Đề thi HK2 môn Sinh 12 năm 2021

Câu hỏi 2 :

Trong quá trình nhân đôi ADN, enzym ligaza có chức năng

A. xúc tác tổng hợp mạch polinucleotit.

B. xúc tác tổng hợp mạch ARN.

C. xúc tác nối các đoạn Okazaki để tạo mạch ADN hoàn chỉnh.

D. tháo xoắn phân tử ADN

Câu hỏi 3 :

Cho hai gen A, a và B,b là những gen không alen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Trong điều kiện không phát sinh đột biến, kiểu gen nào sau đây viết sai?

A. \(% MathType!MTEF!2!1!+- % feaahqart1ev3aaatCvAUfeBSjuyZL2yd9gzLbvyNv2CaerbuLwBLn % hiov2DGi1BTfMBaeXatLxBI9gBaerbd9wDYLwzYbItLDharqqtubsr % 4rNCHbGeaGqiVu0Je9sqqrpepC0xbbL8F4rqqrFfpeea0xe9Lq-Jc9 % vqaqpepm0xbba9pwe9Q8fs0-yqaqpepae9pg0FirpepeKkFr0xfr-x % fr-xb9adbaqaaeaacaGaaiaabeqaamaabaabaaGcbaWaaSaaaeaaca % qGbbGaaeyyaaqaaiaadggacaWGcbaaaaaa!3954! \frac{{{\rm{Aa}}}}{{aB}}\)

B. \(\frac{{{\rm{AB}}}}{{AB}}\)

C. \(\frac{{{\rm{Ab}}}}{{aB}}\)

D. \(\frac{{{\rm{Ab}}}}{{ab}}\)

Câu hỏi 7 :

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE × aaBBDdee cho đời con có

A. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.

C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

Câu hỏi 8 :

Mỗi nhiễm sắc thể điển hình đều chứa các trình tự nuclêôtit đặc biệt gọi là tâm động. Tâm động có chức năng

A. giúp duy trì cấu trúc đặc trưng và ổn định của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào nguyên phân.

B. là vị trí mà tại đó ADN được bắt đầu nhân đôi, chuẩn bị cho nhiễm sắc thể nhân đôi trong quá trình phân bào.

C. là vị trí liên kết với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.

D. làm cho các nhiễm sắc thể dính vào nhau trong quá trình phân bào.

Câu hỏi 9 :

Một cơ thể khi giảm phân bình thường đã tạo ra giao tử AB chiếm tỉ lệ 36%. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của cơ thể đó lần lượt là:

A. \(% MathType!MTEF!2!1!+- % feaahqart1ev3aaatCvAUfeBSjuyZL2yd9gzLbvyNv2CaerbuLwBLn % hiov2DGi1BTfMBaeXatLxBI9gBaerbd9wDYLwzYbItLDharqqtubsr % 4rNCHbGeaGqiVu0Je9sqqrpepC0xbbL8F4rqqrFfpeea0xe9Lq-Jc9 % vqaqpepm0xbba9pwe9Q8fs0-yqaqpepae9pg0FirpepeKkFr0xfr-x % fr-xb9adbaqaaeaacaGaaiaabeqaamaabaabaaGcbaWaaSaaaeaaca % qGbbGaaeOyaaqaaiaadggacaWGcbaaaiaacUdacaWGMbGaeyypa0Ja % aGOmaiaaiIdacaGGLaaaaa!3E2C! \frac{{{\rm{Ab}}}}{{aB}};f = 28\% \)

B. \(\frac{{{\rm{AB}}}}{{ab}};f = 28\% \)

C. \(\frac{{{\rm{Ab}}}}{{aB}};f = 56\% \)

D. \(\frac{{{\rm{AB}}}}{{ab}};f = 56\% \)

Câu hỏi 10 :

Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?

A. \(% MathType!MTEF!2!1!+- % feaahqart1ev3aaatCvAUfeBSjuyZL2yd9gzLbvyNv2CaerbuLwBLn % hiov2DGi1BTfMBaeXatLxBI9gBaerbd9wDYLwzYbItLDharqqtubsr % 4rNCHbGeaGqiVu0Je9sqqrpepC0xbbL8F4rqqrFfpeea0xe9Lq-Jc9 % vqaqpepm0xbba9pwe9Q8fs0-yqaqpepae9pg0FirpepeKkFr0xfr-x % fr-xb9adbaqaaeaacaGaaiaabeqaamaabaabaaGcbaWaaSaaaeaaca % qGbbGaaeOqaaqaaiaadggacaWGIbaaaiaadseacaWGKbGaamiEamaa % laaabaGaaeyqaiaabkeaaeaacaWGHbGaamOyaaaacaWGebGaamizaa % aa!411C! \frac{{{\rm{AB}}}}{{ab}}Ddx\frac{{{\rm{AB}}}}{{ab}}Dd\)

B. \(\frac{{{\rm{AB}}}}{{ab}}DDx\frac{{{\rm{AB}}}}{{ab}}dd\)

C. \(\frac{{{\rm{AB}}}}{{ab}}Ddx\frac{{{\rm{Ab}}}}{{ab}}dd\)

D. \(\frac{{{\rm{Ab}}}}{{ab}}Ddx\frac{{{\rm{Ab}}}}{{ab}}dd\)

Câu hỏi 13 :

Ở một loài thực vật, alen A nằm trên NST thường quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng được F1, Các cây F1 tự thụ phấn được F2. Cho rằng khi sống trong một môi trường thì mỗi kiểu gen chỉ quy định một kiểu hình. Theo lí thuyết, sự biểu hiện của tính trạng màu hoa ở thế hệ F2 sẽ là

A. Trên mỗi cây chỉ có một loại hoa, trong đó cây hoa đỏ chiếm 75%.

B. Trên mỗi cây có cả hoa đỏ và hoa trắng, trong đó hoa đỏ chiếm tỉ lệ 75%.

C. Có cây ra 2 loại hoa, có cây chỉ ra một loại hoa, trong đó hoa đỏ chiếm 75%.

D. Có cây ra 2 loại hoa, có cây chỉ ra một loại hoa, trong đó hoa trắng chiếm 75%.

Câu hỏi 14 :

Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong một quần thể, sự chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng của quần thể sinh vật.

B. Cạnh tranh cùng loài là một trong những nhân tố gây ra sự chọn lọc tự nhiên.

C. Chọn lọc tự nhiên tác động chống lại kiểu hình trung gian thì không làm thay đổi tần số alen.

D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá của sinh giới.

Câu hỏi 16 :

Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau: P: 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa = 1. F1: 0,20 AA + 0,44 Aa + 0,36 aa = 1. F2: 0,16 AA + 0,38 Aa + 0,46 aa = 1. F3: 0,09 AA + 0,21 Aa + 0,70 aa = 1. Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể trên theo hướng

A. loại bỏ kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen đồng hợp lặn.

B. loại bỏ kiểu gen đồng hợp lặn và kiểu gen dị hợp.

C. loại bỏ kiểu gen dị hợp và giữ lại các kiểu gen đồng hợp.

D. loại bỏ kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen dị hợp.

Câu hỏi 17 :

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào dưới đây không được xem là nhân tố tiến hóa?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên.

B. Chọn lọc tự nhiên.

C. Giao phối ngẫu nhiên. 

D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu hỏi 18 :

Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Giả sử dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở các thế hệ như sau:

A. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.

B. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình trội.

C. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử.

D. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình lặn.

Câu hỏi 19 :

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

B. Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi.

C. Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.

D. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu hỏi 21 :

Nhân tố nào sau đây quy định chiều hướng tiến hoá của tất cả các loài sinh vật?

A. Chọn lọc tự nhiên.

B. Cách li địa lý và sinh thái.

C. Đột biến và giao phối.

D. Biến dị và chọn lọc tự nhiên.

Câu hỏi 22 :

Khi nói về đại Tân sinh, phát biểu nào sau đây sai?

A. Chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này.

B. Cây có hoa phát triển ưu thế so với các nhóm thực vật khác

C. Ở kỉ thứ tư (kỉ Đệ tứ), khí hậu lạnh và khô.

D. Ở kỉ thứ 3 (kỉ Đệ tam) xuất hiện loài người.

Câu hỏi 24 :

Axit amin là đơn phân của cấu trúc nào sau đây?  

A. Protein. 

B. Gen. 

C. tARN. 

D. mARN.

Câu hỏi 25 :

Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu gen 1:2:1?  

A. Aa × Aa. 

B. Aa × aa. 

C. aa × aa. 

D. Aa × AA.

Câu hỏi 26 :

Cơ thể nào sau đây là cơ thể dị hợp về 1 cặp gen?  

A. AaBbDdEe

B. AaBBddEe.  

C. AaBBddEE.

D. AaBBDdEe.

Câu hỏi 29 :

Lai hai cá thể (P) đều dị hợp về 2 cặp gen, thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Cho biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không xảy ra đột biến. Dự đoán nào sau đây phù hợp với phép lai trên?

A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.

B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%.

C. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 10%.

D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 30%.

Câu hỏi 32 :

Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.

B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái thì còn có các gen quy định các tính trạng thường.

C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.

D. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK