Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021-2022 Trường THPT Lý Thường Kiệt

Đề thi HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021-2022 Trường THPT Lý Thường Kiệt

Câu hỏi 1 :

Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần, so với điện áp hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch

A. trễ pha \(\frac{\pi }{2}\).

B. sớm pha \(\frac{\pi }{4}\). 

C. sớm pha \(\frac{\pi }{2}\).

D. trễ pha \(\frac{\pi }{4}\).

Câu hỏi 2 :

Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Năng lượng phôtôn càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ.

B. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ. 

C. Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.

D. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn.

Câu hỏi 3 :

Trong nguyên tử Hiđrô, bán kính quỹ đạo K là r0. Bán kính quỹ đạo M là

A. 3r0              

B. 4r0  

C. 9r0       

D. 16r0.

Câu hỏi 4 :

Bức xạ có tần số nhỏ nhất trong số các bức xạ: hồng ngoại, tử ngoại, Rơn-ghen, gamma là

A. hồng ngoại.       

B. gamma

C. Rơn-ghen.       

D. tử ngoại.

Câu hỏi 5 :

Hạt nhân \({}_{11}^{24}Na\) có

A. 11 prôtôn và 13 nơtron.

B. 13 prôtôn và 11 nơtron.

C. 24 prôtôn và 11 nơtron.

D. 11 prôtôn và 24 nơtron.

Câu hỏi 6 :

Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều dựa trên hiện tượng

A. từ trường quay.    

B. cộng hưởng

C. cảm ứng điện từ.     

D. tự cảm.

Câu hỏi 9 :

Trong hiện tượng giao thoa sóng, những điểm trong môi trường sóng là cực đại giao thoa khi hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn kết hợp tới là:

A. \({d_2} - {d_1} = k\lambda \).

B. \({d_2} - {d_1} = (2k + 1)\frac{\lambda }{4}\)

C. \({d_2} - {d_1} = k\frac{\lambda }{2}\)

D. \({d_2} - {d_1} = (2k + 1)\frac{\lambda }{2}\).

Câu hỏi 10 :

Công thoát êlectron của một kim loại là A = 4,2eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là

A. 295,8nm.      

B. 0,518μm.

C. 0,757μm.      

D. 2,958μm.

Câu hỏi 11 :

Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng

A. một bước sóng.

B. hai lần bước sóng.

C. một phần tư bước sóng.

D. một nửa bước sóng.

Câu hỏi 14 :

Chu kỳ dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được xác định bởi

A. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{C}{L}} .\)

B. \(T = 2\pi \sqrt {LC} .\)

C. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{L}{C}} .\)

D. \(T = \frac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}.\)

Câu hỏi 18 :

Âm sắc của một âm là một đặc trưng sinh lí tương ứng với đặc trưng vật lí nào dưới đây của âm ?

A. Cường độ.   

B. Đồ thị dao động.

C. Mức cường độ.   

D. Tần số.

Câu hỏi 19 :

Đại lượng nào đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân ?

A. Năng lượng liên kết riêng. 

B. Năng lượng liên kết.

C. Số hạt prôlôn.

D. Số hạt nuclôn.

Câu hỏi 20 :

Tia Rơn-ghen (tia X) có:

A. cùng bản chất với tia tử ngoại.

B. tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.

C. điện tích âm nên nó bị lệch trong điện trường và từ trường.

D. cùng bản chất với sóng âm.

Câu hỏi 22 :

Một ánh sáng đơn sắc tần số f truyền trong chân không thì nó có bước sóng bằng

A. λ = f/c          

B. λ = 2cf

C. λ = c. f        

D. λ = c/f

Câu hỏi 23 :

Dòng điện xoay chiều i = 2\(\sqrt 3 \)cos(\(100\pi t + \frac{\pi }{3}\)) A có cường độ dòng điện hiệu dụng bằng

A. 2A         

B. \(\sqrt 3 \)A

C. 2\(\sqrt 3 \)A       

D. \(\sqrt 6 \)A

Câu hỏi 24 :

Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có chiều dài l dao động với biên độ góc nhỏ. Công thức tính chu kỳ dao động của con lắc đó là

A. T =\(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{l}} \)

B. T = \(\sqrt {2\pi \frac{l}{g}} \) 

C. T = \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{l}{g}} \)

D. T =\(2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)

Câu hỏi 26 :

Con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật nặng khối lượng m, dao động điều hòa trên mặt phẳng ngang. Bỏ qua ma sát. Con lắc dao động với tần số là

A. \(2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \).      

B. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{m}{k}} \). 

C. \(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \).       

D. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \).

Câu hỏi 29 :

Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn nào sau đây?

A. định luật bảo toàn động lượng.

B. định luật bảo toàn số prôtôn.

C. định luật bảo toàn số nuclôn.

D. định luật bảo toàn điện tích.

Câu hỏi 30 :

Cho phản ứng hạt nhân: \({}_4^9Be\) + p \( \to \) X + \({}_3^6Li\). Hạt nhân X là

A. Prôtôn.      

B. Hêli.

C. Triti.        

D. Đơteri.

Câu hỏi 31 :

Sóng ngang truyền được trong các môi trường

A. lỏng và khí.

B. rắn và mặt chất lỏng.

C. rắn, lỏng, khí.

D. rắn và khí.

Câu hỏi 36 :

Chọn câu sai khi so sánh pha của các đại lượng trong dao động điều hòa ?

A. li độ chậm pha hơn vận tốc góc π/2.

B. gia tốc nhanh pha hơn vận tốc góc π/2

C. li độ và gia tốc ngược pha nhau.

D. gia tốc chậm pha hơn vận tốc góc π/2.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK