Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Du

Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Du

Câu hỏi 1 :

Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật người ta không dựa vào

A. bằng chứng sinh học phân tử

B. cơ quan tương đồng

C. bằng chứng phôi sinh học

D. cơ quan tương tự

Câu hỏi 3 :

Theo quan điểm hiện đại, nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa là gì?

A. du nhập gen

B. chọn lọc tự nhiên

C. giao phối ngẫu nhiên

D. đột biến

Câu hỏi 4 :

Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?

A. Kích thước quần thể

B. Đa dạng về thành phần loài

C. Sự phân bố cá thể

D. Mật độ cá thể

Câu hỏi 5 :

Đối với quá trình tiến hóa, đột biến gen có vai trò gì?

A. Tạo ra các alen mới

B. Phát tán đột biến trong quần thể

C. Định hướng quá trình tiến hóa

D. Cùng với chọn lọc tự nhiên làm tăng tần số các alen trội có hại trong quần thể

Câu hỏi 6 :

Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau

B. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật

C. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn

D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau

Câu hỏi 8 :

Điểm đáng chú ý nhất trong đại Tân sinh là:

A. Phồn thịnh của cây hạt kín, sâu bọ, chim, thú và người

B. Phát triển ưu thế của hạt trần, bò sát

C.  Phát triển ưu thế của cây hạt trần, chim, thú

D. Chinh phục đất liền của thực vật và động vật

Câu hỏi 9 :

Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là gì?

A. Tỉ lệ đực và cái trong quần thể

B. Tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể

C. Số lượng cá thể có trong quần thể

D. Số lượng cá thể sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích

Câu hỏi 10 :

Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm

A. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau

B. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường

C. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm

D. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

Câu hỏi 11 :

Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới

B. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới

C. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật

D. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới

Câu hỏi 12 :

Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?

A. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành lên loài mới

B. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoại trung gian chuyển tiếp

C. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản

D. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hóa thành phần kiểu gen của các quần thể cách li

Câu hỏi 15 :

Tiến hóa nhỏ thực chất là quá trình như thế nào?

A. làm xuất hiện các đặc điểm thích nghi

B. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể

C. hình thành loài mới

D. làm thay đổi tần số alen của loài

Câu hỏi 17 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của giao phối đối với quá trình tiến hóa?

A. Giao phối tạo alen mới trong quần thể

B. Giao phối trung hòa tính có hại của đột biến

C. Giao phối tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa

D. Giao phối phát tán đột biến trong quần thể

Câu hỏi 18 :

Khi nói về vai trò của quá trình giao phối ngẫu nhiên trong tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?

A. Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến

B. Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên

C. Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể

D. Giao phối tạo nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường

Câu hỏi 19 :

Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên là nhân tố như thế nào?

A. là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định

B. là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định

C. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể

D. tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định

Câu hỏi 20 :

Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích lũy các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải

A. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội

B. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội

C. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn

D. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội

Câu hỏi 21 :

Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là gì?

A. mật độ của quần thể

B. kích thước tối đa của quần thể

C. kích thước tối thiểu của quần thể

D. kích thước trung bình của quần thể

Câu hỏi 22 :

Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

A. Tập hợp cây cỏ trên mọi đồng cỏ

B. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt

C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi Phú Thọ

D. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây

Câu hỏi 23 :

Theo quan điểm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là gì?

A. ADN và prôtêin

B. Axit nuclêic và prôtêin

C. ARN và prôtêin

D. ADN và ARN

Câu hỏi 24 :

Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá được gọi là gì?

A. Cổ sinh vật học

B. Sinh vật

C. Sinh vật nguyên thủy

D. Hoá thạch

Câu hỏi 25 :

Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể

B. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường

C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể

D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường

Câu hỏi 26 :

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa

B. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi

C. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lý mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới

D. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lý, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản

Câu hỏi 27 :

Vì sao ngày nay, sự sống không còn tiếp tục được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học?

A. Không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ được tổng hợp

B. Không tổng hợp được các hạt côaxecva nữa trong điều kiện hiện tại

C. Thiếu các điều kiện cần thiết và nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thì sẽ bị các vi khuẩn phân hủy ngay

D. Các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ

Câu hỏi 29 :

Điều nào sau đây không đúng với quần thể tăng trưởng theo đường cong hàm số mũ? 

A. Kích thước quần thể nhỏ

B. Khả năng thích nghi cao phục hồi quần thể một cách nhanh chóng

C. Chịu tác động chủ yếu của các nhân tố hữu sinh

D. Tuổi thọ thấp, tập tính chăm sóc con non kém

Câu hỏi 31 :

Quần thể sẽ tăng trưởng kích thước theo đồ thị dạng chữ J trong điều kiện nào?

A. Khả năng cung cấp điều kiện sống không tốt, sự di cư theo mùa thường xuyên xảy ra

B. Khả năng cung cấp điều kiện sống không tốt, hạn chế khả năng sinh sản của quần thể

C. Khả năng cung cấp điều kiện sống đầy đủ, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu phát triển của quần thể

D. Điều kiện thức ăn đầy đủ, không gian cư trú bị giới hạn gây nên sự biến động số lượng cá thể

Câu hỏi 32 :

Khi nói đến kích thước quần thể, khẳng định nào sau đây không chính xác?

A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa, và giá trị này là khác nhau giữa các loài

B. Khi kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu, khả năng sinh sản của các cá thể giảm sút

C. Kích thước quần thể chính là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển

D. Kích thước quần thể đạt giá trị tối đa thì khả năng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên

Câu hỏi 33 :

Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đối với sinh vật?   1. Biến đổi hình thái và sự phân bố.

A. (1), (2), (3)

B. (1), (3), (4) 

C. (2), (3), (4)

D. (1), (2), (3), (4)

Câu hỏi 35 :

Nêu khái niệm về giới hạn sinh thái?

A. Khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian

B. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian

C. Là khoảng không gian sinh thái ở đó chứa đựng tất cả các nhân tố sinh thái cùng tác động qua lại với nhau giúp cho sinh vật có thể tồn tại và phát triển qua thời gian

D. Là giá trị cực đại của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển qua thời gian

Câu hỏi 37 :

Phát biểu nào sau đây không đúng vê ADN?

A. Quá trình tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống, sinh sôi, nảy nở, duy trì liên tục

B. ADN có khả năng tự sao theo đúng nguyên mẫu của nó, do đó có cấu trúc ADN luôn luôn duy trì được đặc tính đặc trưng, ổn định và bến vững qua các thế hệ

C. Cơ sở phân tử của sự tiến hóa là quá trình tích lũy thông tin di truyền. Cấu trúc của ADN ngày càng phức tạp hơn và biến hóa đa dạng hơn so với nguyên mẫu

D. Tổ chức sống là một hệ thống mở, thường xuyên trao đổi chất với môi trường bên ngoài, dẫn tới sự thường xuyên thay đổi thành phần của tổ chức

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK