Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh

Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh

Câu hỏi 1 :

Vi phạm pháp luật có dấu hiệu nào dưới đây ?

A. Khuyết điểm.

B. Lỗi.

C. Hạn chế.

D. Yếu kém.

Câu hỏi 2 :

Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật ................

A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. do Nhà nước ban hành.

C. luôn tồn tại trong mọi xã hội.

D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Câu hỏi 3 :

Cả 4 người đi xe máy vượt đèn đỏ đều bị Cảnh sát giao thông xử phạt với mức phạt khác nhau. Điều này thể hiện, công dân .................

A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. bình đẳng trước pháp luật.

C. bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.

D. bình đẳng khi tham gia giao thông.

Câu hỏi 4 :

M – 13 tuổi đi xe đạp và N – 18 tuổi đi xe máy cùng vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe; N bị phạt tiền, M chỉ bị nhắc nhở. Việc làm này của Cảnh sát giao thông có thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý không ? Vì sao ?

A. Không, vì cả hai đều vi phạm như nhau.

B. Không, vì cần phải xử phạt nghiêm minh.

C. Có, vì M chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý.

D. Có, vì M không có lỗi.

Câu hỏi 5 :

Trong bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, những người đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều tham gia bầu cử. Điều này thể hiện bình đẳng .................

A. về bầu cử, ứng cử.

B. về tham gia quản lý nhà nước.

C. giữa các dân tộc, tôn giáo.

D. giữa người theo đạo và người không theo đạo.

Câu hỏi 6 :

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây ?

A. Bình đẳng về chính trị.

B. Bình đẳng về xã hội.

C. Bình đẳng về kinh tế.

D. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục.

Câu hỏi 7 :

Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành ................

A. nhiều quy định pháp luật.

B. một số quy định pháp luật.

C. một quy phạm pháp luật.

D. nhiều quy định pháp luật.

Câu hỏi 8 :

Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng nào dưới đây?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu hỏi 9 :

Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật .................

A. không cho phép làm.

B. cho phép làm.

C. quy định cấm làm.

D. quy định phải làm.

Câu hỏi 10 :

Cơ quan nào dưới đây có trách nhiệm bảo vệ công lí và quyền con người?

A. Quốc hội.

B. Tòa án.

C. Chính phủ.

D. Ủy ban nhân dân.

Câu hỏi 11 :

Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội sẽ bị Nhà nước ...................

A. xử lí thật nặng.

B. xử lí nghiêm minh.

C. xử phạt nghiêm minh.

D. xử phạt thật nặng.

Câu hỏi 12 :

Trường hợp nào sau đây là đúng khi bàn về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng?

A. Tài sản do người chồng làm ra sau khi kết hôn là tài sản riêng của chồng.

B. Trong thời kì hôn nhân, tài sản ai làm ra thì mới có quyền định đoạt.

C. Đã là vợ chồng thì mọi tài sản đều là của chung.

D. Tài sản vợ hoặc chồng có được trước hôn nhân là tài sản riêng.

Câu hỏi 13 :

Theo luật lao động, quy định nào sau đây là sai khi áp dụng với lao động nữ?

A. Có quyền được hưởng chế độ thai sản.

B. Không được sa thải khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

C. Không sử dụng vào công việc tiếp xúc với hóa chất độc hại.

D. Không sử dụng vào công việc đòi hỏi kĩ thuật cao.

Câu hỏi 14 :

Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thực hiện theo hình thức dân chủ................

A. trực tiếp.

B. gián tiếp.

C. trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

D. đại diện và dân chủ gián tiếp.

Câu hỏi 15 :

Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây mà chủ thể có quyền lựa chọn làm hoặc không làm?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu hỏi 16 :

H và Q yêu nhau nhưng bị hai gia đình ngăn cản vì hai bên không cùng dân tộc. Trong trường hợp này, gia đình H và Q đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây ?

A. Tự do cá nhân.

B. Tự do yêu đương.

C. Bình đẳng giữa các dân tộc.

D. Bình đẳng giữa các gia đình.

Câu hỏi 17 :

Ở nước ta bao giờ cũng có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện ..................

A. Bình đẳng giữa các vùng miền.

B. Bình đẳng giữa nhân dân miền núi và miền xuôi.

C. Bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.

D. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

Câu hỏi 18 :

Cha mẹ không được ép buộc, xúi giục con làm những điều trái pháp luật là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?

A. Bình đẳng giữa các thế hệ.

B. Bình đẳng về quyền tự do.

C. Bình đẳng về nghĩa vụ của cha mẹ.

D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.

Câu hỏi 19 :

Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là biểu hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây ?

A. Quan hệ nhân thân.

B. Quan hệ tinh thần.

C. Quan hệ xã hội.

D. Quan hệ tình cảm.

Câu hỏi 20 :

Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện của quyền bình đẳng .................

A. trong kinh doanh.

B. trong lao động.

C. trong đời sống xã hội.

D. trong hợp tác.

Câu hỏi 23 :

Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình ?

A. Không cẩn thận.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Thiếu suy nghĩ.

D. Thiếu kế hoạch.

Câu hỏi 24 :

Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây ?

A. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật.

B. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.

C. Xác định được người tốt và người xấu.

D. Cách li người vi phạm với những người xung quanh.

Câu hỏi 25 :

Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới đây?

A. Pháp luật.

B. Giáo dục.

C. Thuyết phục.

D. Tuyên truyền.

Câu hỏi 26 :

Pháp luật quy định về những việc được làm, việc phải làm và những việc nào dưới đây?

A. Không được làm.

B. Không nên làm.

C. Cần làm.

D. Sẽ làm.

Câu hỏi 27 :

Để giao kết hợp đồng lao động, chị Q cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?

A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.

C. Tích cực, chủ động, tự quyết.

D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.

Câu hỏi 28 :

Bình đẳng giữa các tôn giáo ở Việt Nam được hiểu là ...............

A. các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật.

B. hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được nhà nước bảo đảm.

C. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo.

D. các cơ sở tôn giáo đều được nhà nước bảo vệ.

Câu hỏi 29 :

Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện bình đẳng ..................

A. giữa miền ngược với miền xuôi.

B. giữa các dân tộc.

C. giữa các thành phần dân cư.

D. giữa các trường học.

Câu hỏi 32 :

Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, X được tuyển chọn vào trường đại học lớn của thành phố, còn Y thì được vào trường bình thường. Trong trường hợp này, X và Y có bình đẳng với nhau hay không ? Nếu có thì là bình đẳng nào dưới đây ?

A. Có, bình đẳng về chính sách học tập.

B. Có, bình đẳng về học không hạn chế.

C. Có, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D. Có, bình đẳng trong tuyển sinh.

Câu hỏi 33 :

Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế việc làm trái pháp luật là một trong các mục đích của ..............

A. giáo dục pháp luật.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. thực hiện pháp luật.

D. vận dụng pháp luật.

Câu hỏi 34 :

Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là ...............

A. nghi phạm.

B. xâm phạm.

C. vi phạm.

D. tội phạm.

Câu hỏi 36 :

Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa ................

A. quy tắc chung.

B. quy định bắt buộc.

C. chuẩn mực chung.

D. quy phạm pháp luật.

Câu hỏi 37 :

Nội dung văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt ...............

A. chính xác, một nghĩa.

B. chính xác, đa nghĩa.

C. tương đối chính xác, một nghĩa.

D. tương đối chính xác, đa nghĩa.

Câu hỏi 39 :

Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

A. Xử lí kiên quyết những hành vi tham nhũng không phân biệt, đối xử.

B. Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, dân chủ, nghiêm minh.

C. Xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu của thời kì hội nhập.

D. Xây dựng hệ thống cơ quan quốc phòng trong sạch, vững mạnh.

Câu hỏi 40 :

Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây ..................

A. Bình đẳng trước pháp luật.

B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

D. Bình đẳng về quyền con người.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK