Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề kiểm tra Giữa học kỳ 2 Vật Lý 12 có đáp án ( Mới nhất) !!

Đề kiểm tra Giữa học kỳ 2 Vật Lý 12 có đáp án ( Mới nhất) !!

Câu hỏi 1 :

Tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì nơi đó xuất hiện

A. từ trường.

B. điện trường tĩnh.

C. điện trường đều.

D. điện trường xoáy.

Câu hỏi 2 :

Hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản gọi là hiện tượng gì?

A. Tán sắc ánh sáng.

B. Giao thoa ánh sáng.

C. Nhiễu xạ ánh sáng.

D. Khúc xạ ánh sáng

Câu hỏi 3 :

Điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng là hai sóng gặp nhau phải

A. cùng tần số.

B. là hai sóng ánh sáng kết hợp.

C. cùng biên độ.

D. có độ lệch pha không đổi theo thời gian

Câu hỏi 5 :

Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?

A. Truyn được trong chân không.

B. Có thể bị phản xạ, khúc xạ.

C. Mang năng lượng.

D. Có tốc độ lan truyền phụ thuộc vào môi trường.

Câu hỏi 6 :

Sóng điện tử

A. không mang năng lượng

B. không truyền được trong chân không

C. là sóng dọc.


D. là sóng ngang


Câu hỏi 7 :

Chọn phương án sai khi nói về ánh sáng đơn sắc.

A. Không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

B. Có một màu nhất định.

C. Bị khúc xạ khi đi qua lăng kính.

D. Có bước sóng xác định.

Câu hỏi 9 :

A. 12 m.

B. 12 km.

C. 1,2 m.

D. 120 m.

Câu hỏi 12 :

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc của Y-âng, khoảng cách từ vân tối thứ 3 bên này vân trung tâm đến vân sáng bậc 5 bên kia vân trung tâm cách nhau 13,5 mm. Khoảng vân bằng

A. 1,59 mm.

B. 1,8 mm.

C. 2,7 mm.

D. 1,42 mm.

Câu hỏi 13 :

Trong sơ đồ của máy phát thanh vô tuyến điện, không có mạch

A. tách sóng.

B. phát dao động cao tần.

C. biến điệu.

D. khuếch đại.

Câu hỏi 15 :

A. vân tối thứ 5.

B. vân tối thứ 4.

C. vân sáng bậc 5.

D. vân tối thứ 6.

Câu hỏi 16 :

Trong mạch dao động lí tưởng, năng lượng nào được bảo toàn?

A. Năng lượng cảm ứng.

B. Năng lượng từ trường.

C. Năng lượng điện trường.

D. Năng lượng điện từ.

Câu hỏi 17 :

Chiết suất thủy tinh có giá trị

A. nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng đơn sắc truyền qua.

B. lớn nhất đối với ánh sáng màu đỏ.

C. như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.

D. lớn nhất đối với ánh sáng màu tím.

Câu hỏi 19 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với tia tử ngoại?

A. Tác dụng lên kính ảnh.

B. Có khả năng đâm xuyên rất mạnh.

C. Kích thích làm phát quang một số chất.

D. Có tác dụng sinh lí.

Câu hỏi 20 :

Hiện tượng nào sau đây khẳng định ánh sáng có tính chất sóng?

A. Phản xạ ánh sáng.

B. Giao thoa ánh sáng.

C. Hiện tượng quang điện.

D. Khúc xạ ánh sáng.

Câu hỏi 22 :

Quang phổ gồm những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối là

A. quang phổ vạch.

B. quang phổ liên tục.

C. quang phổ hấp thụ.

D. quang phổ đám

Câu hỏi 23 :

Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là

A. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.


 

B. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.

C. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

D. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo nhưng không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

Câu hỏi 24 :

Tương tác nào dưới đây là tương tác từ

A. Hai nam châm đặt gần nhau.

B. Trái Đất và Mặt Trăng

C. Trái Đất và vật rơi tự do.

D. Mặt Trời và Trái Đất.

Câu hỏi 25 :

Tìm câu sai: Từ trường tồn tại

A. Xung quanh điện tích đứng yên.

B. Xung quanh điện tích chuyển động

C. Xung quanh nam châm.

D. Xung quanh dòng điện.

Câu hỏi 26 :

Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là

A. những đường thẳng song song cách đều nhau.

B. những đường cong, cách đều nhau.

C. những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc.

D. những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc

Câu hỏi 27 :

Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?

A. Nhôm và hợp chất của nhôm.

B. Niken và hợp chất của niken.

C. Cô ban và hợp chất của cô ban.


D. Sắt và hợp chất của sắt


Câu hỏi 28 :

Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường

A. Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó

B. Cùng hướng với lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tại điểm đó.

C. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tại điểm đó.

D. Có độ lớn tỉ lệ với cường độ của phần tử dòng điện đặt tại điểm đó.

Câu hỏi 31 :

Chiều của lực Lorenxơ được xác định bằng

A. qui tắc bàn tay trái

B. qui tắc nắm tay phải.

C. qui tắc cái đinh ốc.

D. qui tắc vặn nút chai.

Câu hỏi 33 :

Phát biểu nào sau đây không đúng

A. Từ thông qua một mặt kín luôn khác 0.

B. Từ thông là một đại lượng vô hướng.

C. Từ thông qua mặt phẳng khung dây bằng 0 khi khung dây dẫn đặt trong từ trường có các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây.

D. Từ thông qua một mặt kín có thể bằng 0 hoặc khác 0.

Câu hỏi 34 :

Định luật Len-xơ dùng để xác định

A. chiều của dòng điện cảm ứng.

B. độ lớn của suất điện động cảm ứng.

C. cường độ dòng điện cảm ứng.

D. chiều của từ trường của dòng điện cảm ứng.

Câu hỏi 36 :

Dòng điện Fu-cô là

A. dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật chất khi vật dẫn chuyển động trong từ trường..

B. dòng điện chạy trong khối vật dẫn.

C. dòng điện cảm ứng sinh ra trong mạch kín khi từ thông qua mạch biến thiên.

D. dòng điện xuất hiện trong tấm kim loại khi nối tấm kim loại với hai cực của nguồn điện

Câu hỏi 37 :

Từ thông riêng của một mạch kín phụ thuộc vào

A. cường độ dòng điện qua mạch.

B. chiều dài dây dẫn.

C. điện trở của mạch.


D. tiết diện dây dẫn.


Câu hỏi 38 :

Chọn câu sai

A. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.

B. Hiện tượng tự cảm là 1 trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ.

C. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm

D. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gọi là hiện tượng tự cảm.

Câu hỏi 39 :

Độ tự cảm của một ống dây rỗng gồm N vòng diện tích S, có chiều dài l có giá trị:

A. 4π.107N2lS

B.4π.107N2Sl

C. 2π.107N2lS

D. 2π.107N2Sl

Câu hỏi 47 :

Trong hình a, nam châm đang chuyển động đến gần vòng dây dẫn kín, hình b vòng dây dẫn kín đang chuyển động đến gần nam châm. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trên hai vòng dây dẫn kín có chiều

Trong hình a, nam châm đang chuyển động đến gần vòng dây dẫn  (ảnh 1)

A. ngược chiều kim đồng hồ ở hình a, cùng chiều kim đồng hồ ở hình b

B. cùng chiều kim đồng hồ ở hình a, ngược chiều kim đồng hồ ở hình b.

C. cùng chiều kim đồng hồ.

D. ngược chiều kim đồng hồ.

Câu hỏi 56 :

Mọi từ trường đều phát sinh từ

A. Các nguyên tử sắt.

B. Các điện tích chuyển động.

C. Các mômen từ.

D. Các nam châm vĩnh cửu

Câu hỏi 57 :

Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng


A. luôn lớn hơn 0.


B. luôn lớn hơn 1

C. luôn nhỏ hơn 1

D. luôn bằng 1

Câu hỏi 58 :

. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều với chiều từ trường đã sinh ra nó.

B. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.

C. Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện, thì trong mạch xuất hiện điện động cảm ứng. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

D. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng.

Câu hỏi 59 :

Đơn vị của hệ số tự cảm là

A. Vêbe (Wb)

B. Tesla (T)


 


 

C. Henri (H)

D. Vôn (V

Câu hỏi 60 :

Đặt một kim nam châm nhỏ trên mặt phẳng vuông góc với một dòng điện thẳng. Khi cân bằng, kim nam châm đó sẽ nằm theo hướng

A. cắt dòng điện.

B. theo hướng một đường sức từ của dòng điện thẳng.

C. theo hướng vuông góc với một đường sức từ của dòng điện thẳng.

D. song song với dòng điện.

Câu hỏi 63 :

Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì

A. hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn nhất.

B. có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

C. luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần

D. không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần

Câu hỏi 65 :

Dòng điện Fu-cô không xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?

A. Khối thủy ngân nằm trong từ trường biến thiên.

B. Khối lưu huỳnh nằm trong từ trường biến thiên.

C. Khối đồng chuyển động trong từ trường đều cắt các đường sức từ

D. Lá nhôm dao động trong từ trường.

Câu hỏi 66 :

Suất điện động cảm ứng là suất điện động

A. sinh ra dòng điện trong mach kín.

B. được sinh ra bởi nguồn điện hóa học

C. sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.

D. được sinh ra bởi dòng điện cảm ứng.

Câu hỏi 67 :

Các đường sức từ của dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng dài có dạng là các đường

A. tròn đồng tâm vuông góc với dòng điện, có tâm nằm trên trục của dây dẫn.

B. thẳng vuông góc với dòng điện.

C. tròn vuông góc với dòng điện.

D. tròn đồng tâm vuông góc với dòng điện.

Câu hỏi 69 :

Chọn câu sai. Khi một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n1, tới mặt phân cách với một môi trường có chiết suất n2<n1thì

A. tỉ số giữa sini và sinr là không đổi khi góc tới thay đổi.

B. góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i.

C. góc khúc xạ thay đổi từ 0 tới 90° khi góc tới i biến thiên.

D. có tia khúc xạ đối với mọi phương của tia tới.

Câu hỏi 71 :

Chọn một đáp án sai  khi nói về từ trường:

A. Các đường sức từ không cắt nhau.

B. Tính chất cơ bản của từ trường là tác động lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó.

C. Các đường sức từ là những đường cong không khép kín.

D. Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ đươc một và chỉ một đường sức từ đi qua

Câu hỏi 72 :

Công thức nào sau đây tính cảm ứng từ tại tâm của vòng dây tròn có bán kính R mang dòng điện I?

A. B=4π.107IR

B. B=2π.107I.R

C. B=2π.107IR

D. B=2.107IR

Câu hỏi 73 :

Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng

A. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

B. ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

C. ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

D. ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Câu hỏi 74 :

Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là

A. gương phẳng.

B. gương cầu.

C. thấu kính.

D. cáp dẫn sáng trong nội soi.

Câu hỏi 76 :

Theo định luật khúc xạ thì

A. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.

B. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ

C. góc tới tăng bao bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần.

D. góc khúc xạ có thể bằng góc tới.

Câu hỏi 77 :

Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động với vận tốc không đổi trong từ trường đều đạt độ lớn cực đại khi

A. véc tơ vận tốc v hợp với các đường sức từ góc 30° .

B. véc tơ vận tốc v vuông góc với các đường sức từ.

C. véc tơ vận tốc v hợp với các đường sức từ góc 60°.

D. véc tơ vận tốc v song song với các đường sức từ.

Câu hỏi 78 :

Lực Lo-ren-xơ là

A. lực từ tác dụng lên hạt mang điện đặt đứng yên trong từ trường.

B. lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường.

C. lực từ do dòng điện này tác dụng lên dòng điện kia.

D. lực từ tác dụng lên dòng điện.

Câu hỏi 79 :

Lực Lo-ren-xơ là

A. lực từ tác dụng lên hạt mang điện đặt đứng yên trong từ trường.

B. lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường.

C. lực từ do dòng điện này tác dụng lên dòng điện kia.

D. lực từ tác dụng lên dòng điện.

Câu hỏi 80 :

Cho chiết suất của nước bằng 43, của benzen bằng 1,5, của thủy tinh flin là 1,8. Có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần khi chiếu ánh sáng từ

A. từ benzen vào thủy tinh flin.

B. từ nước vào thủy tinh.

C. từ benzen vào nước.

D. từ chân không vào thủy tinh flin

Câu hỏi 81 :

Suất điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với

A. từ thông cực đại qua mạch.

B. từ thông cực tiểu qua mạch.

C. tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch.

D. điện trở của mạch.

Câu hỏi 82 :

Muốn cho trong một khung dây kín xuất hiện một suất điện động cảm ứng thì một trong các cách đó là

A. đưa khung dây kín vào trong từ trường đều.

B. quy khung dây quanh trục đối xứng của nó.

C. làm cho từ thông qua khung dây biến thiên.

D. làm thay đổi diện tích của khung dây.

Câu hỏi 83 :

Chọn phát biểu sai?

A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp tuyến với các đường sức từ.


B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.


C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện.

D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ.

Câu hỏi 87 :

Trong hiện tượng giao thoa ánh sáng, khoảng vân là khoảng cách

A. giữa hai vân sáng kề nhau


B. từ vân sáng trung tâm đến vấn tối thứ nhất.


C. giữa hai vân sáng bậc nhất.

D. giữa vân sáng và vân tối kề nhau.

Câu hỏi 88 :

Chiếu một chùm sáng đơn sắc hẹp tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi đi qua lăng kính, chùm sáng này

A. bị đổi màu.

B. bị thay đổi tần số.

C. không bị lệch phương truyn.

D. không bị tán sắc.

Câu hỏi 89 :

Tia X có

A. cùng bản chất với sóng âm

B. điện tích âm

C. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại

D. cùng bản chất với sóng vô tuyến

Câu hỏi 90 :

Một điện tích đứng yên, xung quanh điện tích sẽ có

A. điện trường xoáy.

B. từ trường.

C. điện trường.

D. điện từ trường

Câu hỏi 92 :

Phát biểu nào sai về điện từ trường?

A. Điện trường và từ trường luôn sinh ra điện từ trường.

B. Điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra từ trường.

C. Đường sức của điện trường xoáy là những đường khép kín.

D. Từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra điện trường xoáy.

Câu hỏi 93 :

Các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.10-9 m đến 3.10-7 m

A. ánh sáng nhìn thấy

B. tia hồng ngoại

C. tia tử ngoại

D. tia X

Câu hỏi 94 :

Tính chất nổi bật và quan trọng nhất của tia X là

A. ion hóa không khí

B. khả năng đâm xuyên

C. tác dụng nhiệt

D. làm phát quang nhiều chất

Câu hỏi 98 :

Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là

A. ion hóa không khí.

B. có khả năng đâm xuyên mạnh.

C. tác dụng nhiệt.

D. làm phát quang một số chất.

Câu hỏi 101 :

Khi nói về tính chất của tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại cùng có bản chất sóng điện từ.

B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt.

C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là các bức xạ không nhìn thấy.

D. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia tử ngoại

Câu hỏi 102 :

Chọn câu sai. Tia tử ngoại

A. kích thích một số chất phát quang

B. làm ion hóa không khí

C. kích thích nhiều phản ứng hóa học

D. không gây ra tác dụng nhiệt

Câu hỏi 104 :

Một bức xạ đơn sắc có tần số 3.1018 Hz . Lấy c = 3.108 m/s. Đây là

A. ánh sáng nhìn thấy.

B. bức xạ tử ngoại.

C. tia X.

D. bức xạ hồng ngoại.

Câu hỏi 105 :

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu cam bằng ánh sáng đơn sắc màu chàm và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát

A. vị trí vân trung tâm thay đổi

B. khoảng vân giảm xuống

C. khoảng vân không thay đổi

D. khoảng vân tăng lên

Câu hỏi 107 :

Xung quanh vật nào sau đây xuất hiện điện từ trường?

A. Một nam châm.

B. Tia lửa điện.

C. Một dòng điện không đổi.

D. Một điện tích đứng yên.

Câu hỏi 111 :

Tia tử ngoại được dùng

A. trong y tế để chụp điện, chiếu điện.

B. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.

C. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại

D. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.

Câu hỏi 116 :

Cho 3 mạch dao động LC lí tưởng, dao động với tần số khác nhau. Biết điện tích cực đại trên các tụ điện đều là 10µC. Biết rằng tại mọi thời điểm, điện tích trên tụ và cường độ dòng điện trên các mạch liên hệ với nhau bằng biểu thức q1i1+q2i2=q3i3 , với q1; q2; q3 lần lượt là điện tích trên tụ của mạch 1, mạch 2, mạch 3; i1; i2; i3 lần lượt là cường độ dòng điện trên mạch 1, mạch 2, mạch 3. Tại thời điểm t, điện tích trên tụ của mạch 1, mạch 2, mạch 3 lần lượt là 4µC, 5µC và q. Giá trị của q gần nhất là giá trị nào dưới đây?

A. 3μC

B. 4μC

C. 6μC

D. 8μC

Câu hỏi 117 :

Sự biến thiên của dòng điện i trong một mạch dao động lệch pha như thế nào so với sự biến thiên của điện tích q của một bản tụ điện.

A. i cùng pha so với q.

B. i ngược pha so với q.

C. i sớm pha hơnπ2 so với q.

D. i trễ pha hơnπ2 so với q.

Câu hỏi 118 :

Chu kì riêng của mạch dao động là

A. 2πLC

B. 1LC

C. 12πLC

D. 1LC

Câu hỏi 119 :

Sự hình thành dao động điện từ tự do trong mạch dao động là do hiện tượng nào sau đây?

A. Hiện tượng cộng hưởng điện.

B. Hiện tượng từ hóa

C. Hiện tượng cảm ứng điện từ.

D. Hiện tượng tự cảm.

Câu hỏi 120 :

Sóng điện từ

A. là sóng dọc hoặc sóng ngang.

B. là điện từ trường lan truyền trong không gian

C. có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương.

D. không truyền được trong chân không

Câu hỏi 122 :

Sơ đồ khối của một máy thu sóng vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?

A. Anten thu sóng điện từ.

B. Mạch biến điệu.

C. Mạch tách sóng.

D. Mạch khuyếch đại.

Câu hỏi 123 :

Hiện tượng chùm ánh sáng trắng đi qua lăng kính, bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc là hiện tượng

A. phản xạ toàn phần..

B. phản xạ ánh sáng.

C. tán sắc ánh sáng.

D. giao thoa ánh sáng

Câu hỏi 124 :

Khi ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì

A. bước sóng thay đổi nhưng tần số không đổi.

B. bước sóng không đổi nhưng tần số thay đổi

C. bước sóng và tần số đều thay đổi.

D. bước sóng và tần số đều không đổi.

Câu hỏi 125 :

Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng trắng của Y-âng, khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp bằng

A. một khoảng vân

B. một nữa khoảng vân.

C. một phần tư khoảng vân

D. hai lần khoảng vân..

Câu hỏi 126 :

Quang phổ vạch phát xạ

A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối của các vạch.

B. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

C. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

D. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

Câu hỏi 127 :

Bộ phận nào nào sau đây là một trong ba bộ phận chính của máy quang phổ lăng kính?

A. Mạch biến điệu.

B. Mạch tách sóng.

C. Pin quang điện.

D. Hệ tán sắc.

Câu hỏi 128 :

Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là:

A. Tác dụng nhiệt.

B. Làm ion hóa không khí.

C. Đâm xuyên.

D. Làm phát quang một số chất.

Câu hỏi 129 :

Một vật phát được tia hồng ngoại nếu

A. Nhiệt độ của vật lớn hơn 20000C

B. Nhiệt độ của vật trên 0 K.

C. Nhiệt độ của vật cao hơn môi trường xung quanh.

D. Nhiệt độ của vật thấp hơn môi trường.

Câu hỏi 130 :

Tia tử ngoại được phát ra rất mạnh từ nguồn nào sau đây?

A. Lò sưởi điện.

B. Lò vi sóng.

C. Màn hình vô tuyến.

D. Hồ quang điện

Câu hỏi 131 :

Tia X là sóng điện từ có bước sóng

A. lớn hơn tia hồng ngoại.

B. nhỏ hơn tia tử ngoại.

C. quá nhỏ, không đo được

D. không đo được, vì nó không gây ra hiện tượng giao thoa

Câu hỏi 132 :

Tia X không có tính chất nào sau đây?

A. Bị lệch hướng trong điện trường, từ trường.

B. Làm phát quang một số chất

C. Có khả năng ion hóa không khí.

D. Làm đen kính ảnh.

Câu hỏi 136 :

Trong dụng cụ nào sau đây có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến?


A. Cái ti vi.


B. Cái điều khiển ti vi

C. Cái radio.

D. Máy bắn tốc độ xe cộ trên đường

Câu hỏi 139 :

Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là

A. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.


B. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.

B. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.

D. phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng, không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.

Câu hỏi 140 :

Khi chiếu ánh sáng trắng vào khe hẹp F của ống chuẩn trực của một máy quang phổ lăng kính thì trên tấm kính ảnh của buồng ảnh thu được

A. các vạch sáng tối, xem kẽ nhau.

B. một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

C. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối

D. một dải ánh sáng trắng.

Câu hỏi 141 :

Một bức xạ đơn sắc có tần số 15.1014 Hz. Lấy c = 3.108 m/s.  Đây là

A. bức xạ tử ngoại.

B. bức xạ hồng ngoại.

C. ánh sáng đỏ.

D. ánh sáng tím.

Câu hỏi 142 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tia hồng ngoại có tần số cao hơn tần số của tia ánh sáng vàng.


B. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của tia ánh sáng đỏ.

C. Bức xạ tử ngoại có tần số cao hơn tần số của bức xạ hồng ngoại.

D. Bức xạ tử ngoại có chu kì lớn hơn chu kì của bức xạ hồng ngoại.

Câu hỏi 143 :

Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là

A. tia gamma; tia X; tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến.

B. ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma; sóng vô tuyến và tia hồng ngoại.

C. tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma và sóng vô tuyến.

D. sóng vô tuyến; tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X và tia gamma.

Câu hỏi 149 :

Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây sai?

A. Bị thuỷ tinh không màu hấp thụ mạnh.

B. Là những bức xạ không nhìn thấy được, có tần số sóng nhỏ hơn tần số sóng của ánh sáng tím.

C. Các hồ quang điện, đèn thuỷ ngân, và những vật bị nung nóng trên 3000°C đều là những nguồn phát tia tử ngoại mạnh.

D. Tác dụng rất mạnh lên kính ảnh.

Câu hỏi 150 :

Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng quang điện?

A. Electron bật ra khỏi mặt kim loại khi kim loại đó bị chiếu sáng.

B. Electron xuất hiện và chuyển động tự do trong chất bán dẫn khi bán dẫn được chiếu sáng.

C. Electron bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào.

C. Electron bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào.

Câu hỏi 152 :

Khi nói về quang phổ, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các chất khí ở áp suất lớn bị nung nóng phát ra quang phổ vạch.

B. Các chất rắn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch.

C. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố ấy.

C. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố ấy.

Câu hỏi 153 :

Tia hồng ngoại

A. không truyền được trong chân không.

B. là ánh sáng nhìn thấy, có màu hồng. .

C. không phải là sóng điện từ.

D. được ứng dụng để sưởi ấm

Câu hỏi 154 :

Quang điện trở hoạt động dựa vào nguyên tắc nào?

A. Hiện tượng nhiệt điện.

B. Sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ.


C. Hiện tượng quang điện trong.


D. Hiện tượng quang điện.

Câu hỏi 155 :

Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?

A. Chất khí ở áp suất lớn.

B. Chất rắn.

C. Chất lỏng.

D. Chất khí ở áp suất thấp.

Câu hỏi 156 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc?

A. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau.

B. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu từ đỏ đến tím.

C. Ánh sáng đơn sắc chỉ bị lệch nhưng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

D. Khi các ánh sáng đơn sắc đi qua một môi trường trong suốt, thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đ là lớn nhất, và đối với ánh sáng tím là nhỏ nhất.

Câu hỏi 157 :

Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

B. Ánh sáng đơn sắc bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

C. Ánh sáng đơn sắc không bị thay đổi bước sóng khi truyền từ không khí vào lăng kính thủy tinh.

D. Ánh sáng đơn sắc bị thay đổi màu khi truyền qua lăng kính.

Câu hỏi 158 :

Giới hạn quang điện của kim loại phụ thuộc vào:

A. bản chất của kim loại đó.

B. năng lượng của photon chiếu tới kim loại

C. màu sắc của ánh sáng chiếu tới kim loại

D. cường độ chùm ánh sáng chiếu vào

Câu hỏi 160 :

Tia Ron-ghen (tia X) có bước sóng

A. nhỏ hơn bước sóng của tia gamma.

B. lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.

C. nhỏ hơn bước sóng của tia hồng ngoại.

D. lớn hơn bước sóng ánh sáng màu đỏ.

Câu hỏi 161 :

Chọn câu đúng. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng

A. giải phóng êlectron khỏi một chất bằng cách bắn phá ion.

B. bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng.

C. giải phóng êlectron khỏi mối liên kết trong chất bán dẫn khi bị chiếu sáng.

D. giải phóng êlectron ra khỏi chất bán dẫn bằng cách đốt nóng

Câu hỏi 162 :

Tia tử ngoại có bước sóng nằm trong khoảng.

A. 7,6.107m đến 1012m.

B. 4.107mđến 109m.

C. 4.107m đến 1012m.

D.  107mđến 7,6.109m.

Câu hỏi 163 :

Tia X được phát ra

A. từ các vật có khối lượng riêng lớn nóng sáng

B. từ bản kim loại nặng, khó nóng chảy khi có một chùm electron có động năng lớn đập vào.

C. từ các vật nóng sáng trên 500°C

D. từ các vật nóng sáng trên 3000°C

Câu hỏi 164 :

Hiện tượng quang điện ngoài khác hiện tượng quang điện trong ở chỗ

A. có giới hạn λ0 phụ thuộc vào bản chất của từng khối chất.

B. chỉ xảy ra khi bước sóng của ánh sáng kích thích nhỏ hơn giới hạn λ0nào đó.

C. electron bắn ra khỏi mặt khối chất khi chiếu ánh sáng thích hợp vào khối chất đó.

D. chỉ xảy ra khi được chiều ánh sáng thích hợp.

Câu hỏi 169 :

Trong công nghiệp cơ khí, dựa vào tính chất nào sau đây của tia tử ngoại mà người ta sử dụng để tìm vết nứt trên bề mặt các vật kim loại?

A. Làm ion hóa không khí và nhiều chất khác.

B. Tác dụng lên phim ảnh.

C. Kích thích phát quang nhiều chất.

D. Kích thích nhiều phản ứng hóa học.

Câu hỏi 170 :

Chiếu ánh sáng trắng do một đèn điện dây tóc nóng sáng phát ra vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính thì trên tấm kính ảnh (hoặc tấm kính mờ) của buồng ảnh sẽ thu được

A. một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

B. các vạch màu riêng lẻ nằm trên nền tối.

C. ánh sáng trắng.

D. các vạch đen nằm trên nền quang phổ liên tục

Câu hỏi 171 :

Biết giới hạn quang điện của kẽm là 0,35μm. Chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì:

A. Điện tích của tấm kẽm không đổi.

B. Điện tích âm của lá kẽm mất đi.

C. Tấm kẽm tích điện dương.

D. Tấm kẽm sẽ trung hoà về điện

Câu hỏi 172 :

Có bốn loại bức xạ ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia X và tia γ. Các bức xạ này được sắp xếp theo thức tự tần số tăng dần là

A. tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia γ.

B. tia hồng ngoại, tia X, ánh sáng nhìn thấy, tiaγ

C. tia γ, ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia hồng ngoại.

D. tia γ, tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại.

Câu hỏi 173 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch?

A. Quang phổ vạch của cùng một nguyên tố thì giống nhau về số lượng và vị trí các vạch.

B. Quang phổ vạch của cùng một nguyên tố thì giống nhau về số lượng và màu sắc các vạch.

C. Quang phổ vạch của mỗi nguyên tố hóa học thì đặc trưng cho nguyên tố đó.

D. Quang phổ vạch có thể dùng để nhận biết sự có mặt của một nguyên tố nào đó trong nguồn cần khảo sát.

Câu hỏi 174 :

Tia X có bản chất là:

A. chùm ion phát ra từ catôt bị đốt nóng

B. sóng điện từ có tần số rất lớn

C. sóng điện từ có bước sóng rất lớn

D. chùm electron có tốc độ rất lớn

Câu hỏi 176 :

Tìm phát biểu sai về tia hồng ngoại và tia tử ngoại:

A. Đều không nhìn thấy bằng mắt thường

B. Đều có cùng tốc độ trong chân không,

C. Đều có tác dụng lên kính ảnh.

D. Đều có tác dụng làm phát quang một số chất

Câu hỏi 182 :

Trong mạch điện dao động lí tưởng LC, điện tích trên một bản tụ điện

A. trễ pha một góc π4  so với dòng điện trong mạch.

B. sớm pha một góc π4so với dòng điện trong mạch.

C. trễ pha một góc π2  so với dòng điện trong mạch.

D. sớm pha một góc π2  so với dòng điện trong mạch.

Câu hỏi 183 :

Điện từ trường xuất hiện xung quanh

A. chỗ có tia lửa điện.


 


C. điện tích đứng yên.


D. dòng điện không đổi

B. ống dây điện.


C. điện tích đứng yên.


D. dòng điện không đổi

Câu hỏi 184 :

Sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản không

A. Ănten.

B. Micrô.

C. Mạch tách sóng.

D. Mạch khuếch đại.

Câu hỏi 185 :

Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến?

A. Máy thu thanh.

B. Máy thu hình.

C. Chiếc điện thoại di động.

D. Cái điều khiển tivi.

Câu hỏi 186 :

Ánh sáng trắng

A. gồm hai loại ánh sáng đơn sắc và có màu khác nhau.

B. không bị tán sắc khi truyền qua bản hai mặt song song.

C. gồm vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đếm tím.

D. được truyền qua một lăng kính, tia đỏ luôn bị lệch nhiều hơn tia tím

Câu hỏi 187 :

Hiện tượng chùm ánh sáng trắng truyền qua lăng kính, bị phân tách thành nhiều chùm ánh sáng đơn sắc khác nhau gọi là hiện tượng

A. phản xạ ánh sáng.

B. khúc xạ ánh sáng.

C. tán sắc ánh sáng.

D. giao thoa ánh sáng

Câu hỏi 188 :

Ứng dụng của hiện tượng giao thoa với ánh sáng đơn sắc là

A. siêu âm trong y học.

B. kiểm tra vết nứt trên bề mặt kim loại.

C. đo độ sâu của biển.

D. đo bước sóng của ánh sáng đơn sắc.

Câu hỏi 190 :

Trong chân không, ánh sáng màu vàng của Natri có bước sóng là

A. 0,589 mm.

B. 0,589 µm

C. 0,589 nm.

D. 0,589 pm.

Câu hỏi 191 :

Máy quang phổ lăng kính hoạt động dựa trên hiện tượng

A. nhiễu xạ ánh sáng.

B. giao thoa ánh sáng.

C. khúc xạ ánh sáng.

D. tán sắc ánh sáng.

Câu hỏi 192 :

Quang phổ vạch phát xạ do chất nào sau đây phát ra khi bị nung nóng?

A. Chất khí ở áp suất thấp.

B. Chất khí ở áp suất cao

C. Chất rắn.

D. Chất lỏng.

Câu hỏi 194 :

Trong thang sóng điện từ tia có bước sóng nhỏ nhất là

A. tia X.

B. tia hồng ngoại.

C. tia tử ngoại.

D. tia gamma.

Câu hỏi 195 :

Trong công nghiệp, để làm mau khô lớp sơn bên ngoài của sản phẩm người ta sử dụng

A. tia gramma.

B. tia X.

C. tia tử ngoại.

D. tia hồng ngoại.

Câu hỏi 196 :

Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 1011m 108m đến

A. tia gramma.

B. tia X.

C. tia tử ngoại.

D. tia hồng ngoại

Câu hỏi 197 :

. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường

A. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong kín.

B. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong không kín.

C. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.

D. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy

Câu hỏi 198 :

Mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C thay đổi, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi. Để tần số dao động của mạch tăng n lần thì cần

A. giảm điện dung của tụ điện n2 lần.

B. tăng điện dung của tụ điện n2 lần.

C. giảm điện dung của tụ điện n lần.

D. tăng điện dung của tụ điện n lần.

Câu hỏi 200 :

Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Ánh sáng đơn sắc luôn bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyển qua lăng kính.

C. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu xác định gọi là màu đơn sắc.

D. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định trong chân không

Câu hỏi 201 :

Khi nghiêng các đĩa CD dưới ánh sáng Mặt Trời, ta thấy xuất hiện các màu sặc sỡ như màu cầu vồng. Đó là kết quả của hiện tượng

A. giao thoa ánh sáng.

B. khúc xạ ánh sáng.

C. nhiễu xạ ánh sáng.

D. tán sắc ánh sáng.

Câu hỏi 205 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ?

A. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất lớn cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.

B. Quang phổ vạch hấp thụ của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy.

C. Để thu được quang phổ hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.

D. Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng và chất khí ở áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

Câu hỏi 207 :

Tia X và tia tử ngoại không có những tính chất nào sao đây?

A. Khả năng đâm xuyên mạnh.

B. Làm ion hóa không khí.

C. Tác dụng lên kính ảnh.

D. Làm phát quang một số chất.

Câu hỏi 218 :

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát 1,5 m. Khoảng vân đo được trên màn là 0,8mm. Để khoảng vân đo được bằng 1,2 mm, ta cần dịch chuyển màn quan sát. 

A. lại gần mặt phẳng chứa hai khe một khoảng 0,3 m.

B. lại gần mặt phẳng chứa hai khe một khoảng 0,75 m.

C. ra xa mặt phẳng chứa hai khe một khoảng 0,3 m.

D. ra xa mặt phẳng chứa hai khe một khoảng 0,75 m.

Câu hỏi 222 :

Sóng điện từ có tần số 12 MHz thuộc loại sóng vô tuyến nào sau đây?

A. Sóng ngắn.

B. Sóng trung.

C. Sóng dài.

D. Sóng cực ngắn.

Câu hỏi 224 :

Ở đâu xuất hiện điện từ trường?

A. Xung quanh một ống dây điện.

B. Xung quanh một chỗ có tia lửa điện.

C. Xung quanh một điện tích đứng yên.

D. Xung quanh một dòng điện không đổi.

Câu hỏi 226 :

Sóng điện từ nào bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li?

A. Sóng cực ngắn.

B. Sóng dài.

C. Sóng trung.

D. Sóng ngắn.

Câu hỏi 227 :

Nguyên tắc của mạch chọn sóng trong máy thu thanh dựa trên hiện tượng

A. Sóng dừng.

B. Cộng hưởng điện.

C. Mạch phát sóng cao tần.

D. Mạch tách sóng.

Câu hỏi 228 :

Thiết bị nào sau đây không có trong máy phát thanh, phát hình bằng vô tuyến điện.

A. Mạch dao động.


B. Mạch biến điệu.


C. Mạch phát sóng cao tần.

D. Mạch tách sóng.

Câu hỏi 229 :

Phát biểu nào nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

A. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.

B. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ.

C. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.

D. Sóng điện từ là sóng ngang.

Câu hỏi 236 :

Khi một chùm sáng đơn sắc truyền từ nước ra ngoài không khí thì chùm sáng này có

A. tần số tăng, bước sóng giảm.

B. tần số giảm, bước sóng tăng.

C. tần số không đổi, bước sóng không đổi.

D. tần số không đổi, bước sóng tăng.

Câu hỏi 237 :

Mạch dao động điện từ LC có tần số dao động f được tính theo công thức

A. f=12πLC

B. f=2πLC

C. f=12πLC

D. f=12πLC

Câu hỏi 239 :

Thiết bị nào sau đây không có trong máy thu thanh bằng vô tuyến điện.

A. Mạch dao động.

B. Mạch tách sóng.

C. Mạch khuếch đại.

D. Mạch biến điệu.

Câu hỏi 241 :

Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là:

A. Ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.

B. Tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.

C. Tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.

D. Tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.

Câu hỏi 242 :

Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là:

A. Ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen

B. Tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại

C. Tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.

D. Tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.

Câu hỏi 244 :

Tia X có bản chất là

A. sóng âm.

B. dòng các pozitron

C. sóng điện từ.

D. dòng các electron.

Câu hỏi 245 :

Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra được một số phản ứng hóa học.

B. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ.

C. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.

D. Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện

Câu hỏi 246 :

Lấy c = 3.108 m/s. Bức xạ có tần số 1,5.1015 Hz là

A. tia Rơn-ghen.

B. tia tử ngoại.

C. ánh sáng nhìn thấy.

D. tia hồng ngoại.

Câu hỏi 247 :

Lấy c = 3.108 m/s. Bức xạ có tần số 3.1014 Hz là

A. ánh sáng nhìn thấy.

B. tia hồng ngoại.

C. tia tử ngoại.

D. tia Rơn-ghen.

Câu hỏi 248 :

Chiếu điện và chụp điện trong các bệnh viện là ứng dụng của

A. tia X.

B. tia tử ngoại.

C. tia hồng ngoại.

D. tia α.

Câu hỏi 249 :

Quang phổ vạch phát xạ do chất nào dưới đây bị kích thích bằng nhiệt phát ra?

A. Chất lỏng.

B. Chất khí ở áp suất thấp.

C. Chất khí ở áp suất cao.

D. Chất rắn.

Câu hỏi 250 :

Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tia hồng ngoại có tính chất nổi bật là tác dụng nhiệt.

B. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.

C. Tia hồng ngoại được ứng dụng để sấy khô, sưởi ấm.

D. Tia hồng ngoại là bức xạ nhìn thấy được

Câu hỏi 254 :

Điều nào sau đây là sai khi so sánh tia X và tia tử ngoại?

A. Có khả năng gây phát quang một số chất.

B. Tia X có bước sóng dài hơn so với tia tử ngoại

C. Cùng bản chất là sóng điện từ.

D. Đều có tác dụng lên kính ảnh.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK