A Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp.

B Cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp, biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho chính quốc.

C Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa do nền công nghiệp Pháp sản xuất

D Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

Câu hỏi 10 :

Chiến lược “ ngăn chặn” do ai đề ra ?

A Tổng thống Rudơven.              

B Tổng thống Truman.

C Tổng thống Bill Clintơn.      

D Tổng thống Níchxơn.

Câu hỏi 11 :

Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Trần Phú?

A Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.

B Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.

D Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông ... để kéo họ về phe vô sản giai cấp”

Câu hỏi 12 :

Cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ  hai đã diễn ra vào thời gian:

A Thế kỉ XVIII.

B Từ giữa thế kỉ XIX.

C Từ những năm 40 của thế kỉ XX.  

D Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Câu hỏi 13 :

Ý nghĩa bao quát và tích cực nhất của khối EU là gì ?

A Tạo ra 1 cộng đồng kinh tế và 1 thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật.

B Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, tài chính, thương mại với Mĩ và Nhật Bản.

C Phát hành và sử dụng đồng EURO.

D Thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại giữa các nước thành viên.

Câu hỏi 14 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai mưu đồ bao quát của Mĩ là:

A Tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh .

B Làm bá chủ toàn thế giới.

C Tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

D Tiêu diệt phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.

Câu hỏi 15 :

Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh.

B Sự ra đời của khối ASEAN.

C Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.

D Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU.

Câu hỏi 16 :

Tháng 6/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc), tổ chức cách mạng nào của Việt Nam đã ra đời?

A Tâm tâm xã         

B Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

C Tân Việt cách mạng Đảng    

D Việt Nam Quốc dân đảng.

Câu hỏi 17 :

Nguyên nhân nào sau đây là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930- 1931

A Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân

B Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái

C Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến

D Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933

Câu hỏi 18 :

Những nước nào ở khu vực Đông Bắc Á đã trở thành “con rồng kinh tế Châu Á ”

A Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. 

B Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo.

C Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. 

D Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan.

Câu hỏi 19 :

Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925 có đóng góp gì cho cách mạng Việt Nam?

A Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam

B Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930

C Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam

D Quá trình thực hiện chủ trương “Vô sản hóa” để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam

Câu hỏi 20 :

Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là gì?

A Bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất.

B Để bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra.

C Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.

D Để tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa.

Câu hỏi 21 :

Sau  chiến tranh thế giới thứ nhất, Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp nào?

A Địa chủ phong kiến và nông dân.

B Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản và công nhân.

C Địa chủ  phong kiến, nông dân, tư sản.

D Địa chủ phong kiến, nông dân, tiểu tư sản và công nhân.

Câu hỏi 22 :

Trong chính sách thương nghiệp, Pháp đã đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài vì:

A Muốn độc quyền chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.

B Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển

C Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương

D Cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài.

Câu hỏi 23 :

Sau chiến tranh thế giới hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo?

A Giai cấp tư sản.      

B Giai cấp nông dân.

C Giai cấp vô sản.  

D Giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu hỏi 25 :

Nguyên tắc nào sau đây không phải của Liên Hiệp Quốc?

A Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội..

B Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

C Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước.

D Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

Câu hỏi 26 :

Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 - 1945 được tổ chức tại đâu?

A Tại I-an-ta (Liên Xô).         

B Tại Pốt-xđam (Đức).

C Tại Oa-sinh-tơn (Mĩ).      

D Tại Luân Đôn (Anh).

Câu hỏi 27 :

Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

A Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

B Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (1925)

C Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp ( 1920).

D Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vec-xai ( 1919).

Câu hỏi 29 :

Những thủ đoạn nào của thực dân Pháp về chính trị và văn hóa giáo dục nhằm nô dịch lâu dài nhân dân ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A Lôi kéo, mua chuộc người Việt Nam thuộc tầng lớp trên của xã hội.

B Thâu tóm quyền lực vào tay người Pháp.

C “Chia để trị” và thực hiện văn hóa nô dịch, ngu dân.

D Mở trường dạy tiếng Pháp để đào tạo bọn tay sai.

Câu hỏi 30 :

Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là cơ bản nhất của giai cấp công nhân Việt Nam?

A Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản dân tộc.

B Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.

C Kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất của dân tộc.

D Vừa lớn lên đã tiếp thu ngay được ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới, nhất là cách mạng tháng mười Nga và chủ nghĩa Mac- Lênin.

Câu hỏi 31 :

Năm 1973, trên thế giới đã diễn ra sự kiện gì có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước?

A Khủng hoảng năng lượng.

B Khủng hoảng kinh tế.

C Khủng hoảng chính trị.        

D Khủng hoảng tài chính.

Câu hỏi 33 :

Từ năm 1987 trở đi, trong chính sách đối ngoại của mình, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với các nước nào?

A Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam , Cuba.

B Liên Xô, Mông Cổ,Lào, Inđônêxia, Việt Nam.

C Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ.

D Mĩ, Liên Xô, Mông Cổ.

Câu hỏi 34 :

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp các yếu tố nào?

A Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân.

B Chủ nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.

C Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

D Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước.

Câu hỏi 35 :

Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian cuộc “chiến tranh lạnh” là:

A Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới .

B Các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang .

C Các nước phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt .

D Hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu .

Câu hỏi 36 :

Công cuộc “cải tổ” của Liên Xô đã mang lại hệ quả gì?

A Cải tổ được hệ thống chính trị.        

B Cải tổ được xã hội.

C Đất nước thoát khỏi khủng hoảng.      

D Đất nước lâm vào khủng hoảng.

Câu hỏi 37 :

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo gồm các văn kiện nào?

A Chính cương vắn tắt và Điều lệ vắn tắt.

B Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt.

C Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt.

D Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt và Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc.

Câu hỏi 38 :

Sự phân chia đối lập về kinh tế và quân sự giữa các nước Tây Âu Tư bản chủ nghĩa và Đông Âu Xã hội chủ nghĩa được tạo nên bởi:

A Học thuyết Truman của Mĩ.

B Chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ.

C Sự thành lập khối quân sự NATO.

D Kế hoạch Mácsan và sự ra đời của khối quân sự NATO .

Câu hỏi 39 :

Ngày 18- 3- 1970 diễn ra sự kiện gì làm cho Campuchia rơi vào quĩ đạo cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ?

A Mĩ hất cẳng Pháp để xâm chiếm Campuchia.

B Mĩ dựng nên chế độ độc tài Pôn-pốt ở Campuchia.

C Mĩ mang quân xâm lược Campuchia.

D Thế lực tay sai Mĩ đảo chính lật đổ Xihanuc.

Câu hỏi 40 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp khó khăn gì lớn nhất? 

A Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

B Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.

C Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.

D Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK