Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Lịch Sử - THPT Phạm Công Bình Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Lịch Sử - THPT Phạm Công Bình Vĩnh Phúc

Câu hỏi 1 :

Nội dung nào dưới đây không đúng về tác động của sự tan rã chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đến tình hình thế giới?

A. Chiến tranh lạnh thực sự kết thúc

B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại

C. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ

D. Trật tự thế giới một cực được thiết lập.

Câu hỏi 2 :

Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội và chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam là do ảnh hưởng của

A. cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc

B. cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản

C. cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc

D. cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm

Câu hỏi 3 :

So với các giai đoạn lịch sử thế giới trước đây, đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX là

A. chuyển sang hòa hoãn và hòa dịu

B. được mở rộng và đa dạng

C. luôn căng thẳng với nhiều cuộc chiến tranh và xung đột

D. quan hệ căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Câu hỏi 4 :

Sau Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào?

A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ

B. Thực hiện chính sách “Định hướng Đại Tây Dương”

C. Trở thành đối trọng của Mĩ

D. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới

Câu hỏi 5 :

Yếu tố nào dưới đây phản ánh không đúng về nguyên nhân phát triển của kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Vai trò điều tiết của nhà nước

B. Áp dụng khoa học kĩ thuật và sản xuất

C. Chi phí cho quốc phòng thấp

D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú

Câu hỏi 6 :

Từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam

A. cuộc chiến tranh xâm lược

B. chính sách cai trị thực dân kiểu mới

C. chính sách bình định quân sự

D. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Câu hỏi 7 :

Nội dung nào dưới đây không phải là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước

B. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc

C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình

D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

Câu hỏi 8 :

Khẳng định nào sau đây không đúng về tình hình Liên bang Nga (1991 - 2000)?

A. Là “quốc gia kế tục Liên Xô”

B. Kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội

C. Là một nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

D. Vị thế ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế

Câu hỏi 9 :

Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là gì?     

A. Không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người

B. Hình thành thị trường thế giói vói xu thế toàn cầu hóa

C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

D. Khoa học kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Câu hỏi 11 :

Thành tựu nổi bật về khoa học - kĩ thuật của Liên Xô năm 1949 là

A. chế tạo thành công bom nguyên tử

B. phóng tàu vũ trụ đưa con người bay vòng quanh Trái Đất

C. phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất

D. đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng

Câu hỏi 12 :

Bản Hiến chương ASEAN được kí kết (11 - 2007) nhằm xây dựng ASEAN thành một

A. cộng đồng vững mạnh

B. tổ chức năng động và hiệu quả

C. tổ chức hợp tác toàn diện

D. cộng động kinh tế, văn hóa

Câu hỏi 13 :

Nhân tố nào sau đây chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX?

A. Xu thế toàn cầu hóa

B. Cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại

C. Chiến tranh lạnh

D. Sự ra đời các khối quân sự đối lập

Câu hỏi 14 :

Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Nhân dân

B. Đảng Cộng sản

C. Đảng Dân tộc

D. Đảng Quốc đại

Câu hỏi 16 :

Kết quả của cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. lật đổ chính quyền độc tài thân Mĩ, thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân

B. đánh đồ chủ nghĩa thực dân cũ, củng cố nền độc lập dân tộc

C. giành độc lập, thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân

D. lật đổ chính quyền độc tài thân Mĩ, thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ

Câu hỏi 17 :

Nhận xét nào dưới đây không đúng về chủ nghĩa tư bản trong thòi kì 1945 - 1991?

A. Hệ thống tư bản chủ nghĩa có những biến chuyển quan trọng

B. Các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực

C. Chủ nghĩa tư bản là hệ thống duy nhất trên thế giới

D. Các nước tư bản đều chịu tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới năm 1973

Câu hỏi 18 :

Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10 – 1949)

A. đưa chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới

B. chấm dứt sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Á

C. nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á

D. chấm dứt sự nô dịch của đế quốc trên phạm vi thế giới

Câu hỏi 19 :

Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một nước

A. thuộc địa, nửa phong kiến

B. thuộc địa

C. phong kiến độc lập

D. nửa thuộc địa, nửa phong kiến

Câu hỏi 20 :

Sự phát triển kinh tế của các nước Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã cho thấy quy luật phát triển nào của chủ nghĩa tư bản?

A. Cạnh tranh tự do

B. Phát triển ổn định

C. Phát triển kinh tế nhà nước

D. Phát triển không ổn định

Câu hỏi 21 :

Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là

A. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo

B. duy trì hoà bình và an ninh thế giới

C. thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tất cả các nước

D. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực

Câu hỏi 22 :

Phong trào cần vưong cuối thế kỉ XIX có mục tiêu chủ đạo là

A. giành độc lập dân tộc

B. chống thế lực phong kiến đầu hàng

C. đấu tranh tự vệ, chống Pháp mở rộng bình định, chiếm đóng

D. giúp vua dựng lại triều đình phong kiến tiến bộ

Câu hỏi 23 :

Phan Châu Trinh chủ trưong cứu nước bằng biện pháp

A. cải cách

B. bạo động

C. dựa vào Trung Quốc

D. dựa vào Nhật Bản

Câu hỏi 24 :

Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các Tổng thống Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973 là thực hiện chiến lược

A. phản ứng linh hoạt

B. toàn cầu

C. cam kết và mở rộng

D. ngăn chặn

Câu hỏi 25 :

Kẻ thù của nhân dân châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. chế độ phân biệt chủng tộc

B. chủ nghĩa thực dân kiểu mới

C. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ

D. chế độ độc tài thân Mĩ

Câu hỏi 26 :

Vì sao trong những năm đầu chiến tranh xâm lược Việt Nam (từ năm 1858 đến năm 1860), thực dân Pháp bị thiệt hại nặng nhưng vẫn đứng vững được ở Việt Nam để tiếp tục mở rộng xâm lược?

A. Triều đình Huế không tổ chức kháng chiến, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân

B. Pháp được tăng cường viện binh từ các chiến trường Trung Quốc, Italia.

C. Sai lầm về đường lối, chiến thuật của triều đình Huế

D. Triều đình Huế không được lòng dân, không được nhân dân ủng hộ kháng chiến

Câu hỏi 28 :

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX của nhân dân Việt Nam là

A. Khởi nghĩa Yên Thế

B. Khởi nghĩa Ba Đình

C. Khởi nghĩa Hương Khê

D. Khởi nghĩa Bãi Sậy

Câu hỏi 29 :

Nguyên nhân chủ yếu buộc Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là do

A. cuộc chạy đua vũ trang làm cho hai nước tốn kém, suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt

B. sự khủng hoảng trầm trọng của Liên Xô cuối những năm 80 của thế kỉ XX

C. tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa

D. sự vươn lên của Nhật Bản, Tây Âu cạnh tranh mạnh mẽ với Mĩ

Câu hỏi 30 :

Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới

B. Đánh dấu Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

C. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

D. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng

Câu hỏi 31 :

Một trong những thành tựu nhóm năm nước sáng lập ASEAN đạt được khi tiến hành chiến lược kinh tế hướng nội là

A. mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh

B. sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước

C. tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp

D. đã giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội

Câu hỏi 32 :

Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là

A. ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

B. khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh

C. tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

D. thành lập và phát triển Hội đồng tương trợ kinh tế

Câu hỏi 34 :

Một trong những điểm khác giữa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862 với cuộc kháng chiến chống Pháp ở giai đoạn trước là

A. kết hợp chống Pháp và chống phong kiến đầu hàng

B. tương quan lực lượng chênh lệch ngày càng có lợi cho ta

C. diễn ra sôi nổi, khiến cho Pháp gặp nhiều khó khăn

D. thể hiện lòng yêu nước, ý chí bất khuất chống ngoại xâm

Câu hỏi 35 :

Điểm khác biệt cơ bản giữa cách mạng Campuchia với cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam năm 1945 là

A. tiến hành chống chế độ diệt chủng Khơme đỏ

B. giành được chính quyền từ thực dân Pháp

C. thi hành đường lối hòa bình, trung lập

D. không giành được chính quyền từ phát xít Nhật

Câu hỏi 36 :

Một trong những mục tiêu chiến lược của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Vươn lên chi phối, lãnh đạo thế giới

B. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới

C. Thủ tiêu chủ nghĩa tư bản và chế độ người bóc lột người

D. Đoàn kết phong trào công nhân quốc tế

Câu hỏi 37 :

Sau Chiến Lanh thế giới thứ hai, Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới vì

A. Mĩ là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai

B. Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử

C. Sự suy giảm kinh tế của các nước tư bản ở châu Âu

D. Mĩ là ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Câu hỏi 38 :

Hoạt động tiêu biểu của Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX là

A. tổ chức phong trào Đông Du

B. mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì

C. thành lập Hội Duy tân

D. mở trường Đông Kinh nghĩa thục

Câu hỏi 39 :

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) là do

A. nhân dân không tiếp tế được cho nghĩa quân

B. thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến với đường lối đúng đắn

C. Pháp kết hợp tấn công quân sự với thủ đoạn chính trị đàn áp khởi nghĩa

D. so sánh lực lượng quá chênh lệch

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK