Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý Đề kiểm tra trắc nghiệm ôn tập Chương 3 môn Vật lý 10 năm 2019

Đề kiểm tra trắc nghiệm ôn tập Chương 3 môn Vật lý 10 năm 2019

Câu hỏi 1 :

Mô men của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho

A. tác dụng kéo của lực.           

B. tác dụng làm quay của lực.                      

C. tác dụng uốn của lực.     

D.  tác dụng nén của lực.

Câu hỏi 3 :

Biểu thức mômen của lực đối với một trục quay là

A. \(M = Fd\)

B. \(M = \frac{F}{d}\)

C. \(\frac{{{F_1}}}{{{d_1}}} = \frac{{{F_2}}}{{{d_2}}}\)

D. \({F_1}{d_1} = {F_2}{d_2}\)

Câu hỏi 4 :

Hợp  lực của hai lực song song cùng chiều là:

A. \(\left( \begin{array}{l} {F_1} - {F_2} = F\\ \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}} \end{array} \right)\)

B. \(\left( \begin{array}{l} {F_1} + {F_2} = F\\ \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} \end{array} \right)\)

C. \(\left( \begin{array}{l} {F_1} + {F_2} = F\\ \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}} \end{array} \right)\)

D. \(\left( \begin{array}{l} {F_1} - {F_2} = F\\ \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} \end{array} \right)\)

Câu hỏi 5 :

Đặc điểm nào sau đây khi nói về hợp lực của hai lực song song cùng chiều là không đúng?

A. Có phương song song với hai lực thành phần. 

B. Có chiều cùng chiều với lực lớn hơn.

C. Có độ lớn bằng hiệu các độ lớn.

D. Có độ lớn bằng tổng các độ lớn.

Câu hỏi 6 :

Hệ hai lực được coi là ngẫu lực nếu hai lực đó cùng tác dụng vào một vật và có đặc điểm là

A.  cùng phương và cùng chiều.

B. cùng phương và ngược chiều.

C. cùng phương, cùng chiều và có độ lớn bằng nhau.

D. cùng phương, khác giá, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.

Câu hỏi 8 :

Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là 

A.  hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. 

B. ba lực đó phải có độ lớn bằng nhau.

C. ba lực đó phải đồng phẵng và đồng qui.

D. ba lực đó phải vuông góc với nhau từng đôi một.

Câu hỏi 9 :

Khi không có chuyển động quay muốn cho một vật đứng yên thì hợp lực của các lực đặt vào nó có giá trị như thế nào? 

A.  Không đổi. 

B. Bằng 0.

C. Xác định theo quy tắc hình bình hành. 

D. Bất kì (khác 0).

Câu hỏi 10 :

Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về trọng tâm của vật rắn? 

A. Lực tác dụng vào vật có giá đi qua trọng tâm sẽ làm cho vật chuyển động quay. 

B. Trọng tâm của vật luôn đặt tại một điểm nằm trên vật.

C. Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.

D. Lực tác dụng lên vật có giá đi qua trọng tâm sẽ làm cho vật vừa quay vừa tịnh tiến.

Câu hỏi 11 :

Trọng tâm của vật trùng với tâm hình học của nó khi nào? 

A. Vật có dạng hình học đối xứng. 

B. Vật có dạng là một khối cầu.

C.  Vật đồng tính, có dạng hình học đối xứng.

D.  Vật đồng tính.

Câu hỏi 19 :

Những kết luận nào dưới đây là sai? 

A. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực có độ lớn bằng tích độ lớn của lực và chiều dài tay đòn của nó. 

B. Momen lực có giá trị khác 0 khi giá của lực cắt trục quay.

C. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định là tổng các momen lực làm vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng tổng các momen lực làm vật quay theo chiều ngược lại. 

D. Momen của ngẫu lực chỉ phụ thuộc vào độ lớn của lực và tay đòn của ngẫu lực, trái lại không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.

Câu hỏi 23 :

Tìm phát biểu sai về trọng tâm của một vật rắn. 

A.  Luôn nằm trên phương của dây treo khi vật được treo bằng một sợi dây. 

B. Là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.

C. Không dịch chuyển so với vật. 

D. Luôn nằm trên vật.

Câu hỏi 27 :

Một khối trụ có thể lăn trên mặt bàn nằm ngang với trọng tâm của nó nằm dưới tâm hình học. Cân bằng của khối trụ là 

A. cân bằng không bền. 

B. cân bằng bền.

C.  cân bằng phiếm định. 

D. không thể cân bằng.

Câu hỏi 31 :

Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với :

A.  trọng tâm của vật rắn. 

B. trọng tâm hình học của vật rắn.

C. cùng một trục quay vuông góc voới mặt phẳng chiếu lực 

D. điểm đặt của lực tác dụng.

Câu hỏi 35 :

Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực 

A. phải xuyên qua mặt chân đế.      

B. không xuyên qua mặt chân đế.

C. nằm ngoài mặt chân đế.      

D.  trọng tâm ở ngoài mặt chân đế.

Câu hỏi 36 :

Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi 

A. độ cao của trọng tâm.      

B. diện tích của mặt chân đế.

C. giá của trọng lực.               

D. độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.

Câu hỏi 37 :

Chuyển động tính tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kỳ của vật luôn luôn : 

A. song song với chính nó.       

B. ngược chiều với chính nó.  

C. cùng chiều với chính nó.   

D. tịnh tiến với chính nó.

Câu hỏi 38 :

Mức quán tính của một vật quay quanh một trục  phụ thuộc vào 

A. khối lượng và sự phân bố khối lượng đối với trục quay.       

B. hình dạng và kích thước của vật.

C. tốc độ góc của vật.     

D. vị trí của trục quay.

Câu hỏi 39 :

Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người ta chế tạo: 

A. Xe có khối lượng lớn. 

B.  Xe có mặt chân đế rộng.

C. Xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp. 

D. Xe có mặt chân đế rộng, và khối lượng lớn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK