Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Lịch sử Việt Nam (1919-1930). Phong trào dân tộc dân chủ

Lịch sử Việt Nam (1919-1930). Phong trào dân tộc dân chủ

Câu hỏi 1 :

Tại sao đế quốc Pháp lại đẩy mạnh khai thác Việt Nam ngay sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất?

A Để độc chiếm thị trường Việt Nam.

B Do chiến tranh kết thúc, Pháp là nước thắng trận nên có đủ sức mạnh tiến hành khai thác ngay.

C Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.

D Do Việt Nam có nhiều cao su và than là 2 mặt hàng mà thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn sau chiến tranh.

Câu hỏi 2 :

Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam sau CTTG thứ nhất là gì?

A Đánh thuế nặng vào các mặt hàng nông sản

B Tước đoạt ruộng đất của nông dân

C Bắt nông dân đi phu phen, tạp dịch

D  Không cho nông dân tham gia sản xuất.

Câu hỏi 3 :

Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ 2, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?

A Nhằm cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp

B  Biến Việt Nam thành thị trường trường tiêu thụ hàng hóa do nền công nghiệp Pháp sản xuất

C Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự, chính trị của Pháp

D Câu a và b đúng.

Câu hỏi 5 :

Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là gì? 

A Vừa khai thác vừa chế biến

B Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ

C  Đầu tư phát triển công nghiệp nặng

D Tăng cường đầu tư thu lãi cao

Câu hỏi 6 :

Chính sách văn hóa, giáo dục mà Pháp thực hiện ở Việt Nam nhằm mục đích gì?

A Đào tạo đội ngũ trí thức ở Việt nam để đưa sang Pháp

B “Khai hóa“ văn minh cho dân tộc ta

C Nô dịch, đồi trụy nhân dân ta

D Tất cả các câu trên đều sai

Câu hỏi 7 :

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp đại địa chủ phong kiến như thế nào? 

A Sẵn sàng thỏa hiệp với nông dân để chống tư sản dân tộc

B Sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc để chống Pháp

C Sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi

D Sẵn sàng đứng lên chống thực dân để giải phóng dân tộc

Câu hỏi 8 :

Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai? 

A Nông dân

B Tư sản dân tộc

C Địa chủ

D Công nhân

Câu hỏi 9 :

Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào là cơ bản nhất của giai cấp công nhân Việt Nam? 

A Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản dân tộc

B Có mối quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân

C Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.

D  Vừa lớn lên đã tiếp thu ngay được ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới, nhất là Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin.

Câu hỏi 10 :

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?

A Công nghiệp chế biến

B Nông nghiệp và khai thác mỏ

C Nông nghiệp và thương nghiệp

D Giao thông vận tải

Câu hỏi 11 :

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến như thế nào?

A Nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

B Nền kinh tế mở cửa.

C  Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt, lệ thuộc vào Pháp.

D Nền kinh tế thương nghiệp và công nghiệp phát triển

Câu hỏi 12 :

Giai cấp tư sản Việt Nam được thực dân Pháp đối xử như thế nào?

A  Được thực dân Pháp dung dưỡng

B  Bị thực dân Pháp chèn ép, kiềm hãm

C Bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề nhất

D Được thực dân Pháp cho hưởng đặc quyền, đặc lợi

Câu hỏi 13 :

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản phân hóa như thế nào.

A Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp

B Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp

C Tư sản dân tộc và tư sản mại bản

D Tư sản dân tộc và tư sản công thương.

Câu hỏi 15 :

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ngoài thực dân Pháp còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của Cách mạng Việt Nam?

A Giai cấp nông dân

B Giai cấp công nhân

C Giai cấp đại địa chủ phong kiến

D Giai cấp tư sản dân tộc

Câu hỏi 16 :

Phong trào đấu tranh đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng đó là:

A Chống độc quyền cảng Sài Gòn

B Chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì

C Phong trào "Chấn hưng nội hóa" , "Bài trừ ngoại hóa"

D Thành lập Đảng lập hiến để  tập hợp lực lượng quần chúng.

Câu hỏi 17 :

Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 – 1926)

A Chuông rè, An Nam trẻ, Nhành lúa

B Tin tức, Thời mới, Tiếng dân

C Chuông rè, Tin tức, Nhành lúa

D Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê

Câu hỏi 18 :

Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ quan làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 – 1926) cuối cùng bị thất bại?

A Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, lạc hậu.

B Thực dân Pháp còn mạnh, đủ khả năng đàn áp phong trào

C Giai cấp tư sản dân tộc do yếu kém về kinh tế nên ươn hèn về chính trị; tầng lớp tiểu tư sản do điều kiện kinh tế bấp bênh nên không thể lãnh đạo phong trào cách mạng

D Do chủ nghĩa Mác – Lê nin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam

Câu hỏi 19 :

Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân trong những năm 1919-1924 là:

A Đòi quyền lợi kinh tế

B Đòi quyền lợi về chính trị

C Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị

D  Chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc

Câu hỏi 20 :

Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác:

A Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm Chợ Lớn (1922)

B Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922)

C Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (1925)

D Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK