Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi giữa HK2 môn GDCD 12 năm 2021-2022 Trường THPT Hai Bà Trưng

Đề thi giữa HK2 môn GDCD 12 năm 2021-2022 Trường THPT Hai Bà Trưng

Câu hỏi 2 :

Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường nào?

A. tự bầu cử.

B. tự đề cử.

C. được giới thiệu.

D. được đề cử.

Câu hỏi 5 :

Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì?

A. Quyền ứng cử.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền bãi nại.

Câu hỏi 6 :

Quyền nào dưới đây giúp đảm bảo cho công dân có điều kiện để chủ động và tích cực tham gia vào công việc chung của Nhà nước và xã hội?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

D. Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện tín.

Câu hỏi 8 :

Trong quy định của pháp luật về quyền tố cáo, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật mà công dân có thể tố cáo là ai?

A. tổ chức.

B. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. công dân.

D. bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Câu hỏi 9 :

Theo quy định của pháp luật nước ta, người nào có quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội?

A. tất cả mọi công dân.

B. những cán bộ, công chức nhà nước.

C. những công dân đủ 21 tuổi trở lên.

D. những người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Câu hỏi 10 :

Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân khi thực hiện các quyền tự do cơ bản?

A. Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật.

B. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

C. Tích cực giúp đỡ các cơ quan nhà nước thi hành pháp luật.

D. Phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật.

Câu hỏi 12 :

Công dân không nên làm gì khi thực hiện các quyền tự do cơ bản của mình?

A. Học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của công dân.

B. Thực hiện quyền tự do cơ bản của mình mà không quan tâm đến người khác.

C. Phê phán, đấu tranh, tố cáo việc làm trái pháp luật vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

D. Tự rèn luyện nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật.

Câu hỏi 13 :

Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền tố cáo?

A. Anh X phát hiện có một nhóm người đang mua bán ma túy.

B. Chị T nhận quyết định kỉ luật hạ bậc lương chưa đúng với mình.

C. Chị H phát hiện một cơ sở kinh doanh trái phép.

D. Ông H bắt quả tang anh B đang vào nhà mình ăn trộm.

Câu hỏi 14 :

Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức nào?

A. Nhà nước và công dân

B. xã hội với công dân

C. công dân với công dân

D. Nhà nước và xã hội

Câu hỏi 15 :

Hoạt động nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận?

A. Viết bài với nội dung xuyên tạc sai sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nước và tung lên mạng Internet.

B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai.

C. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong các dịp đại biểu tiếp xúc cử tri.

D. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.

Câu hỏi 16 :

Quyền nào dưới đây không phải là quyền tự do cơ bản của công dân?

A. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

B. Bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

D. Bầu cử và ứng cử.

Câu hỏi 17 :

Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, như vậy, công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền đóng góp ý kiến.

B. Quyền tham quan quản lí Nhà nước và xã hội.

C. Quyền kiểm tra, giám sát.

D. Quyền ứng cử.

Câu hỏi 18 :

Để thực hiện các quyền tự do cơ bản, công dân cần tránh việc làm nào sau đây?

A. Bao che cho những hành động trái pháp luật.

B. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

C. Tìm hiểu các quyền tự do cơ bản của mình.

D. Tích cực giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành pháp luật.

Câu hỏi 19 :

Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào cơ quan để trộm xe máy. B đã báo ngay cho cơ quan công an, B đã thực hiện quyền nào?

A. quyền tố cáo.

B. quyền khiếu nại.

C. quyền nhân thân.

D. quyền tự do ngôn luận.

Câu hỏi 23 :

A đã tốt nghiệp lớp 12 và đủ 18 tuổi. Vậy A không thể thực hiện các quyền dân chủ nào dưới đây?

A. Quản lý nhà nước và xã hội.

B. Ứng cử.

C. Bầu cử.

D. Khiếu nại và tố cáo.

Câu hỏi 24 :

Công dân có thể thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào sau đây?

A. Nhờ những người trong tổ bầu cử bỏ phiếu hộ.

B. Khi bận việc thì nhờ người thân bỏ phiếu giúp mình.

C. Trực tiếp đi bỏ phiếu bầu đại biểu HĐND các cấp.

D. Nếu đi đâu vắng thì gửi phiếu qua bưu điện.

Câu hỏi 25 :

Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào?

A. công khai, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.

B. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.

C. công bằng, bình đẳng, phổ thông, bỏ phiếu kín.

D. bỏ phiếu kín, phổ thông, công khai, bình đẳng.

Câu hỏi 27 :

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội chính là các quyền gắn liền với việc thể hiện các hình thức dân chủ nào?

A. đại diện ở nước ta.

B. trực tiếp ở nước ta.

C. gián tiếp ở nước ta.

D. nghị trường ở nước ta.

Câu hỏi 29 :

Theo quy định của pháp luật đối tượng nào dưới đây có quyền khiếu nại?

A. Chỉ cán bộ Nhà nước.

B. Chỉ công dân.

C. Chỉ các tổ chức.

D. Cá nhân và tổ chức.

Câu hỏi 30 :

Việc dân làm là gì?

A. chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước.

B. xây dựng hương ước, quy ước.

C. quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương.

D. giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương.

Câu hỏi 36 :

Là học sinh em có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận ở địa phương mình không?

A. Không, vì đây là quyền của những người từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Có, vì đây là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân đối với địa phương mình.

C. Không, vì đây là quyền và trách nhiệm của cán bộ ở địa phương.

D. Có, vì thông qua quyền này sẽ cho mọi người thấy khả năng ngôn luận của mình.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK