Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn GDCD Trường THPT Trưng Vương

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn GDCD Trường THPT Trưng Vương

Câu hỏi 1 :

Pháp luật do tổ chức nào dưới đây ban hành?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

B. Chính quyền.

C. Đoàn thanh niên.

D. Nhà nước.

Câu hỏi 2 :

Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức là thể hiện

A. tính qụyền lực, bắt buộc chung.

B. tính hiệu lực rộng rãi.

C. tính phổ biến.

D. tính hiệu lực khả thi.

Câu hỏi 3 :

Người có hành vi vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm

A. hành chính.

B. kỉ luật.

C. bồi thường.

D. buộc thôi việc.

Câu hỏi 4 :

Nội dung nào dưới đây nói về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.

B. Cha mẹ cần tạo điều kiện học tập tốt hơn cho con trai.

C. Cha mẹ cần quan tâm chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

D. Cha mẹ không cần nghe ý kiến của con.

Câu hỏi 5 :

Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Được bảo hộ về tính mạng.

C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

D. Được bảo hộ về sức khoẻ.

Câu hỏi 6 :

Trong nền sản xuất hàng hoá, giá cả hàng hoá là

A. giá trị của hàng hoá.

B. biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.

C. quan hệ vật chất giữa người bán và người mua.

D. lao động cá biệt của người sản xuất hàng hoá.

Câu hỏi 7 :

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp

A. có ý kiến của lãnh đạo cơ quan.

B. có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. có tin báo của nhân dân.

D. có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh.

Câu hỏi 8 :

Quyền được tự do tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra các phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền sáng tạo.

B. Quyền phát minh, sáng chế.

C. Quyền cải tiến kĩ thuật.

D. Quyền được phát triển.

Câu hỏi 9 :

Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?

A. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học vượt lớp.

B. Những học sinh nghèo được miễn giảm học phí.

C. Những học sinh học xuất sắc có thể được học ở các trường chuyên.

D. Những người đạt giải trong các kì thi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.

Câu hỏi 10 :

Tăng trưởng kinh tế gắn với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội là

A. phát triển kinh tế.

B. thúc đẩy kinh tế.

C. thay đổi kinh tế.

D. ổn định kinh tế.

Câu hỏi 11 :

Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định "Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau" là thể hiện quyền bình đẳng

A. giữa các thế hệ.

B. giữa các thành viên trong gia đình.

C. giữa con đẻ và con nuôi.

D. giữa anh, chị, em.

Câu hỏi 12 :

Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây?

A. Mọi nền sản xuất.

B. Nền sản xuất hàng hoá.

C. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

D. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 13 :

Bất kì công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh. Điều này thể hiện

A. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

B. công dân bình đẳng về quyền.

C. công dân bình đẳng về trách nhiệm.

D. công dân bình đẳng về mặt xã hội.

Câu hỏi 14 :

Công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên dưới đây có quyền bầu cử?

A. Đủ 18 tuổi trở lên.

B. Đủ 19 tuổi trở lên.

C. Đủ 20 tuổi trở lên.

D. Đủ 21 tuổi trở lên.

Câu hỏi 16 :

Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tích cực của cạnh tranh?

A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.

B. Kích thích sự phát triển của sản xuất.

C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.

D. Bảo đảm dân chủ trong xã hội.

Câu hỏi 18 :

Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi?

A. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi.

B. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

C. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi.

D. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.

Câu hỏi 19 :

Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền

A. học thường xuyên, học suốt đời.

B. học không hạn chế.

C. học bất cứ nơi nào.

D. bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu hỏi 20 :

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ để cho rằng người đó

A. đang có ý định phạm tội.

B. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.

C. sẽ xúi giục người khác phạm tội.

D. đang họp bàn thực hiện tội phạm.

Câu hỏi 21 :

Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là công dân có quyền kinh doanh

A. trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

B. bất cứ ngành nghề nào theo sở thích.

C. ở bất cứ địa điểm nào.

D. vào bất cứ thời gian nào trong ngày.

Câu hỏi 23 :

Mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng công nhân M vẫn thường xuyên vi phạm các quy định về an toàn lao động. Hành vi của M là hành vi

A. vi phạm tổ chức.

B. vi phạm hành chính.

C. vi phạm kỉ luật.

D. vi phạm nội quy cơ quan.

Câu hỏi 29 :

H và C là chị em ruột. Vì muốn biết tình cảm cúa chị H và anh Q nên có lần C đã đọc trộm tin nhắn cua anh Q gửi chị H. Hành vi này của C đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của chị H?

A. Quyền bí mật đời tư.

B. Quyền bí mật thông tin cá nhân.

C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại.

D. Quyền bình đẳng giữa chị và em.

Câu hỏi 30 :

Hai bạn học sinh lớp 12 H và K trao đổi với nhau về quyền tự do ngôn luận của công dân. Theo em, những ai dưới đây có quyền tự do ngôn luận?

A. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên.

B. Chỉ những người từ 20 tuổi trở lên.

C. Mọi công dân.

D. Chỉ những người là cán bộ, công chức.

Câu hỏi 31 :

Nhân lúc trong siêu thị đông người, P đã móc túi lấy trộm tiền của H, nhưng bị anh S là bảo vệ bắt quả tang. Trong trường hợp này, anh S nên lựa chọn theo giải pháp nào dưới đây cho đúng pháp luật?

A. Đánh cho P một trận.

B. Đánh P xong thì giải đến cơ quan công an.

C. Giam P lại trong phòng kín của siêu thị.

D. Giải ngay đến cơ quan công an.

Câu hỏi 32 :

Là học sinh lớp 12, em có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào dưới đây?

A. Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

B. Tham gia các hoạt động từ thiện do nhà trường tổ chức.

C. Góp ý kiến xây dựng các dự thảo luật liên quan đến học sinh.

D. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Câu hỏi 33 :

Anh Q đi xe máy vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền 400.000 đồng. Cho rằng, mức phạt như vậy là quá cao, anh Q có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng pháp luật?

A. Khiếu nại đến Giám đốc Công an tỉnh.

B. Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người cảnh sát đã xử phạt mình.

C. Đăng bài lên Facebook nói xấu người cảnh sát này.

D. Khiếu nại đến người cảnh sát đã xử phạt mình.

Câu hỏi 34 :

Trong kì tuyển sinh năm nay, V không trúng tuyển vào đại học nên đã cho rằng mình không được thực hiện quyền học tập nữa. Còn X thì nói V vẫn có quyền học tập. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn khả năng học.

B. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn cơ hội học.

C. V vẫn có quyền học tập vì có thể học thường xuyên, học suốt đời.

D. V vẫn có quyền học tập vì không ai tước quyền của mình.

Câu hỏi 35 :

Ông N đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến làm cháy gần một héc-ta rừng đặc dụng gần khu di tích lịch sử - văn hoá. Hành vi của ông N là trái pháp luật về

A. bảo vệ di sản văn hoá.

B. bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

C. bảo vệ và phát triển rừng.

D. bảo vệ nguồn lợi rừng.

Câu hỏi 38 :

Năng lực pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể

A. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.

B. hiểu được hành vi của mình.

C. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình.

D. có kiến thức về lĩnh vực mình làm.

Câu hỏi 39 :

Nhà nước quan tâm hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là biểu hiện

A. sự quan tâm giữa các vùng miền.

B. bình đẳng giữa các dân tộc về phát triển xã hội.

C. bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế.

D. bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

Câu hỏi 40 :

Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Bảo đảm an toàn về thân thể cho công dân.

B. Ngăn chặn mọi hành vi bắt giữ người tuỳ tiện.

C. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

D. Bảo đảm quyền tự do đi lại của công dân.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK