Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Lịch Sử THPT Chuyên Bắc Cạn

Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Lịch Sử THPT Chuyên Bắc Cạn

Câu hỏi 1 :

Cơ quan ngôn luận của tổ chức Hội Liên hiệp thuộc địa là:

A. Báo Lao động

B. Báo Nhân dân

C. Báo Người cùng khổ

D. Báo Thanh niên

Câu hỏi 3 :

Điểm khác nhau giữa bản Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo với bản Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là

A. Xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

C. Xác định giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

D. Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

Câu hỏi 4 :

Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. Đấu tranh vũ trang

B. Đấu tranh chính trị

C. Đấu tranh ngoại giao

D. Đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị

Câu hỏi 5 :

Chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam là

A. Tân Việt Cách mạng đảng

B. Đảng lập hiến

C. Việt Nam Quốc dân đảng

D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

Câu hỏi 6 :

Tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời khi nào? Ở đâu?

A. Tháng 6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc).

B. Tháng 5/1926, tại Quảng Châu (Trung Quốc).

C. Tháng 5/1926, tại Quảng Đông (Trung Quốc).

D. Tháng 6/1925, tại Quảng Đông (Trung Quốc).

Câu hỏi 7 :

Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là

A. Trịnh Đình Cửu

B. Hà Huy Tập

C. Lê Hồng Phong

D. Trần Phú

Câu hỏi 8 :

Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác là

A. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).

B. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).

C. Tổ chức Công hội được thành lập (1920).

D. Cuộc bãi công của công nhân xưởng máy Ba Son (8/1925).

Câu hỏi 9 :

Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Đấu tranh vũ trang

B. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí

C. Đấu tranh chính trị

D. Đấu tranh nghị trường

Câu hỏi 10 :

Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ngày nay là do

A. Yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì “Chiến tranh lạnh”.

B. Nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

C. Kế thừa những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XVIII – XIX.

D. Bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên.

Câu hỏi 11 :

Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, Nghệ - Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng mạnh nhất là vì

A. Là nơi bị thực dân Pháp khủng bố dã man nhất.

B. Là nơi có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm và các chi bộ Đảng hoạt động mạnh.

C. Là quên hương của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

D.  Là nơi có đội ngũ cán bộ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đông nhất.

Câu hỏi 12 :

Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập vào thời gian nào?

A. 22/12/1944

B. 22/12/1943

C. 22/12/1942

D. 22/12/1941

Câu hỏi 13 :

Nguyên nhân cơ bản nào dưới đây đưa nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.

B. Nhờ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

D. Lãnh thổ Mĩ rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu hỏi 14 :

Nguyên nhân cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là:

A. Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

B. Đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

D. Kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng, suy thoái.

Câu hỏi 15 :

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của các nhân tố

A. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

B. Chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào yêu nước Việt Nam.

C. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

D. Chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân Việt Nam.

Câu hỏi 16 :

Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là

A. Lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

B. Soạn thảo ra bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

D. Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu hỏi 17 :

Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản diễn ra trong thời gian

A. 1952 – 1960

B. 1945 – 1952

C. 1960 – 1973

D. 1973 – 1991

Câu hỏi 18 :

Nguyên nhân chính khiến Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô là:

A. Do Mĩ lo sợ trước ảnh hưởng ngày càng to lớn của Liên Xô.

B. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô.

C. Do Mĩ lo sợ sự mở rộng của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

D. Do Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

Câu hỏi 19 :

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là:

A. Một chi bộ của Quốc tế Cộng sản.

B. Tổ chức cách mạng của Việt kiều tại Quảng Châu – Trung Quốc.

C. Tổ chức chính trị quá độ để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Chính đảng vô sản đầu tiên ở Việt Nam.

Câu hỏi 20 :

Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc là:

A. Đưa yêu sách lên Hội nghị Véc-xai (1919).

B. Thành lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).

C. Đọc bản luận cương của Lênin (1920), tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.

D. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920), trở thành đảng viên cộng sản.

Câu hỏi 21 :

Bản Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực từ ngày nào?

A. 24/11/1945

B. 24/9/1945

C. 24/10/1945

D. 24/12/1945

Câu hỏi 22 :

Cách mạng tháng Tám năm 1945 không mang ý nghĩa nào sau đây?

A. Nó đã lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỉ ở nước ta.

B. Nó đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và ách thống trị của phát xít Nhật.

C. Nó đã đưa cả nước bước vào thời kì tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Nó đã lập nên nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.

Câu hỏi 23 :

Nguyên tắc cơ bản nhất để chỉ đạo hoạt động của Liên hợp quốc là

A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).

Câu hỏi 24 :

Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là

A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế.

B. Hải Dương, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam.

C. Bắc Giang, Hà Nội, Huế, Quảng Nam.

D. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

Câu hỏi 25 :

Thành công lớn nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu là:

A. Góp phần đưa đến sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

B. Lập được nhiều tổ chức quân sự trên thế giới.

C. Đàn áp các phong trào cách mạng thế giới.

D. Lôi kéo và chi phối được các nước tư bản đồng minh một thời.

Câu hỏi 27 :

Mốc đánh dấu chủ nghĩa thực dân kiểu cũ sụp đổ ở châu Phi là:

A. Năm 1960, 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.

B. Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) chính thức bị xóa bỏ.

C. Năm 1994, Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên.

D. Năm 1975, nhân dân Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích dành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha.

Câu hỏi 28 :

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời khi nào?

A. 1/11/1949

B. 1/10/1949

C. 1/9/1949

D. 1/12/1949

Câu hỏi 29 :

Tư tưởng cốt lõi của bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là:

A. Độc lập và tự do.

B. Độc lập và dân chủ.

C. Tự do và dân chủ.

D. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Câu hỏi 32 :

Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?

A. Tháng 2/1930

B. Tháng 3/1935

C.  Tháng 7/1936

D. Tháng 10/1930

Câu hỏi 33 :

Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Các nước Đông Nam Á đều đã gia nhập tổ chức ASEAN.

B. Các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu kinh tế to lớn.

C. Các nước Đông Nam Á đã trở thành các quốc gia độc lập.

D. Các nước Đông Nam Á đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới.

Câu hỏi 34 :

Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai là

A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.

C. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản.

D. Mâu thuẫn giữa tư sản Việt Nam với thực dân Pháp.

Câu hỏi 35 :

Tham gia Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam gồm đại biểu của những tổ chức cộng sản

A. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản đảng

B. An Nam Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản liên đoàn.

C. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản liên đoàn

D. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản liên đoàn.

Câu hỏi 36 :

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành:

A. Nông nghiệp trồng cao su.

B. Giao thông vận tải.

C. Công nghiệp khai mỏ.

D. Tài chính – ngân hàng.

Câu hỏi 37 :

Hình thức mặt trận được Đảng chủ trương thành lập tại Hội Nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939 là:

A. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương

B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương

C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh

Câu hỏi 38 :

Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo?

A. Giai cấp vô sản liên minh với giai cấp tư sản

B. Giai cấp vô sản

C. Giai cấp nông dân

D. Giai cấp tư sản

Câu hỏi 39 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là:

A. Uy tín của Mặt trận Dân chủ Đông Dương được nâng cao.

B. Quần chúng nhân dân được giác ngộ, trở thành lực lượng chính trị hùng hầu của cách mạng.

C. Chính quyền thực dân phải nhượng bộ quần chúng nhân dân một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.

D. Đội ngũ cán bộ của Đảng được rèn luyện, trưởng thành.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK