Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Trắc nghiệm Sinh học 12 (có đáp án): Quy luật phân li !!

Trắc nghiệm Sinh học 12 (có đáp án): Quy luật phân li !!

Câu hỏi 1 :

Đối tượng Menden chọn làm cặp bố mẹ trong nghiên cứu của mình là:

A.   Dòng thuần chủng

B.   Dòng nào cũng được 

C.   Dòng có tính trạng lặn

D.   Dòng có tính trạng trội

Câu hỏi 2 :

Đối tượng làm bố mẹ trong nghiên cứu của Menden là

A.   Bố mẹ thuần chủng tương phản

B.   Bô có tính trạng trội, mẹ có tính trạng lặn hoặc ngược lại

C.   Bố mẹ dị hợp

D.   Bố mẹ có tính trạng trội

Câu hỏi 3 :

Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:

A.   1, 2, 3, 4

B.   2, 3, 4, 1

C.   3, 2, 4, 1

D.   2, 1, 3, 4

Câu hỏi 4 :

Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden là:

A.   Theo dõi sự di truyền của 1 cặp tính trạng rồi mới xét đến hai và nhiều cặp tính trạng; thí nghiệm được lặp đi lặp lại nhiều lần và trên nhiều đối tượng khác nhau.

B.   Dùng toán thống kê để xử lý số liệu thu được và dùng lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của các thế hệ lai.

C.   Chọn dòng thuần chủng với đối tượng chủ yếu là đậu Hà Lan mang các cặp tính trạng tương phản rõ rệt.

D.   Các câu trên đều đúng.

Câu hỏi 5 :

Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ F2

A.   Có sự phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.

B.   Có sự phân li theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn.

C.   Đều có kiểu hình khác bố mẹ.

D.   Đều có kiểu hình giống bố mẹ.

Câu hỏi 6 :

Khi lai giữa P đều thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng, xu hướng tất yếu biểu hiện tính trạng ở đời F1 là:

A.   Đời F1 biểu hiện kiểu hình trung gian giữa bố và mẹ.

B.   Đời F1 phân li kiểu hình xấp xỉ 3 : 1.

C.   Đời F1 đồng loạt biểu hiện tính trạng của bố.

D.   Đời F1 đồng loạt biểu hiện tính trạng trội của bố hoặc mẹ.

Câu hỏi 8 :

Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là

A.   Mỗi nhân tố di truyền của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc của mẹ.

B.   F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội: 1 lặn.

C.   F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội: 1 lặn.

D.   Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn

Câu hỏi 9 :

Bản chất quy luật phân li của Menđen là

A.   sự phân li độc lập của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân

B.   sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các alen trong giảm phân và thụ tinh

C.   sự phân li đồng đều và tổ hợp tự do của các alen trong giảm phân và thụ tinh

C.   sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân

Câu hỏi 10 :

Hãy hoàn chỉnh nội dung định luật của Menđen khi xét về một cặp tính trạng: “Khi lai giữa các cá thể khác nhau về (A) và (B), thế hệ lai thứ nhất đồng loạt xuất hiện tính trạng (C)”. (A), (B), (C) lần lượt là:

A.   1 cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; trội.

B.   1 cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; trung gian,

C.   Hai cặp tính trạng; thuần chủng, trội.

D.   Các cặp tính trạng; thuần chủng; trội.

Câu hỏi 11 :

Định luật phân li của Menđen có nội dung: “Khi lai giữa các cá thể khác nhau về ....(A).... và ....(B)...., thế hệ lai thứ nhất đồng loạt xuất hiện tính trạng trội, thế hệ lai thứ ....(C).... xuất hiện của tính trạng của bố và mẹ theo tỉ lệ ....(D)....".

A.   Một cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; hai; 3 trội : 1 lặn.

B.   Hai cặp tính trạng; thuần chủng; hai; 3 trội : 1 lặn

C.   Một cặp tính trạng; tương phản; nhất; xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.

D.   Một cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; hai; xấp xỉ 3 trội : 1 lặn

Câu hỏi 12 :

Cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ theo Menđen là do

A.   Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.

B.   Sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.

C.   Sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

D.   Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân.

Câu hỏi 13 :

Đặc điểm nào sau đây trong phân bào được sử dụng để giải thích quy luật di truyền Menđen?

A.   Sự phân chia của một NST

B.   Sự nhân đôi và phân li của cặp NST tương đồng.

C.   Sự tiếp hợp và bắt chéo NST.

D.   Sự phân chia tâm động ở kì sau

Câu hỏi 14 :

Thuyết giao tử thuần khiết giải thích bản chất sự xuất hiện tính trạng lặn ở đời F2 trong thí nghiệm lai 1 tính trạng của Menđen là:

A.   Trong cơ thể F1, alen lặn bị lấn át bởi alen trội nên đến F2 mới biểu hiện.

B.   F1 là cơ thể lai nhưng tạo giao tử thuần khiết, trong đó có giao tử mang alen lặn.

C.   Tính trạng lặn chỉ được biểu hiện ở thế đồng hợp lặn.

D.   Tính trạng lặn không được biểu hiện ở F1 mà chỉ xuất hiện ở F2 với tỉ lệ trung bình là 1/4.

Câu hỏi 15 :

Nội dung cơ bản về thuyết giao tử thuần khiết của Menđen giải thích bản chất sự xuất hiện tính trạng lặn ở đời F2 là:

A.   Các giao tử không chịu áp lực của đột biến.

B.   Giao tử chỉ mang 1 gen đối với mỗi cặp alen

C.   Trong cơ thể lai, các “nhân tố di truyền” không có sự pha trộn mà vẫn giữ nguyên bản chất như ở thê hệ P.

D.   Câu A và B đúng.

Câu hỏi 16 :

Theo quan niệm về giao tử thuần khiết của Menđen, cơ thể lai F1 khi tạo giao tử thì:

A.   mỗi giao tử chứa cặp nhân tố di truyền của bố và mẹ, nhưng không có sự pha trộn

B.   mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ.

C.   mỗi giao tử đều chứa một nhân tố di truyền của bố và mẹ.

D.   mỗi giao tử đều chứa cặp nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ.

Câu hỏi 17 :

Quy luật phân ly của Menđen không nghiệm đúng trong trường hợp

A.   Bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.

B.   Số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.

C.   Tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.

D.   Tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường

Câu hỏi 18 :

Ở các loài sinh vật lưỡng bôi sinh sản hữu tính, mỗi alen trong cặp gen phân li đồng đều về các giao tử khi 

A.   Bố mẹ phải thuần chủng.

B.   số lượng cá thể con lai phải lớn

C.   alen trội phải trội hoàn toàn

D.   quá trình giảm phân của các tế bào sinh dục chín xảy ra binh thường.

Câu hỏi 19 :

Trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen, để các alen của một cặp gen phân li đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì?

A.   Số lượng cá thể con lai phải lớn.

B.   Bố mẹ phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.

C.   Quá trình giảm phân phải diễn ra bình thường

D.   Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.

Câu hỏi 20 :

Khi đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội F2 Menđen đã nhận biết được điều gì?

A.   100% cá thể F2 có kiểu gen giống nhau.

B.   F2 có kiểu gen giống P hoặc có kiểu gen giống F1

C.   2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P : 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.

D.   1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P : 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.

Câu hỏi 21 :

Menden đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để:

A.   Xác định các cá thể thuần chủng

B.   Kiểm tra giả thuyết nêu ra

C.   Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng.

D.   Xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn.

Câu hỏi 24 :

Tính trạng trội không hoàn toàn được xác định khi

A.   Tính trạng đó gồm 3 tính trạng tương ứng.

B.   Lai giữa hai bố mẹ thuần chủng, F1 đồng loạt có kiểu hình khác với bố mẹ.

C.   Phép lai giữa 2 cá thể được xác định là mang cặp gen dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1:2:1

D.   Lai phân tích cá thể dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ 1: 1.

Câu hỏi 25 :

Tinh trạng trội không hoàn toàn được xác định khỉ

A.   F1 biểu hiện tính trạng trung gian.

B.   Lai giữa hai bố mẹ thuần chủng, Fl đồng loạt có kiểu hình khác với bố mẹ

C.   Phép lai giữa 2 cá thể được xác định là mang cặp gen dị họp làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1:2:1

D.   Cả A và C.

Câu hỏi 26 :

Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?

A.   100% hạt vàng.

B.   1 hạt vàng : 3 hạt xanh.

C.   3 hạt vàng : 1 hạt xanh.           

D.   1 hạt vàng : 1 hạt xanh.

Câu hỏi 27 :

Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, khi lai 2 giống cà chua thuần chủng quả đỏ với quả vàng đời lai F2 thu được

A.   3 quả đỏ:1 quả vàng.

B.   1 quả đỏ:1 quả vàng

B.   1 quả đỏ:1 quả vàng

D.   9 quả đỏ:7 quả vàng.

Câu hỏi 29 :

Ở một loài thực vật, alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng. Theo lí thuyết, phép lai Dd × dd cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:

A.   2 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng

B.   3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng

C.   1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng

D.   1 cây quả đỏ : 3 cây quả vàng

Câu hỏi 31 :

Ở đậu Hà Lan, alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của 3 cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa trắng khác. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây sai?

A.   Đời con có thể có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.

B.   Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.

C.   Đời con có thể có kiểu hình hoàn toàn giống nhau.

D.   Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.

Câu hỏi 32 :

Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu cho F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F3 được dự đoán là

A.   3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.  

B.   7 hoa đỏ: 1 hoa trắng,

C.   8 hoa đỏ: 1 hoa trắng.  

D.   15 hoa đỏ: 1 hoa trắng.

Câu hỏi 33 :

Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu cho tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F3 được dự đoán là

A.   3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.

B.   7 hoa đỏ: 1 hoa trắng.

C.   15 hoa đỏ: 1 hoa trắng

D.   8 hoa đỏ: 1 hoa hắng

Câu hỏi 36 :

Quy luật phân li có ý nghĩa chủ yếu đối với thực tiễn là gỉ?

A.   Xác định được tính trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.

B.   Cho thấy sự phân ly của tính trạng ở các thế hệ lai.

C.   Xác định được phương thức di truyền của tính trạng.

D.   Xác định được các dòng thuần.

Câu hỏi 37 :

Quy luật phân li có ý nghĩa gỉ?

A.   Xác định được tính trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.

B.   Kiểm tra độ thuần chủng của giống

C.   Tạo ưu thế lai trong sản xuất.

D.   Cả A, B, C.

Câu hỏi 39 :

Ở một loài hoa, kiểu gen DD quy định hoa đỏ, Dd quy định hoa hồng, dd quy định hoa trắng. Lai phân tích cây hoa màu đỏ, ở thế hệ sau sẽ xuất hiện kiểu hình:

A.   Toàn hoa đỏ

B.   Toàn hoa hồng

C.   1 hoa đỏ: 1 hoa trắng  

D.   1 hoa hồng: 1 hoa trắng

Câu hỏi 44 :

Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:

A.   3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.      

B.   2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.

C.   1 cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy.      

D.   100% cá chép không vảy.

Câu hỏi 45 :

Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa cá chép không vảy và cá chép có vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:

A.   3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.    

B.   2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy

C.   1 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy

D.   100% cá chép không vảy.

Câu hỏi 51 :

Ở người gen A qui định mắt đen trội so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh

A.   Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt xanh (Aa).

B.   Mẹ mắt xanh (Aa) x Bố mắt đen (AA).  

C.   Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt đen (AA)

D.   Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa)

Câu hỏi 55 :

Ở người, gen quy định nhóm máu ở 3 alen IA, IB, IO. Alen IA, IB trội so với IO. Nhóm máu AB do kiểu gen IAIB quy định, nhận xét nào sau đây đúng?

A.   Alen IA và IB tương tác theo trội lặn không hoàn toàn

B.   Alen IA và IB tương tác theo kiểu đồng trội

C.   Alen IA và IB tương tác theo trội lặn hoàn toàn

D.   Alen IA và IB tương tác bổ sung

Câu hỏi 57 :

Tương tác theo kiểu đồng trội là?

A.   gen có 3 alen, sự có mặt của cả 2 alen trội làm xuất hiện kiểu hình mới

B.   gen có 3 alen, các alen có tính trội sắp xếp theo thứ tự a1>a2>a3

C.   gen có 3 alen, một alen trội và 2 len lặn

D.   kiểu hình phụ thuộc vào điều kiện môi trường

Câu hỏi 59 :

Một cặp vợ chồng sinh được 2 người con có nhóm máu AB và O. Kiểu gen của cặp vợ chồng đó là:

A.   IAIO và IAIO

B.   IBIO và IBIO

C.   IOIO vàIAIO

D.   IBIO và IAIO

Câu hỏi 60 :

Ở người nhóm máu ABO do 3 gen alen IA, IB, IO quy định:

A.   Nhóm máu AB.

B.   Nhóm máu O.

C.   Nhóm máu B.

D.   Nhóm máu A.

Câu hỏi 61 :

Ở người nhóm máu ABO do 3 gen alen IA, IB, IO quy định:

A.   Nhóm máu AB.

B.   Nhóm máu A

C.   Nhóm máu B.

D.   Cả ba nhóm máu trên.

Câu hỏi 64 :

Ở người, kiểu gen IAIA, IAIO quy định nhóm máu A; kiểu gen IBIB, IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O. Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường họp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào?

A.   Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB.

B.   Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A

C.   Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A.

D.   Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O.

Câu hỏi 65 :

Ở người, kiểu gen IAIA, IAIO quy định nhóm máu A; kiểu gen IBIB, IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O. Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào nếu không biết nhóm máu của người cha?

A.   Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB

B.   Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu A, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A

C.   Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu AB và nhóm máu B.

D.   Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O.

Câu hỏi 70 :

Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu mắt được quy định bởi một gen nằm trên NST thường và có 4 alen, các alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành các phép lai và thu được kết quả như ở bảng dưới đây.

A. Alen quy định màu mắt đỏ là trội hoàn toàn so alen quy định với màu mắt nâu

B. Cả cá thể mắt đỏ và mắt nâu ở đời P trong phép lai 1 đều có kiểu gen dị hợp. Có hai kiểu gen cùng quy định kiểu hình mắt đỏ trong phép lai này

C.   Hai cá thể mắt vàng ở đời P trong phép lai 2 có kiểu gen khác nhau.

D.   Cho cá thể mắt nâu ở đời P của phép lai 1 giao phối với một trong hai cá thể mắt vàng ở đời P của phép lai 2, theo lý thuyết, kiểu hình mắt nâu chiếm 50% tổng số cá thể ở đời con.

Câu hỏi 79 :

Hai cây F1 tứ bội có cùng kiểu gen BBbb giao phấn với nhau, giảm phân bình thường sẽ tạo F2 có tỉ lệ kiểu gen là:

A.   1BBBB: 8BBb: 18BBBb: 8Bbbb: 1bbbb.

b.   1BBBB: 8BBBb: 18 BBbb: 8 Bbb: 1bbbb.

C.   1BBBB: 8BBBb: 18 BBbb: 8 Bbbb: 1bbbb.

D.   1BBBB: 8 BBBb: 18Bbbb: 8 BBbb: 1bbbb.

Câu hỏi 80 :

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 2 loại kiểu gen?

A.   AA × aa

B.   Aa × aa

C.   Aa × Aa

D.   AA × AA

Câu hỏi 82 :

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen?

A.   AA × Aa

B.   AA × aa.

C.   Aa × Aa.

D.   Aa × aa.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK