Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT Quốc Gia ĐH môn hóa năm 2016, Đề 2 ()

Đề thi thử THPT Quốc Gia ĐH môn hóa năm 2016, Đề 2 ()

Câu hỏi 1 :

Thí nghiệm dưới đây dùng để điều chế khí X. Nhận định nào dưới đây là đúng

A Khí X là H2. Màu dung dịch Br2 không đổi màu.

B Khí X là SO2. Màu dung dịch Br2 nhạt dần.

C Khí X là H2S . Màu dung dịch Br2 đậm lên.

D Khí X là SO2. Trong bình tam giác có vẩn đục kết tủa.

Câu hỏi 3 :

Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, cường độ dòng là 5A. Khi ở anot có 4 g khí oxi bay ra thì ngừng điện phân. Điều nào sau đây luôn đúng ?

A Khối lượng đồng thu được ở catot là 16 g

B Chỉ có khí thoát ra ở anot

C pH của dung dịch trong quá trình điện phân luôn tăng lên

D Thời gian điện phân là 9650 giây

Câu hỏi 6 :

Để phát hiện các khí sau trong hỗn hợp khí, phương pháp nào không đúng?

A Dùng dung dịch CuSO4 để nhận ra H2S

B Dùng dung dịch KI và hồ tinh bột để nhận ra O3

C Dùng dung dịch phenolphtalein để nhận ra NH3

D Dùng dung dịch BaCl2 để nhận ra CO2

Câu hỏi 7 :

Điều nào sau đây không đúng khi nói về xenlulozơ ?

A Tác dụng với HNO3 đặc

B Có thể dùng để điều chế ancol etylic

C Tan trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2

D Dùng để sản xuất tơ enan

Câu hỏi 8 :

Các hiện tượng của thí nghiệm nào sau đây được mô tả đúng ?

A Cho fructozơ vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3/ NH3 rồi đun nóng không có Ag tạo ra, cho tiếp vài giọt axit sunfuric vào rồi đun nóng : có Ag xuất hiện.

B Cho Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ : Cu(OH)2 tan tạo thành dung dịch xanh lam, đun nóng, hỗn hợp : màu xanh mất đi và có kết tủa đỏ gạch. Làm lạnh hỗn hợp kết tủa tan và màu xanh xuất hiện trở lại.

C Nhỏ dung dịch I2 lên mẩu chuối chín : không có màu xanh. Cho mẩu chuối đó vào dung dịch H2SO4 rất loãng đun nóng một lúc, để nguội rồi nhỏ dung dịch I2 vào : màu xanh xuất hiện

D Cho dung dịch I2 vào hồ tinh bột : màu xanh xuất hiện, đun nóng : màu xanh mất, để nguội : lại có màu xanh.

Câu hỏi 9 :

Thí nghiệm nào sau đây chỉ 1 hiện tượng: chỉ có kết tủa hoặc chỉ có khí bay ra ?

A Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3

B Cho dung dịch H2SO4 phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2

C Cho Mgvào dung dịch NaHSO4

D Cho Ba vào dung dịch NaHSO3

Câu hỏi 13 :

Kim loại Al phản ứng được tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ở nhiệt độ thường?

A dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch NaOH, dung dịch MgCl2

B HNO3 đặc, dung dịch CH3COOH, dung dịch CuSO4

C dung dịch Ba(OH)2,  KHSO4, dung dịch FeSO4

D dung dịch FeCl3, CrCl3, Fe3O4

Câu hỏi 17 :

Thí nghiệm nào sau đây khi hoàn thành không có kết tủa?

A Zn  vào dung dịch KOH

B Cho Ba kim loại vào dung dịch NH4HCO3

C Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH

D Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4])

Câu hỏi 18 :

So sánh nhiệt độ sôi của các chất axit axetic, axeton, propan, etanol

A CH3COOH > CH3CH2CH3 > CH3COCH3 > C2H5OH    

B C2H5OH > CH3COOH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3

C CH3COOH > C2H5OH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3    

D C2H5OH > CHCOCH3 > CH3COOH > CH3CH2CH3

Câu hỏi 19 :

Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử ?

A (NH4)2CO3 \rightarrow 2NH3 + CO2 + H2O

B CO + Cl\rightarrow COCl2

C CaOCl2   +  2HCl \rightarrow CaCl+   Cl+ H2O

D 4KClO3 \rightarrow KCl   + 3KClO4

Câu hỏi 21 :

Phản ứng nào sau đây chứng tỏ trong phân tử rượu (ancol) etylic có nhóm hiđroxyl ?

A C2H5OH  + HBr \rightleftharpoons C2H5Br + H2O

B C2H5OH + CuO \rightarrow CH3CHO + Cu +  H2O

C C2H5OH + O2 \rightarrow CH3COOH + H2O

D 2C2H5OH + 2Na \rightarrow 2C2H5Ona + H2

Câu hỏi 22 :

Nhận định nào sau đây đúng ?

A Khi điện phân Al2O3, phải trộn thêm criolit vì Al2O3 nóng chảy không dẫn điện.

B Để sản xuất Al, ta không điện phân nóng chảy AlCl3 vì AlCl3 nóng chảy không điện li.

C Để ngăn không cho Al tạo ra tiếp xúc với không khí, thùng điện phân phải đậy kín.

D Khi điện phân Al2O3 , điện cực than chì bị hao hụt liên tục.

Câu hỏi 25 :

Độ mạnh tính axit được xếp tăng dần theo dãy sau :

A CH3COOH < HCOOH < H2CO3 < HClO

B H2CO3 < CH3COOH < HCOOH < HClO

C HCOOH < CH3COOH < H2CO3 < HClO

D HClO < H2CO3 < CH3COOH < HCOOH

Câu hỏi 30 :

Cho phản ứng :    3H2(khí)    + Fe2O3 (rắn)  \rightleftharpoons 2Fe +  3H2O (hơi)   Nhận định nào sau đây là đúng?

A Tăng áp suất cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận

B Thêm Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận

C Nghiền nhỏ Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận

D Thêm H2 vào hệcân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận

Câu hỏi 32 :

Trộn bột nhôm dư vào hỗn hợp gồm : MgO, Fe3O4, CuO rồi nung ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn chất rắn thu được gồm :

A MgO, Al2O3, Fe, Cu, Al

B MgO, Al, Fe, CuO, Al2O3

C MgO, Al2O3, FeO, Cu, Al

D Mg, Al, Fe, Cu, Al2O3

Câu hỏi 34 :

Phương pháp nào sau đây thường được dùng để điều chế Ag từ Ag2S ?

A Ag2\overset{+HNO_{3}}{\rightarrow}  AgNO3  \overset{t^{0}}{\rightarrow} Ag

B Ag2S \overset{+NaCN}{\rightarrow} Na[Ag(CN)2] \overset{+Zn}{\rightarrow}  Ag

C Ag2S  \overset{+O_{2}}{\rightarrow}  Ag2O  \overset{+CO}{\rightarrow} Ag

D Ag2S  \overset{+HCl}{\rightarrow}  AgCl \overset{as}{\rightarrow}  Ag

Câu hỏi 35 :

Để tinh chế I2 có lẫn các tạp chất là : BaCl2, MgBr2, KI người ta có thể sử dụng cách nào sau đây ?

A Dùng dung dịch Na2CO3 rồi lọc bỏ kết tủa, cho dung dịch phản ứng với khí clo

B Nung nóng hỗn hợp sau đó làm lạnh

C Hoà tan hỗn hợp vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3

D Dùng dung dịch hồ tinh bột để hấp thụ I2

Câu hỏi 38 :

PTHH nào sau đây không đúng ?

A CH2=CH–CH2–Cl + H2O  \overset{t^{0}}{\rightarrow}  CH2=CH–CH2–OH + HCl

B CH3–CH–CH2–Cl + H2\overset{t^{0}}{\rightarrow} CH3–CH–CH2–OH + HCl

C C6H5–Cl + 2NaOH \overset{t^{0},p}{\rightarrow}  C6H5–ONa + NaCl + H2O

D CH2=CH– Cl + NaOH \overset{t^{0},p}{\rightarrow}  CH3–CHO + NaCl

Câu hỏi 39 :

Chất hữu cơ X phản ứng được với : dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch NaOH, dung dịch HCl. Vậy công thức nào sau đây phù hợp ?

A HCOO–CH(NH3Cl)–COOH

B NH2–CH(CHO)–COONa

C ClNH3–CH(CHO)–CH2OH

D HCOO–CH2–COONH3Cl

Câu hỏi 41 :

Nhận xét nào sau đây luôn đúng ?

A Các nguyên tố nhóm B đều là các kim loại.

B Các kim loại nhóm B không phản ứng với nước.

C Các kim loại nhóm B có tính khử trung bình.

D Các  kim  loại  nhóm  B  đều  có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

Câu hỏi 46 :

Phản ứng nào sau đây không đúng ?

A Fe + S    \overset{t^{o}}{\rightarrow}  Fe2S3

B Fe + H2O  \overset{t^{o}}{\rightarrow}  Fe3O4  + H2

C Fe + I2   \overset{t^{o}}{\rightarrow}  FeI2

D Fe + H2O \overset{t^{o}}{\rightarrow} FeO  +   H2

Câu hỏi 47 :

Các chất trong dãy nào sau đây đều có tính lưỡng tính ?

A NH2–CH2–COOH, NH2–CH2–COONH4 , CH3–COONH4

B CH3–COOCH3 , NH2–CH2–COOCH3 ,ClNH3CH2 –CH2NH3Cl

C ClNH3–CH2–COOH, NH2–CH2–COOCH3, NH2–CH2–CH2ONa

D NH2–CH2–COONa, ClNH3–CH2–COOH , NH2–CH2–COOH

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK