Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Toán học 40 câu trắc nghiệm ôn tập Chương 1 Hình học 11

40 câu trắc nghiệm ôn tập Chương 1 Hình học 11

Câu hỏi 4 :

Cho hai đường thẳng song song d và d'. Trong các khẳng định sau khẳng định nào đúng?

A. Có đúng một phép tịnh tiến biến d thành d'.

B. Có vô số phép tịnh tiến biến d thành d'.

C. Phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow v \) có giá vuông góc với đường thẳng d biến d thành d'. 

D. Cả ba khẳng định trên đều đúng.

Câu hỏi 6 :

Hình nào sau đây có vô số trục đối xứng?

A. Hình vuông 

B. Hình tròn

C. Đoạn thẳng 

D. Tam giác đều 

Câu hỏi 7 :

Phép biến hình nào sau đây không là phép dời hình?

A. Phép tịnh tiến.

B. Phép đối xứng tâm. 

C. Phép đối xứng trục.

D. Phép vị tự.

Câu hỏi 9 :

Cho hình thoi ABCD tâm O. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề đúng?

A. Phép vị tự tâm O, tỉ số k = - 1 biến tam giác ABD thành tam giác CDB.

B. Phép quay tâm O, góc \(\frac{\pi }{2}\) biến tam giác OBC thành tam giác OCD.

C. Phép vị tự tâm O, tỉ số k = 1 biến tam giác OBC thành tam giác ODA.

D. Phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow {AD} \) biến tam giác ABD thành tam giác DCB.

Câu hỏi 10 :

Trong các khẳng định dưới đây, khẳng định nào sai?

A. Tam giác đều có ba trục đối xứng.

B. Phép quay biến một đường thẳng thành một đường thẳng song song với nó. 

C. Phép tịnh tiến bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì. 

D. Phép vị tự tâm I tỉ số k = - 1 là phép đối xứng tâm.

Câu hỏi 11 :

Hình nào dưới nào dưới đây không có trục đối xứng? 

A. Tam giác cân.

B. Hình thang cân. 

C. Hình elip.

D. Hình bình hành.

Câu hỏi 12 :

Cho \(4\overrightarrow {IA}  = 5\overrightarrow {IB} \). Tỉ số vị tự k của phép vị tự tâm I, biến A thành B là

A. \(k = \frac{4}{5}\)

B. \(k = \frac{3}{5}\)

C. \(k = \frac{5}{4}\)

D. \(k = \frac{1}{5}\)

Câu hỏi 13 :

Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C) có phương trình \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 4\). Phép vị tự tâm O (với O là gốc tọa độ) tỉ số k = 2 biến (C) thành đường tròn nào trong các đường tròn có phương trình sau ?

A. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 8\)

B. \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 8\)

C. \({\left( {x +2} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 16\)

D. \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 16\)

Câu hỏi 16 :

Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau: 

A. Phép quay bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.

B. Phép tịnh tiến biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng.

C. Phép tịnh tiến biến một đường tròn thành một đường tròn có cùng bán kính.

D. Phép tịnh tiến biến một đường thẳng thành một đường thẳng song song với nó.

Câu hỏi 18 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là sai? 

A. Mọi phép đối xứng trục đều là phép dời hình.

B. Mọi phép vị tự đều là phép dời hình.

C. Mọi phép tịnh tiến đều là phép dời hình. 

D. Mọi phép quay đều là phép dời hình.

Câu hỏi 20 :

Cho hình thoi ABCD tâm O (như hình vẽ). Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề đúng?

A. Phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow {DA} \) biến tam giác DCB thành tam giác ABD.

B. Phép vị tự tâm O, tỉ số k = - 1 biến tam giác CDB thành tam giác ABD.

C. Phép quay tâm O, góc \( - \frac{\pi }{2}\) biến tam giác OCD thành tam giác OBC.

D. Phép vị tự tâm O, tỉ số k = 1 biến tam giác ODA thành tam giác OBC.

Câu hỏi 21 :

Trong mặt phẳng Oxy, tìm phương trình đường tròn (C') là ảnh của đường tròn \(\left( C \right):{x^2} + {y^2} = 1\) qua phép đối xứng tâm I(1;0).

A. \({\left( {x + 2} \right)^2} + {y^2} = 1\)

B. \({x^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 1\)

C. \({\left( {x - 2} \right)^2} + {y^2} = 1\)

D. \({x^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 1\)

Câu hỏi 25 :

Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn \(\left( C \right):{\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 4\). Phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v  = \left( {3;2} \right)\) biến đường tròn (C) thành đường tròn có phương trình nào sau đây?

A. \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 5} \right)^2} = 4\)

B. \({\left( {x + 4} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 4\)

C. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 3} \right)^2} = 4\)

D. \({\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 5} \right)^2} = 4\)

Câu hỏi 30 :

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy , cho đường tròn \(\left( C \right):{\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} = 16\). Tìm ảnh của đường tròn (C) qua phép vị tự tâm O tỉ số - 2 . 

A. \({\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} = 16\)

B. \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 4} \right)^2} = 16\)

C. \({\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 4} \right)^2} = 16\)

D. \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} = 16\)

Câu hỏi 32 :

Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 2x - y + 1 = 0. Để phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow v \) biến đường thẳng d thành chính nó thì \(\overrightarrow v \) phải là vectơ nào trong các vectơ sau đây ?

A. \(\overrightarrow v  = \left( {2;4} \right)\)

B. \(\overrightarrow v  = \left( {2;1} \right)\)

C. \(\overrightarrow v  = \left( {-1;2} \right)\)

D. \(\overrightarrow v  = \left( {2;-4} \right)\)

Câu hỏi 33 :

Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn \(\left( {C'} \right):{x^2} + {y^2} - 4x + 10y + 4 = 0\). Viết phương trình đường tròn (C) biết (C') là ảnh của (C) qua phép quay với tâm quay là gốc tọa độ O và góc quay bằng 2700.

A. \(\left( C \right):{x^2} + {y^2} - 10x + 4y + 4 = 0\)

B. \(\left( C \right):{x^2} + {y^2} - 10x - 4y + 4 = 0\)

C. \(\left( C \right):{x^2} + {y^2} + 10x + 4y + 4 = 0\)

D. \(\left( C \right):{x^2} + {y^2} +10x - 4y + 4 = 0\)

Câu hỏi 36 :

Cho tam giác ABC với trọng tâm G . Gọi A', B', C' lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, AC, AB của tam giác ABC. Khi đó phép vị tự nào biến tam giác A'B'C' thành tam giác ABC ?

A. Phép vị tự tâm G , tỉ số \( - \frac{1}{2}\)

B. Phép vị tự tâm G , tỉ số \(  \frac{1}{2}\)

C. Phép vị tự tâm G , tỉ số 2.

D. Phép vị tự tâm G , tỉ số - 2.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK