Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Sinh học Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Tam Hà

Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Tam Hà

Câu hỏi 1 :

Loài khủng long nào KHÔNG sống trên cạn?

A. Khủng long cá

B. Khủng long bạo chúa

C. Khủng long cổ dài
 

D. Khủng long sấm

Câu hỏi 2 :

Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Cá sấu?

A. Trứng có màng dai bao bọc.

B. Da ẩm ướt, không có vảy sừng.

C. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng.

D. Có mai và yếm.

Câu hỏi 3 :

Lớp Bò sát rất đa dạng là vì?

A. Lớp Bò sát có lối sống đa dạng

B. Lớp Bò sát có môi trường sống đa dạng

C. Lớp Bò sát có số loài lớn

D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu hỏi 4 :

Đặc điểm của kiểu bay vỗ cánh là?

A. Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió

B. Cánh đập chậm rãi và không liên tục

C. Cánh dang rộng mà không đập

D. Cánh đập liên tục

Câu hỏi 5 :

Cấu tạo chi sau của chim bồ câu gồm?

A. 2 ngón trước, 2 ngón sau, không vuốt.

B. 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt.

C. 1 ngón trước, 3 ngón sau, có vuốt.

D. 4 ngón trước, 1 ngón sau, không vuốt.

Câu hỏi 6 :

Chi trước của chim có đặc điểm?

A. Có vuốt sắc

B. Có 3 ngón trước và 1 ngón sau

C. Giúp chim bám chặt vào cành cây

D. Là cánh chim

Câu hỏi 7 :

Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì?

A. Làm cho cơ thể chim nhẹ.

B. Làm cho đầu chim nhẹ.

C. Giữ nhiệt.

D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng.

Câu hỏi 8 :

Loài nào sau đây di chuyển bằng bay lượn?

A. Chim hải âu

B. Chim ri

C. Chim bồ câu
 

D.

Câu hỏi 9 :

Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự sinh sản ở chim bồ câu?

A. Chim mái nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến sữa.

B. Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng.

C. Khi đạp mái, manh tràng của chim trống lộn ra ngoài tạo thành cơ quan sinh dục tạm thời.

D. Quá trình thụ tinh diễn ra ngoài cơ thể.

Câu hỏi 10 :

Đặc điểm sinh sản của bồ câu là?

A. Thụ tinh ngoài

B. Vỏ trứng dai

C. Đẻ con

D. Không có cơ quan giao phối

Câu hỏi 11 :

Lưỡng cư có vai trò?

A. Có giá trị thực phẩm, làm thuốc,

B. Là động vật dùng thí nghiệm sinh lý học

C. Có ích cho nông nghiệp.

D. Tất cả các vai trò trên

Câu hỏi 12 :

Tim cá sấu hoa cà có mấy ngăn?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu hỏi 13 :

Động vật nào dưới đây không có màng nhĩ?

A. Cá sấu Xiêm.

B. Rắn ráo.

C. Thằn lằn bóng đuôi dài.

D. Rùa núi vàng.

Câu hỏi 14 :

Loài nào dưới đây có răng mọc trong lỗ chân răng?

A. Tắc kè.

B. Rắn nước.

C. Rùa núi vàng.

D. Cá sấu Ấn Độ.

Câu hỏi 15 :

Đặc điểm nào dưới đây có cả ở khủng long sấm, khủng long cổ dài và khủng long bạo chúa?

A. Đuôi ngắn.

B. Mõm ngắn.

C. Ăn thực vật.

D. Cổ dài.

Câu hỏi 16 :

Ở chim bồ câu, tuyến ngoại tiết nào có vai trò giúp chim có bộ lông mượt và không thấm nước?

A. Tuyến phao câu.

B. Tuyến mồ hôi dưới da.

C. Tuyến sữa.

D. Tuyến nước bọt.

Câu hỏi 17 :

Tuyến phao câu tiết nhờn có tác dụng?

A. Giảm sức cản khi bay

B. Giảm trọng lượng cơ thể

C. Làm nhẹ đầu chim

D. Lông mịn và không thấm nước

Câu hỏi 18 :

Cổ chim dài có tác dụng?

A. Giảm trọng lượng khi bay

B. Giảm sức cản của gió

C. Hạn chế tác dụng của các giác quan

D. Thuận lợi khi bắt mồi và rỉa lông

Câu hỏi 19 :

Đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa của chim bồ câu khác với thằn lằn là gì?

A. Miệng có mỏ sừng

B. Không có miệng và mỏ sừng

C. Dạ dày gồm dạ dày cơ và dạ dày tuyến

D. Trên thực quản có chỗ phình to là diều

Câu hỏi 20 :

Số túi khí trong hệ thống túi khí của chim bồ câu là?

A. 9 túi.

B. 8 túi.

C. 7 túi.

D. 6 túi.

Câu hỏi 21 :

Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Ở chim bồ câu, tim có …(1)…, gồm hai nửa phân tách nhau hoàn toàn là nửa trái chứa máu …(2)… và nửa phải chứa máu …(3)….

A. (1): bốn ngăn; (2): đỏ thẫm; (3): đỏ tươi

B. (1): bốn ngăn; (2): đỏ tươi; (3): đỏ thẫm

C. (1): ba ngăn; (2): đỏ thẫm; (3): đỏ tươi

D. (1): ba ngăn; (2): đỏ tươi; (3): đỏ thẫm

Câu hỏi 22 :

Khi chim đậu, hoạt động hô hấp được thực hiện nhờ?

A. Sự nâng hạ của cơ ức đòn chũm.

B. Sự thay đổi của thể tích lồng ngực.

C. Sự nâng hạ của thềm miệng.

D. Sự hút đẩy của hệ thống túi khí

Câu hỏi 23 :

Ngoài vai trò dự trữ khí cho hô hấp, hệ thống túi khí ở chim bồ câu có vai trò gì?

A. Giúp giảm ma sát giữa các nội quan với nhau khi bay.

B. Giúp giữ ấm cơ thể chim.

C. Giảm khối lượng riêng của chim, thích nghi với đời sống bay lượn.

D. Giúp hạn chế sức cản của không khí khi hạ cánh.

Câu hỏi 24 :

Hệ hô hấp của chim bồ câu bao gồm các bộ phận sau?

A. Khí quản, 2 lá phổi, túi khí.

B. Khí quản, phế quản, 2 lá phổi, túi khí.

C. Khí quản, phế quản, phổi.

D. Da, khí quản, phế quản, 2 lá phổi.

Câu hỏi 25 :

Khi đậu chim hô hấp bằng?

A. Sự thay đổi thể tích lồng ngực

B. Phổi và da

C. Các túi khí

D. Trao đổi khí qua da

Câu hỏi 26 :

Đặc điểm cấu tạo của phổi chim là?

A. Không có vách ngăn

B. Có hệ thống ống khí thông với các túi khí

C. Có nhiều vách ngăn

D. Có mao mạch phát triển

Câu hỏi 27 :

Sự tiêu giảm, thiếu hụt một số bộ phận trên cơ thể có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của chim bồ câu?

A. Giúp giảm ma sát giữa các nội quan khi bay.

B. Giúp giảm khối lượng của chim, thích nghi với đời sống bay lượn.

C. Giúp hạn chế sức cản của không khí lên cơ thể khi hạ cánh.

D. Giúp giảm mức năng lượng tiêu hao.

Câu hỏi 28 :

Đặc điểm nào của chim giúp nó giảm trọng lượng khi bay?

A. Có túi khí

B. Không có bóng đái

C. Không có răng

D. Tất cả các đặc điểm trên đều đúng

Câu hỏi 29 :

Chức năng của diều trong quá trình tiêu hóa ở chim?

A. Tiết dịch tiêu hóa

B. Lấy thức ăn

C. Nghiền nát thức ăn

D. Làm mềm thức ăn

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK