Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Chuyên Nguyễn Du

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Chuyên Nguyễn Du

Câu hỏi 1 :

Hai dao động điều hòa có phương trình dao động lần lượt là \({{x}_{1}}=5cos\left( 2\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\)cm và \({{x}_{2}}=5\sqrt{3}cos\left( 2\pi t+\frac{2\pi }{3} \right)\)cm. Biên độ và pha của dao động tổng hợp là

A. 10cm; \(\frac{\pi }{2}\)     

B. \(5\sqrt{6}\)cm; \)\frac{\pi }{3}\)    

C. \(5\sqrt{7}\)cm, \(\frac{5\pi }{6}\)            

D. \(5\sqrt{7}\)cm; \(\frac{\pi }{2}\)

Câu hỏi 2 :

Qua một thấu kính có tiêu cự 20cm một vật thật thu được một ảnh cùng chiều, bé hơn vật cách kính 15cm. Vật phải đặt

A. trước kính 30 cm.     

B. trước kính 60 cm.

C. trước kính 45 cm.  

D. trước kính 90 cm.

Câu hỏi 3 :

Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường. Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng bằng bước sóng có dao động \(\frac{\pi }{4}\)

A. ngược pha.     

B. lệch pha.           

C. cùng pha.       

D. lệch pha \(\frac{\pi }{2}\)

Câu hỏi 4 :

Hạt nhân \({}_{6}^{14}C\) phóng xạ \({{\beta }^{-}}\). Hạt nhân con sinh ra có

A. 5 proton và 6 notron     

B. 7 proton và 7 notron

C. 6 proton và 7 notron     

D. 7 proton và 6 notron

Câu hỏi 5 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt.

B. Khi quan sát các vật di chuyển ra xa mắt thì thủy tinh thể của mắt cong dần lên.

C. Khi quan sát các vật di chuyển ra xa mắt thì thủy tinh thể của mắt xẹp dần xuống.

D. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thủy tinh thể của mắt xẹp dần xuống.

Câu hỏi 7 :

Đoạn mạch MN gồm các phần tử \(R=100\Omega \), \(L=\frac{2}{\pi }H\) và \(C=\frac{100}{\pi }\mu F\) ghép nối điện. Đặt điện áp \(u=220\sqrt{2}cos\left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\)V vào hai đầu đoạn mạch MN. Cường độ dòng điện tức thời qua mạch có biểu thức là 

A. \(i=2,2\sqrt{2}cos\left( 100\pi t-\frac{7\pi }{12} \right)\)A   

B. \(i=2,2cos\left( 100\pi t-\frac{\pi }{2} \right)\)A

C. \(i=2,2\sqrt{2}cos\left( 100\pi t-\frac{\pi }{12} \right)\)A         

D. \(i=2,2cos\left( 100\pi t \right)\)A

Câu hỏi 8 :

Một tụ có điện dung \(2\mu F\). Khi đặt một hiệu điện thế 4V vào hai bản tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là

A. \({{4.10}^{-6}}C\)          

B. \({{16.10}^{-6}}C\)   

C. \({{2.10}^{-6}}C\)     

D. \({{8.10}^{-6}}C\)

Câu hỏi 11 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?

A. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.

B. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.

C. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ ánh sáng trong chân không.

D. Tần số của sóng điện từ bằng hai lần tần số điện tích dao động.

Câu hỏi 13 :

Để tăng dung kháng của một tụ điện phẳng có điện môi là không khí ta

A. tăng khoảng cách giữa hai bản tụ.

B. giảm điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ.

C. tăng tần số điện áp đặt vào hai bản của tụ điện.

D. đưa bản điện môi vào trong tụ điện.

Câu hỏi 17 :

Khi có sóng dừng trên một đoạn dây đàn hồi với hai điểm A,B trên dây là các nút sóng thì chiều dài AB sẽ

A. bằng một phần tư bước sóng.    

B. bằng một bước sóng.

C. bằng một số nguyên lẻ của phần tư bước sóng  

D. bằng số nguyên lần nửa bước sóng

Câu hỏi 20 :

Giới hạn quang điện của kim loại \({{\lambda }_{0}}=0,50\mu m\). Công thoát electron của natri là

A. \(3,{{975.10}^{-19}}J\) 

B. \(3,{{975.10}^{-20}}J\)      

C. \(39,75eV\)    

D. \(3,975eV\)

Câu hỏi 21 :

Poloni \({}_{84}^{210}Po\) phóng xạ theo phương trình: \({}_{84}^{210}Po\to X+{}_{82}^{206}Pb\). Hạt X là

A. \({}_{2}^{3}He\)     

B. \({}_{-1}^{0}e\) 

C. \({}_{2}^{4}He\)     

D. \({}_{1}^{0}e\)

Câu hỏi 23 :

Thông tin nào sau đây là sai khi nói về tia X?

A. Có khả năng làm ion hóa không khí.

B. Có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại.

C. Có khả năng hủy hoại tế bào.

D. Có khả năng xuyên qua một tấm chì dày vài cm.

Câu hỏi 27 :

Chiếu bức xạ có bước sóng 0,5 \(\mu m\) vào một tấm kim loại có công thoát 1,8 eV. Dùng màn chắn tách một chùm hẹp các electron quang điện và cho nó bay vào một điện trường từ A đến B sao cho \({{U}_{AB}}=-10,8V\). Vận tốc nhỏ nhất và lớn nhất của electron khi tới B lần lượt là

A. \({{1875.10}^{3}}m/s\) và \({{1887.10}^{3}}m/s\)  

B. \({{1949.10}^{3}}m/s\) và \({{2009.10}^{3}}m/s\).

C. \(16,{{75.10}^{5}}m/s\) và \({{18.10}^{5}}m/s\)    

D. \(18,{{57.10}^{5}}m/s\) và \({{19.10}^{5}}m/s\)

Câu hỏi 28 :

Cho phản ứng hạt nhân \({}_{1}^{3}H+{}_{1}^{2}H\to {}_{2}^{4}He+{}_{0}^{1}n+17,6MeV\). Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1g khí Heli xấp xỉ bằng

A. \(4,{{24.10}^{8}}J\)   

B. \(4,{{24.10}^{11}}J\) 

C. \(4,{{24.10}^{5}}J\)   

D. \(5,{{03.10}^{11}}J\)

Câu hỏi 31 :

Vật tham gia đồng thời vào 2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần số \({{x}_{1}}={{A}_{1}}cos\omega t\) và \({{x}_{2}}={{A}_{2}}cos(\omega t-\frac{\pi }{2})\). Với \({{v}_{\text{max}}}\) là vận tốc cực đại của vật. Khi hai dao động thành phần \({{x}_{1}}={{x}_{2}}={{x}_{0}}\) thì \({{x}_{0}}\) bằng:

A. \(\left| {{x}_{0}} \right|=\frac{{{v}_{\text{max}}}.{{A}_{1}}.{{A}_{2}}}{\omega }\)       

B. \(\left| {{x}_{0}} \right|=\frac{\omega .{{A}_{1}}.{{A}_{2}}}{{{v}_{\text{max}}}}\)      

C. \(\left| {{x}_{0}} \right|=\frac{{{v}_{\text{max}}}}{\omega .{{A}_{1}}.{{A}_{2}}}\)    

D. \(\left| {{x}_{0}} \right|=\frac{\omega }{{{v}_{\text{max}}}.{{A}_{1}}.{{A}_{2}}}\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK