Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2017 Đề số 4 ( )

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2017 Đề số 4 ( )

Câu hỏi 1 :

Thung lũng sông Hồng là ranh giới giữa hai vùng núi:     

A Đông Bắc và Trường Sơn Bắc. 

B Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

C Tây Bắc và Đông Bắc.  

D Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Câu hỏi 2 :

Căn cứ vào Atlat trang 15, hãy cho biết nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ?

A Phân bố dân cư có sự tương phản rõ rệt giữa vùng ven biển phía đông và vùng núi biên giới phía tây.    

B Hai đô thị có qui mô dân số lớn nhất của vùng là Thanh Hóa và Vinh.

C Mật độ dân số ở khu vực biên giới phía tây chủ yếu ở mức dưới 100 người/km2.

D Các đồng bằng sông Mã, sông Cả là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất vùng.

Câu hỏi 3 :

Đặc điểm nổi bật về dân cư - lao động của Đồng bằng sông Hồng là: 

A dân số đông nhất cả nước, nguồn lao động dồi dào.

B dân số trẻ, gia tăng nhanh.

C lao động có trình độ cao nhất cả nước, phân bố không đều.

D lao động tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, có trình độ sản xuất.

Câu hỏi 4 :

Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (năm 2007) ở Atlat trang 20, hãy cho biết các tỉnh có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản  dưới 5% ở nước ta phân bố chủ yếu ở hai vùng nào? 

A Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.  

B Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

C Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

D Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.      

Câu hỏi 5 :

Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta hiện nay là:   

A Nam Côn Sơn và Cửu Long.            

B Thổ Chu – Mã Lai và sông Hồng.

C Nam Côn Sơn và sông Hồng.        

D  Thổ Chu – Mã Lai và Cửu Long.

Câu hỏi 6 :

Cho biểu đồ:SỐ LƯỢNG MỘT SỐ VẬT NUÔI Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây đúng về tình hình phát triển một số vật nuôi ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014?

A Số lượng đàn gia cầm có xu hướng tăng nhưng không ổn định.

B Số lượng đàn trâu có xu hướng tăng chậm.

C Số lượng đàn bò có xu hướng tăng trong giai đoạn 2000 - 2010.

D Số lượng đàn bò luôn ít hơn đàn trâu.

Câu hỏi 7 :

Trung tâm du lịch biển nổi tiếng ở Đông Nam Bộ là:  

A Thủ Dầu Một.  

B Biên Hoà.

C Vũng Tàu.       

D Tây Ninh.

Câu hỏi 8 :

Hiện nay, cơ cấu lao động của nước ta đang có chuyển dịch từ khu vực kinh tế Nhà nước sang:       

A khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. 

B khu vực dịch vụ.

C khu vực công nghiệp, xây dựng.       

D khu vực ngoài Nhà nước.

Câu hỏi 9 :

Đai cao chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là:

A đai cận xích đạo.     

B đai nhiệt đới gió mùa chân núi.

C đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.   

D đai ôn đới gió mùa núi cao.

Câu hỏi 10 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với Tây Nguyên?

A Là vùng duy nhất của cả nước không giáp biển.

B Là vùng có lợi thế to lớn về chăn nuôi và thủy sản.

C Là vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta.

D Trữ năng thủy điện trong vùng tương đối lớn.

Câu hỏi 11 :

Nhịp điệu dòng chảy trong năm của sông ngòi nước ta chủ yếu phụ thuộc vào:   

A  chiều dài của sông.   

B tổng lưu lượng nước trong năm.

C chế độ mưa mùa.  

D độ dốc của lòng sông.

Câu hỏi 12 :

Đối với đồng bào các dân tộc, vấn đề mà nước ta cần phải đặc biệt quan tâm là:

A các dân tộc ít người sống tập trung ở miền núi.

B mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng.

C sự chênh lệch lớn về phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc.

D phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi.

Câu hỏi 14 :

Trong những năm qua, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu  là do: 

A tăng diện tích đất canh tác.  

B tăng năng suất cây trồng.

C gia tăng số lao động trong ngành trồng lúa.

D thiên nhiên nhiệt đới có nhiều điều kiện thuận lợi cho cây lương thực phát triển.

Câu hỏi 15 :

Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất của miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:

A tình trạng rửa trôi đất diễn ra mạnh ở các đồng bằng.

B thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

C thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt.

D bị chia cắt mạnh bởi mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu hỏi 17 :

Căn cứ vào Atlat trang 24, hãy cho biết hai vùng có ngành thương mại phát triển nhất nước ta là: 

A Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

B Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ.

C Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.     

D Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.

Câu hỏi 18 :

Khu vực nào dưới đây có nguy cơ xảy ra động đất cao nhất ở nước ta?   

A Tây Bắc.       

B Đông Bắc

C Nam Trung Bộ.    

D Nam Bộ.

Câu hỏi 19 :

Ở nước ta, ngành công nghiệp được xem là cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải "đi trước một bước" là: 

A công nghiệp khai thác dầu khí.  

B công nghiệp điện lực.

C công nghiệp cơ khí.    

D công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.

Câu hỏi 20 :

Cho bảng số liệu:NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TATRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014(Đơn vị: tạ/ha)    Theo số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về năng suất lúa cả năm phân theo vùng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014?

A Năng suất lúa cả năm của nước ta tăng được 15,1 tạ/ha.     

B Đồng bằng sông Hồng luôn là vùng có năng suất lúa cả năm cao nhất cả nước.

C Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất lúa cả năm cao thứ hai, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình cả nước năm 2014.      

D Tây Nguyên và Đông Nam Bộ luôn là hai vùng có năng suất lúa cả năm thấp nhất ở nước ta.

Câu hỏi 21 :

Nhóm đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở:

A Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên.

B Đồng Tháp Mười và vành đai ven biển vịnh Thái Lan.

C vành đai ven biển Đông và ven biển vịnh Thái Lan.

D vành đai ven biển Đông và Tứ giác Long Xuyên.

Câu hỏi 22 :

Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích trồng chè lớn hơn Tây Nguyên là do

A  khí hậu có mùa đông lạnh.

B có nguồn lao động dồi dào hơn.

C có vị trí gần với Đồng bằng sông Hồng là vùng tiêu thụ chè lớn nhất cả nước.

D có vị trí giáp biển thuận lợi cho xuất khẩu.

Câu hỏi 24 :

Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá tới nền kinh tế nước ta là: 

A  tạo thêm việc làm cho người lao động.

B thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C  lan tỏa ngày càng rộng rãi lối sống thành thị tới các vùng nông thôn xung quanh.

D tạo ra thị trường có sức mua lớn.

Câu hỏi 25 :

Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta chuyển dịch không phải là do:  

A đường lối phát triển công nghiệp của nước ta.

B  tác động của yếu tố thị trường.

C xu hướng chung của toàn thế giới.

D sự gia tăng nhanh của lực lượng lao động.

Câu hỏi 26 :

Trong giai đoạn gần đây, diện tích cây công nghiệp lâu năm ở nước ta tăng mạnh chủ yếu là do: 

A đẩy mạnh khai hoang mở rộng diện tích ở vùng đồi núi, đặc biệt là ở các vùng chuyên canh như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

B nhu cầu của thị trường xuất khẩu tăng cùng với việc đầu tư cho công nghiệp chế biến ngày càng hiện đại.

C nhu cầu của thị trường trong nước tăng mạnh trong khi quỹ đất dự trữ cho việc mở rộng diện tích vẫn còn khá lớn.

D đẩy mạnh tiến hành thâm canh, tăng vụ ở những nơi có điều kiện thuận lợi như các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ

Câu hỏi 27 :

Cho bảng số liệuMỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN1998 - 2014Theo số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014?

A Sản lượng các sản phẩm công nghiệp nêu trên đều có xu hướng tăng.

B Sản lượng thủy sản đông lạnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

C Sản lượng chè chế biến và giày, dép da liên tục giảm.

D Sản lượng xi măng tăng ổn định trong giai đoạn 2000 - 2014. 

Câu hỏi 28 :

Vào nửa sau mùa đông, mưa phùn thường xuất hiện ở: 

A vùng ven biển Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

B vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.

C vùng ven biển Bắc Bộ và vùng núi Đông Bắc.

D vùng núi Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.

Câu hỏi 29 :

Các vườn quốc gia như Cát Bà, Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên… thuộc nhóm: 

A rừng phòng hộ.   

B rừng sản xuất.

C rừng đặc dụng.   

D rừng bảo vệ nghiêm ngặt.

Câu hỏi 30 :

Cơ sở để hình thành lịch sản xuất thời vụ khác nhau ở mỗi vùng nước ta là:

A kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.

B hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

C sự phân hóa khí hậu.

D  sự phân hóa điều kiện địa hình, thủy văn.

Câu hỏi 31 :

Nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng: 

A Đồng bằng sông Cửu Long.        

B Duyên hải Nam Trung Bộ.

C Bắc Trung Bộ.

D Đồng bằng sông Hồng.

Câu hỏi 32 :

Nhà máy thủy điện nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Bộ:  

A  Hòa Bình. 

B Yaly.   

C  Trị An.

D Xê Xan 3.

Câu hỏi 33 :

Tuyến đường bộ xuyên quốc gia có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải phía tây nước ta là: 

A đường Hồ Chí Minh.            

B quốc lộ 1.

C  quốc lộ 15.        

D quốc lộ 14.

Câu hỏi 34 :

Cho biểu đồCƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT - NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TAPHÂN THEO CHÂU LỤC NĂM 2014Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu hàng hóa của nước ta phân theo châu lục vào năm 2014?

A Tỉ trọng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các châu lục có sự chênh lệch đáng kể.

B Châu Á luôn là thị trường xuất - nhập khẩu lớn nhất.

C Châu lục có sự chênh lệch tỉ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất là châu Âu.

D Các châu lục khác có tỉ trọng xuất khẩu cao hơn so với tỉ trọng nhập khẩu.

Câu hỏi 35 :

Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính ở nước ta là: 

A phần lớn đã được tự động hóa nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.   

B còn thiếu lao động trình độ cao.

C có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.

D hiệu quả kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng nhanh.

Câu hỏi 36 :

Ngành công nghiệp nào sau đây không được coi là ngành trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng ? 

A công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí - điện tử.

B công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.

C công nghiệp luyện kim.

D công nghiệp dệt may và da giầy. 

Câu hỏi 38 :

Việc xây dựng các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ thuận lợi nhờ vào: 

A có đ­ường bờ biển dài, ít đảo ven bờ.

B  bờ biển có nhiều vũng vịnh, mực nư­ớc sâu, hiện t­ượng sa bồi ít.

C có nhiều vũng vịnh rộng.

D có nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu vận tải lớn.

Câu hỏi 39 :

Vùng có số lượng tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển nhiều nhất ở nước ta là: 

A Đồng bằng sông Hồng.              

B Bắc Trung Bộ.

C Duyên hải Nam Trung Bộ.             

D Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu hỏi 40 :

Đặc điểm nào sau đây không phải của vùng kinh tế trọng điểm?

A Chiếm tỉ trọng GDP lớn, tốc độ phát triển kinh tế nhanh.

B Bao gồm nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ổn định.

C Hội tụ đầy đủ các thế mạnh kinh tế.

D Có khả năng thu hút phát triển nhiều ngành mới về công nghiệp và dịch vụ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK