Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT Quốc Gia ĐH môn hóa năm 2016, Đề 29 ()

Đề thi thử THPT Quốc Gia ĐH môn hóa năm 2016, Đề 29 ()

Câu hỏi 2 :

Các chất mà phân tử không phân cực là:

A HBr, CO2, CH4.

B Cl2, CO2, C2H2.  

C NH3, Br2, C2H4.

D HCl, C2H2, Br2.

Câu hỏi 7 :

Dãy các kim loại được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính khử là

A Cu, Ag, Pb. 

B Ag, Pb,Cu. 

C Pb, Ag, Cu.  

D Ag, Cu, Pb.

Câu hỏi 8 :

Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A Cho kim loại Fe vào dung dịch CuSO4.

B Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl.

C Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3.       

D Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Câu hỏi 12 :

Khi thủy phân hoàn toàn poli peptit thu được sản phẩm là

A \beta- amino axit. 

B \alpha- amino axit.  

C Glucozơ.   

D oligo peptit.

Câu hỏi 20 :

Amin nào sau đây là amin bậc 2

A trimetyl amin. 

B etyl amin.     

C protein.      

D  đimetyl amin.

Câu hỏi 22 :

Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A  Tơ xenlulozơ axetat.  

B Tơ visco.   

C Tơ nitron.

D Tơ nilon-6,6.

Câu hỏi 24 :

Chất nào sau đây là chất không điện li?

A  HCl.  

B CH3COOH.    

C  H2O.      

D C6H6.

Câu hỏi 25 :

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.

B Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.

C Các dung dịch glyxin, alanin và lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.

D Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị a-amino axit.

Câu hỏi 26 :

Cho Kali kim loại vào dung dịch CuSO4 thì thu được sản phẩm gồm:

A KOH và H2.                                                    

B Cu(OH)2 , K2SO4 và H2.

C Cu và K2SO4.     

D Cu, Cu(OH)2 và K2SO4.

Câu hỏi 27 :

Hiđrocacbon nào sau đây không làm mất màu dung dịch brom?

A etilen.                 

B etan      

C  isopren.       

D stiren.

Câu hỏi 32 :

Hiđro hóa anđehit acrylic bằng lượng dư H2 (xúc tác Ni, t0) thì sản phẩm là

A CH3–CH2–CH2–OH   

B CH2=CH–CH2–OH 

C CH3–CH2–CH=O

D CH3–CO–CH3

Câu hỏi 33 :

Chỉ dùng duy nhất một thuốc thử là quỳ tím, bằng một lượt thử có thể phân biệt được các dung dịch trong nhóm sau:

A  NaCl, NaClO, HCl, NaOH.

B KCl, K2SO4, HCl, KOH.

C NaCl, Na2SO4, Ba(OH)2, H2SO4.   

D MgCl2, MgSO4, HCl, KOH.

Câu hỏi 35 :

Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4→ FeSO4+ Cu.Trong phản ứng trên xảy ra

A sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.

B sự khử Fe2+và sự khử Cu2+

C sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+          

D sự khử Fe2+và sự oxi hóa Cu.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK