Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Sinh học Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 8 năm 2021

Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 8 năm 2021

Câu hỏi 1 :

Cấu trúc nào dưới đây nằm ở cuối sợi trục của nơron?

A. Thân xám

B. Bao miêlin

C. Eo Răngviê

D. Cúc xináp

Câu hỏi 2 :

Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là gì?

A. Dây thần kinh

B. Hạch thần kinh

C. Nơron

D. Tế bào hạch

Câu hỏi 3 :

Nơron có khả năng tái sinh?

A. phần cuối sợi nhánh.

B. phần đầu sợi nhánh.

C. phần đầu sợi trục.

D. phần cuối sợi trục.

Câu hỏi 4 :

Con người có bao nhiêu dây thần kinh não?

A. 42

B. 31

C. 24

D. 12

Câu hỏi 5 :

Ở não người, bộ phận nào nối liền trực tiếp với tủy sống?

A. Cầu não

B. Tiểu não

C. Não giữa

D. Hành não

Câu hỏi 8 :

Ở não người, phần nào phát triển nhất?

A. Trụ não

B. Não trung gian

C. Tiểu não

D. Đại não

Câu hỏi 9 :

Vùng nào dưới đây nằm ở thùy trán?

A. Vùng cảm giác

B. Vùng thính giác

C. Vùng vận động

D. Vùng thị giác

Câu hỏi 10 :

Vùng chức năng nào dưới đây không có ở thú mà chỉ có ở đại não của con người?

A. Vùng vận động

B. Vùng thính giác

C. Vùng vị giác

D. Vùng hiểu chữ viết

Câu hỏi 11 :

Trung ương của phân hệ giao cảm nằm ở đâu?

A. Tủy sống

B. Trụ não

C. Đại não

D. Tiểu não

Câu hỏi 12 :

Đối với cùng một cơ quan, hai phân hệ của hệ thần kinh sinh dưỡng có tác dụng?

A. đối lập nhau.

B. giống hệt nhau.

C. đồng thời nhau.

D. tương tự nhau.

Câu hỏi 13 :

Mống mắt còn có tên gọi khác là?

A. lòng đen.

B. giác mạc.

C. thể thủy tinh.

D. đồng tử.

Câu hỏi 14 :

Các tế bào sắc tố nằm ở lớp nào của cầu mắt?

A. Màng cứng

B. Màng mạch

C. Màng lưới

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 16 :

Để phòng ngừa tật cận thị, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây?

A. Giữ đúng khoảng cách khi đọc sách

B. Đọc sách ở nơi đủ ánh sáng

C. Không đọc sách ở nơi mà khoảng cách giữa mắt và sách thay đổi liên tục

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 17 :

Tật/bệnh nào dưới đây có khả năng lây lan cao từ người này sang người khác?

A. Cận thị

B. Viễn thị

C. Đau mắt hột

D. Mù màu

Câu hỏi 18 :

Để mắt luôn sáng khỏe, chúng ta cần bổ sung đầy đủ?

A. vitamin K.

B. vitamin B1.

C. vitamin A.

D. vitamin D.

Câu hỏi 19 :

Vòi nhĩ là bộ phận nối hầu với bộ phận nào?

A. ống bán khuyên.

B. tai trong.

C. màng nhĩ.

D. tai giữa.

Câu hỏi 20 :

Tế bào thụ cảm thính giác nằm ở?

A. màng cửa bầu dục.

B. màng bên.

C. màng cơ sở.

D. màng tiền đình.

Câu hỏi 21 :

Bộ phận nào của tai trong có vai trò thu nhận các kích thích của sóng âm?

A. Bộ phận tiền đình

B. Ốc tai

C. Ống bán khuyên

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 22 :

Đặc điểm nào dưới đây không có ở các phản xạ không điều kiện ?

A. Cung phản xạ đơn giản

B. Số lượng hạn chế

C. Hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời

D. Mang tính chất bẩm sinh

Câu hỏi 23 :

Phản xạ không điều kiện không chịu sự điều khiển của bộ phận nào dưới đây?

A. Vỏ não

B. Tủy sống

C. Trụ não

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 24 :

Biện pháp nào dưới đây góp phần bảo vệ hệ thần kinh?

A. Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu

B. Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

C. Biện pháp góp phần bảo vệ hệ thần kinh

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 25 :

Khi nói về ngôn ngữ, điều nào sau đây là đúng?

A. Mang tính chất bẩm sinh

B. Là hệ thống tín hiệu thứ nhất của con người

C. Bao gồm hai phương diện chính: tiếng nói và chữ viết

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 26 :

 Trường hợp nào dưới đây là phản xạ không điều kiện?

A. Rùng mình khi nhìn thấy sâu khế

B. Dừng xe trước vạch kẻ khi gặp đèn đỏ

C. Vã mồ hôi khi ăn đồ chua

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 28 :

Dây thần kinh thính giác là dây não số?

A. VIII

B. II

C. V

D. I

Câu hỏi 30 :

Khi nói về nơron, điều nào sau đây là đúng?

A. Gồm nhiều sợi trục

B. Không có khả năng phân chia

C. Chỉ có một sợi nhánh

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 31 :

Trong hệ thần kinh người, cơ quan nào dưới đây thuộc bộ phận trung ương ?

A. Tủy

B. Dây thần kinh

C. Hạch thần kinh

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 32 :

Dựa vào đâu để người ta phân chia hệ thần kinh thành hai loại: Hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ?

A. Cấu tạo

B. Chức năng

C. Nguồn gốc

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu hỏi 33 :

Bao miêlin là cấu trúc nằm ở đâu trong tế bào thần kinh?

A. sợi nhánh

B. thân

C. sợi trục.

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 34 :

Con người có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy?

A. 20

B. 36

C. 12

D. 31

Câu hỏi 35 :

Các rễ sau của tủy sống còn có tên gọi khác là gì?

A. Rễ cảm giác

B. Rễ vận động

C. Rễ trung gian

D. Rễ pha

Câu hỏi 36 :

Ở hệ thần kinh người, bộ phận nào dưới đây được cấu tạo bởi chất xám bao ngoài chất trắng?

A. Tiểu não

B. Trụ não

C. Tủy sống

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 38 :

Củ não sinh tư là một bộ phận của cơ quan nào?

A. Não giữa

B. não trung gian.

C. cầu não.

D. hành não.

Câu hỏi 40 :

Ở đại não, rãnh thái dương là ranh giới giữa ba thùy, thùy nào dưới đây không nằm trong số đó?

A. Thùy chẩm

B. Thùy đỉnh

C. Thùy trán

D. Thùy thái dương

Câu hỏi 41 :

Vỏ não bao gồm chủ yếu là các tế bào hình?

A. Tháp

B. Đĩa

C. Que

D. nón

Câu hỏi 42 :

Ở bán cầu đại não, vùng thị giác nằm ở thùy nào?

A. Thùy trán

B. Thùy chẩm

C. Thùy thái dương

D. Thùy đỉnh

Câu hỏi 43 :

Khi nói về tác động của phân hệ giao cảm lên các cơ quan trong cơ thể, điều nào sau đây là đúng?

A. Làm dãn mạch máu da

B. Làm tăng tiết nước bọt

C. Làm co cơ bóng đái

D. Làm co mạch máu ruột

Câu hỏi 44 :

Đặc điểm nào dưới đây có ở phân hệ giao cảm?

A. Nơron sau hạch có bao miêlin

B. Trung ương thần kinh nằm ở đại não

C. Chuỗi hạch giao cảm nằm gần cơ quan phụ trách

D. Nơron trước hạch có sợi trục ngắn

Câu hỏi 45 :

Trung ương thần kinh của phân hệ đối giao cảm không nằm ở bộ phận nào sau đây?

A. Trụ não

B. Tiểu não

C. Tủy sống

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 46 :

Trong cấu tạo của cầu mắt, bộ phận nào dưới đây có thể tích lớn nhất?

A. Thể thủy tinh

B. Lòng đen

C. Lưới nội chất

D. Dịch thủy tinh

Câu hỏi 47 :

Ở cầu mắt, điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của?

A. tế bào hạch.

B. tế bào hai cực.

C. tế bào nón.

D. tế bào que.

Câu hỏi 49 :

Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ thống môi trường trong suốt của cầu mắt ?

A. Thể thủy tinh

B. Màng mạch

C. Màng giác

D. Thủy dịch

Câu hỏi 50 :

Cơ quan phân tích thị giác bao gồm thành phần nào dưới đây\?

A. Màng lưới trong cầu mắt

B. Dây thần kinh thị giác

C. Vùng thị giác ở vỏ não

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 51 :

Ở màng lưới của cầu mắt, các tế bào nón tiếp nhận?

A. các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

B. các kích thích về màu sắc và hình dạng của vật.

C. mọi kích thích về ánh sáng.

D. các kích thích ánh sáng yếu và màu sắc.

Câu hỏi 52 :

Tật cận thị có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Thường xuyên nhìn vật từ xa

B. Thể thủy tinh bị lão hóa

C. Cầu mắt dài

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 53 :

Loại xương nào dưới đây không nằm ở tai giữa?

A. Xương đòn

B. Xương búa

C. Xương đe

D. Xương bàn đạp

Câu hỏi 54 :

Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là?

A. màng nhĩ.

B. màng tiền đình.

C. màng cơ sở

D. màng cửa bầu dục.

Câu hỏi 56 :

Phản xạ nào dưới đây là phản xạ không điều kiện?

A. Bỏ chạy khi gặp rắn

B. Chuẩn bị chất đốt khi đài báo bão

C. Rụt tay khi chạm phải vật nóng

D. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả cóc

Câu hỏi 57 :

Phản xạ có điều kiện có đặc điểm nào sau đây?

A. Dễ bị mất đi nếu không được thường xuyên củng cố

B. Hình thành trong đời sống cá thể

C. Số lượng không hạn định

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 58 :

Ví dụ nào dưới đây phản ánh vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai của con người đối với việc hình thành phản xạ có điều kiện?

A. Nhìn thấy quả chanh, cậu bé chảy nước miếng

B. Khi gió lạnh lùa qua, cô gái nổi gai ốc

C. Đọc một câu chuyện xúc động, độc giả chảy nước mắt  

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 60 :

Đồ uống nào dưới đây có hại cho hệ thần kinh của con người?

A. Nước lọc

B. Rượu

C. Nước khoáng

D. Nước ép hoa quả

Câu hỏi 65 :

Quan sát hình dưới đây và chọn chú thích đúng:

A. 1d ;2b,3a ;4c

B. 1c ;2a,3b ;4d

C. 1c ;2d,3b ;4a

D. 1a ;2b,3d ;4c

Câu hỏi 66 :

Cơ quan nào dưới đây không tham gia vào hoạt động bài tiết?

A. Ruột già

B. Phổi

C. Thận 

D. Da

Câu hỏi 67 :

Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm?

A. Cầu thận và nang cầu thận

B. Cầu thận, nang cầu thận và ống thận

C. Cầu thận và ống thận

D. Nang cầu thận và ống thận

Câu hỏi 68 :

Cấu tạo của thận gồm?

A. Phần vỏ, phần tủy, bể thận, ống dẫn nước tiểu

B. Phần vỏ, phần tủy, bể thận

C. Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng, bể thận

D. Phần vỏ, tủy thận với các đơn vị chức năng, ống góp, bể thận

Câu hỏi 69 :

Các cơ quan bài tiết quan trọng là?

A. Da bài tiết mồ hôi

B. Thận bài tiết nước tiểu

C. Phổi thải khí cacbonic

D. Cả A, B và C.

Câu hỏi 70 :

Sản phẩm bài tiết của thận là gì? 

A. Nước mắt 

B. Nước tiểu

C. Phân

D. Mồ hôi

Câu hỏi 71 :

Quá trình bài tiết không thải chất nào dưới đây?

A. Chất cặn bã

B. Chất độc

C. Chất dinh dưỡng

D. Nước tiểu

Câu hỏi 72 :

Quá trình lọc máu diễn ra tại đâu trong đơn vị chức năng của thận?

A. Ống thận

B. Cầu thận

C. Nang cầu thận

D. Bóng đái

Câu hỏi 74 :

Nước tiểu có thể hòa thẳng vào máu trong trường hợp nào sau đây?

A. Các cầu thận bị viêm

B. Các tế bào ống thận bị thiếu oxi

C. Các tế bào ống thận bị chết và bong ra

D. Khi tích lũy quá nhiều chất có hại như axit uric, canxi, oxalat..

Câu hỏi 75 :

Sự tạo thành nước tiểu và bài tiết nước tiểu có đặc điểm khác nhau là?

A. Máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành gián đoạn

B. Do nước tiểu chỉ được bài tiết ra khỏi cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml nên bài tiết nước tiểu là gián đoạn.

C. Do cấu tạo của cơ quan bài tiết.

D. Máu tuần hoàn qua cầu thận theo từng đợt nên nước tiểu được hình thành gián đoạn

Câu hỏi 77 :

Quá trình tạo thành nước tiểu đầu được thực hiện chủ yếu là nhờ?

A. lực đẩy của dòng máu chảy trong động mạch thận.

B. lực liên kết giữa các phân tử nước chảy trong lòng ống thận.

C. sức hút tĩnh điện của các ống thận.

D. sự chênh lệch áp suất giữa hai phía của lỗ lọc cầu thận.

Câu hỏi 80 :

Thành phần của nước tiểu đầu có gì khác so với máu?

A. Không chứa các chất cặn bã và các nguyên tố khoáng cần thiết

B. Không chứa chất dinh dưỡng và các tế bào máu

C. Không chứa các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn

D. Không chứa các ion khoáng và các chất dinh dưỡng

Câu hỏi 81 :

Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án

A. Asenic

B. Vi khuẩn

C. Thuỷ ngân

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 82 :

Việc nhịn tiểu thường xuyên có thể dẫn đến hậu quả nào dưới đây?

A. Gây rối loạn hoạt động của cầu thận

B. Khiến các chất độc hại trong nước tiểu hấp thụ ngược trở lại vào máu

C. Hình thành sỏi thận

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 83 :

Những người có nguy cơ sỏi thận không nên ăn nhiều loại thức ăn nào sau đây?

A. Cà muối

B. Mồng tơi

C. Cá chép

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 84 :

Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Không nhịn tiểu

B. Xây dựng khẩu phần ăn hợp lí : không ăn quá nhiều chất tạo sỏi ; không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm độc ; uống đủ nước

C. Giữ gìn vệ sinh thân thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 85 :

Các sản phẩm thải được lấy từ?

A. Các hoạt động trao đổi chất của tế bào

B. Các hoạt động trao đổi chất của cơ thể

C. Từ các hoạt động tiêu hóa đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng

D. Tất cả các đáp án trên

Câu hỏi 86 :

Thói quen nào dưới đây có thể gây bệnh sỏi thận?

A. Nhịn tiểu

B. Uống nhiều nước

C. Ăn nhạt

D. Ăn thực phẩm đông lạnh

Câu hỏi 87 :

Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh điều gì sau đây ?

A. Ăn quá mặn, quá chua

B. Uống nước vừa đủ

C. Đi tiểu khi có nhu cầu

D. Không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm độc

Câu hỏi 88 :

Nhịn đi tiểu lâu có hại vì?

A. dễ tạo sỏi thận và hạn chế hình thành nước tiểu liẽn tục.

B. dễ tạo sỏi thận và có thể gây viêm bóng dái.

C. hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.

D. dễ tạo sỏi thận, hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.

Câu hỏi 89 :

Sự kết tinh muối khoáng và các chất khác trong nước tiểu sẽ gây ra bệnh gì?

A. Viêm thận

B. Sỏi thận

C. Nhiễm trùng thận

D. Cả A và B

Câu hỏi 90 :

Sản phẩm bài tiết của thận là gì? 

A. Nước mắt 

B. Nước tiểu

C. Phân

D. Mồ hôi

Câu hỏi 91 :

Ý nào sau đây không phải để phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống - hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

A. Hệ thần kinh dạng lưới là hệ thần kinh kém tiến hoá nhất vì khi kích thích thì toàn bộ cơ thể phản ứng.

B. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể.

C. Hệ thần kinh ống hình thành nhờ số lượng rất lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại thành một ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể, các tế bào thần kinh tập trung mạnh ở phần đầu nên não bộ phát triển.

D. Hệ thần kinh dạng lưới được cấu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng sợi thần kinh.

Câu hỏi 93 :

Mô tả nào dưới đây về tổ chức thần kinh không đúng?

A. Tổ chức thần kinh chỉ có từ động vật đa bào, khi đã có sự phân hóa về tổ chức cơ thể.

B. Tổ chức thần kinh có độ phức tạp tương ứng với mức tiến hóa của động vật

C. Hệ thần kinh giúp các phản ứng diễn ra nhanh và chính xác hơn

D. Khả năng đáp ứng nhanh và chính xác của hệ thần kinh không phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của tổ chức thần kinh

Câu hỏi 94 :

Trong các loài sinh vật sau, loài nào có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

A. Giun đất, bọ ngựa, cánh cam

B. Cá, ếch, thằn lằn

C. Sứa, san hô, hải quỳ

D. Trùng roi, trùng amip

Câu hỏi 95 :

Những loài nào có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

A. Giun đất, bọ ngựa, cánh cam

B. Sứa, san hô, hải quỳ

C. Giun tròn, giun đất, dế

D. Giun đất, bọ ngựa, bọ rùa

Câu hỏi 96 :

Những loài nào có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

A. Giun đất, bọ ngựa, cánh cam

B. Sứa, san hô, hải quỳ

C. Giun tròn, giun đất, dế

D. Giun đất, bọ ngựa, bọ rùa

Câu hỏi 97 :

Nối các chú thích đúng cho các vị trí từ 1 - 6

A. 1c, 2e, 3a, 4b, 5f, 6d

B. 1c; 2e; 3b, 4a, 5f, 6d

C. 1a; 2e; 3c, 4b, 5f, 6d

D. 1c; 2e; 3a, 4b, 5d, 6f

Câu hỏi 98 :

Cấu tạo hệ thần kinh gồm?

A. Bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên

B. Bộ phận trung ương và bộ phận cảm giác

C. Bó sợi vận động và bó sợi cảm giác

D. Bộ phận cảm giác và bộ phận ngoại biên

Câu hỏi 99 :

Hệ thần kinh động chuỗi hạch được tạo thành do?

A. Các tế bào thần kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhautạo thành chuỗi hạch được phân bố ở một số bộ phần cơ thể.

B. Các tế bào thần kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhautạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng và bụng.

C. Các tế bào thần kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhautạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể.

D. Các tế bào thán kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhautạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng

Câu hỏi 100 :

Trong các đặc điểm sau:

A. 1 và 3

B. 2 và 4

C. 1 và 5

D. 3 và 5

Câu hỏi 101 :

Điều không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là?

A. số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới

B. khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên

C. phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới

D.  phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới

Câu hỏi 102 :

Ý không đúng về ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

A. Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh của động vật tăng lên.

B. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau và hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp hoạt động giữa chúng được tăng cường.

C. Nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi kích thích nhẹ tại một điểm thì gây ra phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng.

D. Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng so với hệ thần kinh dạng lưới.

Câu hỏi 103 :

Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống ở người từ trên xuống theo thứ tự?

A.  Não bộ; Hạch thần kinh; Dây thần kinh; Tủy sống.

B. Hạch thần kinh; Tủy sống; Dây thần kinh; Não bộ.

C. Não bộ; Tủy sống; Hạch thần kinh; Dây thần kinh.

D. Tủy sống; Não bộ; Dây thần kinh; Hạch thần kinh.

Câu hỏi 104 :

Trong sợi thần kinh, hưng phấn lan truyền dưới dạng nào?

A.  Xung điện

B. Dòng các ion natri

C. Dòng vận chuyển của các chất trung gian hóa học

D.  Dòng các ion kali

Câu hỏi 105 :

Hệ thần kinh dạng lưới là hình thức tiến hóa thấp nhất của hệ thần kinh động vật vì?

A. Khắp bề mặt cơ thể cùng nhận kích thích

B. Khắp bề mặt cơ thể cùng trả lời kích thích

C.  Không có khu vực phản ứng rõ rệt nên trả lời không chính xác

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 106 :

Hình thức và mức độ phản ứng của động vật được quyết định bởi?

A. dây thần kinh.

B. cơ hoặc tuyến nội tiết.

C. cơ quan thụ cảm.

D. Hệ thần kinh

Câu hỏi 107 :

Vào mùa hanh khô, da thường có vảy trắng bong ra là do?

A. lớp da ngoài cùng bị tổn thương.

B. lớp tế bào ngoài cùng hoá sừng và bị chết.

C. mọc lớp da mới.

D. Cả A, B và C

Câu hỏi 108 :

Ở người, lông không bao phủ ở vị trí nào dưới đây?

A. Gan bàn chân

B. Má

C. Bụng chân

D. Đầu gối

Câu hỏi 109 :

Trong cấu tạo của da người, thành phần nào chỉ bao gồm những tế bào chết xếp sít nhau?

A. Cơ co chân lông

B. Lớp mỡ

C. Thụ quan

D. Tầng sừng

Câu hỏi 110 :

Thành phần nào dưới đây không nằm ở lớp bì?

A. Tuyến nhờn

B. Mạch máu

C. Sắc tố da

D. Thụ quan

Câu hỏi 111 :

Lớp mỡ dưới da có vai trò chủ yếu là gì?

A. Dự trữ đường

B. Cách nhiệt

C. Thu nhận kích thích từ môi trường ngoài

D. Vận chuyển chất dinh dưỡng

Câu hỏi 112 :

Lớp mỡ dưới da có vai trò chủ yếu là gì?

A. Dự trữ đường

B. Cách nhiệt

C. Thu nhận kích thích từ môi trường ngoài

D. Vận chuyển chất dinh dưỡng

Câu hỏi 113 :

Trong cấu tạo của da người, các sắc tố mêlanin phân bố ở đâu?

A. Tầng tế bào sống

B. Tầng sừng

C. Tuyến nhờn

D. Tuyến mồ hôi

Câu hỏi 114 :

Vì sao da có thể điều hòa thân nhiệt? Chọn câu trả lời sai?

A. Do da có thụ quan nhiệt độ

B. Do da có cơ đóng mở lỗ chân lông

C. Mạch máu dưới da có thể co hoặc dãn

D. Da có lớp sừng bên ngoài.

Câu hỏi 115 :

Hạt sắc tố da có trong cấu trúc nào của da?

A. Lông

B. Lớp mỡ

C. Tầng tế bào sống

D. Thụ quan

Câu hỏi 116 :

Nguyên nhân nào không liên quan đến hiện tượng có nhiều màu da khác nhau?

A. Do ảnh hưởng của nhiệt độ

B. Do lớp sắc tố dưới da

C. Do di truyền

D. Do độ dày của lớp mỡ dưới da

Câu hỏi 117 :

Chức năng nào không được thực hiện bởi da người?

A. Hô hấp

B. Điều hòa thân nhiệt

C. Bảo vệ

D. Tạo vẻ đẹp cho cơ thể

Câu hỏi 118 :

Lông và móng có bản chất là gì?

A. Một loại tế bào trong cấu trúc da

B. Sản phẩm của các túi cấu tạo từ tầng tế bào sống

C. Các thụ quan

D. Một mảng mô tăng sinh

Câu hỏi 119 :

Vai trò của lớp mỡ dưới da là gì?

A. Lớp cách nhiệt

B. Một sản phẩm của các tế bào da

C. Nơi chứa chất thải từ các tế bào da tầng trên

D. Nuôi dưỡng các dây thần kinh

Câu hỏi 120 :

Quá trình bài tiết không thải chất nào dưới đây?

A. Chất cặn bã

B. Chất độc

C. Chất dinh dưỡng

D. Nước tiểu

Câu hỏi 123 :

Bộ phận nào dưới đây nằm liền sát với ống đái?

A. Bàng quang

B. Thận

C. Ống dẫn nước tiểu

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 124 :

Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái?

A. Ống dẫn nước tiểu

B. Ống thận

C. Ống đái

D. Ống góp

Câu hỏi 125 :

Trong thận, bộ phận nào dưới đây nằm chủ yếu ở phần tuỷ?

A. Ống thận

B. Ống góp

C. Nang cầu thận

D. Cầu thận

Câu hỏi 126 :

Đặc điểm nào của nang cầu thận phù hợp với chức năng bài tiết?

A. Có hình cầu

B. Có mao mạch dày đặc

C. Có 2 lớp tế bào

D. Là bao nang kín

Câu hỏi 127 :

Thành phần nào dưới đây là sản phẩm của da?

A. Tóc

B. Móng

C. lông

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 128 :

Ở người, lông không phân bố ở vị trí nào dưới đây?

A. Đùi

B. Mu bàn tay

C. Lòng bàn chân

D. Má

Câu hỏi 130 :

Lông và móng được sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của?

A. lớp mỡ.

B. tầng tế bào sống.

C. tầng sừng.

D. tuyến mồ hôi.

Câu hỏi 131 :

Da không có chức năng nào sau đây?

A. Cảm giác

B. Điều hoà thân nhiệt

C. Tiêu hoá

D. Bài tiết

Câu hỏi 132 :

Lớp bì của da bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Mạch máu

B. Lông và bao lông

C. Tuyến nhờn

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 133 :

Lớp biểu bì da không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Tuyến nhờn

B. Tầng sừng

C. Tầng tế bào sống

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 135 :

Các hạt sắc tố tồn tại ở lớp nào trong cấu tạo da?

A. Lớp bì

B. Lớp mỡ dưới da

C. Lớp biểu bì

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 136 :

Da có vai trò gì đối với đời sống con người ?

A. Góp phần tạo nên vẻ đẹp bên ngoài

B. Bảo vệ cơ thể

C. Điều hòa thân nhiệt

D. Tất cả các phương án

Câu hỏi 137 :

Người ta thường dùng da trâu, bò để làm trống, đó thực chất là phần nào của da?

A. Tầng sừng

B. Lớp bì

C. Tầng tế bào sống

D. Lớp mỡ

Câu hỏi 138 :

Cảm giác nóng, lạnh ta có được trên da là do hoạt động chức năng của thành phần nào mang lại?

A. Thụ quan

B. Mạch máu

C. Tuyến mồ hôi

D. Cơ co chân lông

Câu hỏi 139 :

Hoạt động của bộ phận nào giúp da luôn mềm mại và không bị thấm nước ?

A. Thụ quan

B. Tuyến mồ hôi

C. Tuyến nhờn

D. Tầng tế bào sống

Câu hỏi 140 :

Cơ quan bài tiết có vai trò?

A. Đảm bảo cho thành phần ở môi trường trong ổn định.

B. Tạo điều kiện cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

C. Thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

D. Cả A, B và C

Câu hỏi 141 :

Ý nghĩa của sự bài tiết là gì?

A. Làm cho các chất cặn bã, chất độc không kịp gây hại cho cơ thể

B. Đảm bảo sự ổn định các thành phần của môi trường trong

C. Giúp cho sự trao đổi chất của cơ thể diễn ra bình thường

D. Cả A, B và C

Câu hỏi 142 :

Cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là?

A. bóng đái.

B. thận

C. ống dẫn nước tiểu.

D. ống đái

Câu hỏi 143 :

Sản phẩm chủ yếu của hệ bài tiết là?

A. Cacbonic, mồ hôi, nước tiểu

B. Cacbonic, ôxi, chất thải.

C. Mồ hôi, nước tiểu, các chất vô cơ

D. Cả A và B

Câu hỏi 144 :

Sự ứ đọng và tích lũy chất nào dưới đây có thể gây sỏi thận?

A. Axit uric

B. Ôxalat

C. Xistêin

D. Tất cả các phương án

Câu hỏi 145 :

Tại sao có nhiều lúc vừa uống nước xong đã buồn đi tiểu ngay?

A. Người đó bị suy thận

B. Lượng nước uống vào quá nhiều

C. Thận làm việc tốt

D. Nước được hấp thụ vào máu bởi dạ dày, ruột và sẽ được các cơ quan trong cơ thể "theo dõi" ngay lập tức

Câu hỏi 147 :

Nước tiểu chính thức sau khi được tạo thành được chuyển đến đâu đầu tiên?

A. bể thận

B. ống thận

C. ống dẫn nước tiểu

D. thải ra ngoài môi trường

Câu hỏi 148 :

Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nước tiểu đầu?

A. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc

B. Gần như không chứa chất dinh dưỡng

C. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc

D. Có chứa các tế bào máu và protein

Câu hỏi 149 :

Nước tiểu chính thức được tạo ra ở quá trình nào?

A. Quá trình lọc máu ở cầu thận

B. Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết ở ống thận

C. Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận

D. Phối hợp tất cả các quá trình trên

Câu hỏi 150 :

Sự tổn thương của các tế bào ống thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nào sau đây ?

A. Bài tiết nước tiểu

B. Lọc máu

C. Hấp thụ và bài tiết tiếp

D. Tất cả các phương án trên

Câu hỏi 151 :

Các tế bào ống thận có thể bị đầu độc bởi tác nhân nào sau đây ?

A. Thủy ngân

B. Nước

C. Glucôzơ

D. Vitamin

Câu hỏi 152 :

Tác nhân nào dưới đây có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?

A. Khẩu phần ăn uống không hợp lí

B. Vi sinh vật gây bệnh

C. Các chất độc có trong thức ăn

D. Tất cả các phương án trên

Câu hỏi 153 :

Việc làm nào dưới đây có hại cho hệ bài tiết?

A. Uống nhiều nước

B. Nhịn tiểu

C. Đi chân đất

D. Không mắc màn khi ngủ

Câu hỏi 154 :

Hoạt động lọc máu để tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tắc vì nguyên nhân nào sau đây?

A. Bể thận bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết nước tiểu đi lên và gây ra.

B. Một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các bộ phận khác rồi gián tiếp gây viêm cầu thận.

C. Các tế bào ống thận do thiếu ôxi, làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ nên hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường.

D. Tất cả các phương án trên

Câu hỏi 155 :

Vì sao có hiện tượng đi tiểu ra máu?

A. Thận lọc không kĩ, máu ở nước tiểu đầu không được hấp thụ lại

B. Màng lọc ở cầu thận và nang thận bị rò

C. Ống thận bị chết và rụng ra

D. Một cơ chế thay máu theo đường bài tiết

Câu hỏi 156 :

Vì sao cơ thể có thể sống chỉ với một quả thận?

A. Một quả thận vẫn có thể thực hiện bài tiết để duy trì sự sống cho cơ thể.

B. Thận cắt đi có thể tái tạo lại.

C. Bình thường cơ thể chỉ có 1 quả thận hoạt động.

D. Cơ thể có các cơ quan bài tiết khác, thận không phải cơ quan bài tiết chính.

Câu hỏi 157 :

Vì sao nhịn tiểu lâu lại không có cảm giác buồn tiểu nữa?

A. Cơ thể bài tiết nước bằng đường khác

B. Nước tiểu chính thức được vận chuyển lại để hấp thụ lại

C. Não bộ không đưa ra tín hiệu “cần đi tiểu” nữa

D. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu hỏi 158 :

Trong quá trình lọc máu ở thận, các chất đi qua lỗ lọc nhờ?

A. sự vận chuyển chủ động của các kênh ion trên màng lọc.

B. sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc.

C. sự co dãn linh hoạt của các lỗ lọc kèm hoạt động của prôtêin xuyên màng.

D. lực liên kết của dòng chất lỏng cuốn các chất đi qua lỗ lọc.

Câu hỏi 160 :

Loại cơ nào dưới đây không tham gia vào hoạt động đào thải nước tiểu?

A. Cơ vòng ống đái

B. Cơ bóng đái

C. Cơ lưng xô

D. Cơ bụng

Câu hỏi 161 :

Quá trình trao đổi chất của tế bào tạo ra sản phẩm nào dưới đây?

A. Chỉ tạo ra các chất cần thiết cho tế bào

B. Chỉ tạo ra các chất cặn bã và dư thừa

C. Tạo ra các chất cần thiết cho tế bào và các chất cạn bã dư thừa để loại ra khỏi cơ thể

D. Tạo ra CO2 cung cấp cho các hoạt động của cơ thể và tế bào, loại bỏ các chất thải không hòa tan trong máu

Câu hỏi 163 :

Nước tiểu chứa trong bộ phận nào dưới đây là nước tiểu chính thức?

A. Nang cầu thận

B. Bể thận

C. Ống thận

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 164 :

Khi trời quá nóng da có phản ứng?

A. Mao mạch dưới da dãn, tiết nhiều mồ hôi.

B. Mao mạch dưới da dãn.

C. Mao mạch dưới da co

D. Mao mạch dưới da co, cơ chân lông co

Câu hỏi 165 :

Trên mỗi ngón tay của con người có các vân tay, các vân tay này đặc trưng cho mỗi người. Ứng dụng điều này để?

A. Điều tra các vụ án

B. Bảo mật

C. Sinh trắc vân tay

D. Cả 3 ý trên

Câu hỏi 166 :

Da của mỗi người có màu khác nhau, màu sắc này do sắc tố melanin. Melamin được hình thành ở lớp nào?

A. Lớp bì

B. Lớp biểu bì

C. Lớp mỡ dưới da

D. Tuyến nhờn

Câu hỏi 167 :

Tại sao khi đi dưới trời nắng, da không được che chắn sẽ bị đen hơn?

A. Do các tế bào bên ngoài bị chết làm da sẫm màu hơn

B. Do các tế bào ở lớp biểu bì tạo ra sắc tố melanin

C. Do bao lông tiết ra sắc tố

D. Do tế bào mỡ dưới da bị chết đi.

Câu hỏi 168 :

Trong cấu tạo của da người, thành phần nào chỉ bao gồm những tế bào chết xếp sít nhau?

A. Cơ co chân lông

B. Lớp mỡ

C. Thụ quan

D. Tầng sừng

Câu hỏi 169 :

Gồm những tế bào chết, xếp sít nhau, dễ bong ra là đặc điểm của?

A. Tuyến mồ hôi

B.  Lớp mỡ

C. Lớp sừng

D. Tuyến nhờn

Câu hỏi 170 :

Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu bao gồm?

A. Thận và ống đái

B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái

C. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái, phổi, da

Câu hỏi 171 :

Tác nhân nào không gây cản trở cho hoạt động bài tiết nước tiểu?

A. Sỏi thận

B. Bia

C. Vi khuẩn gây viêm

D. Huyết áp

Câu hỏi 172 :

Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận?

A. Ăn uống không lành mạnh

B. Thường xuyên nhịn đi vệ sinh

C. Lười vận động

D. Tất cả các đáp án trên

Câu hỏi 173 :

Tăng tiết mồ hôi, lỗ chân lông mở rộng là phản xạ giúp cơ thể?

A. Tăng nhiệt lượng lên

B. Thoát bớt nước ra ngoài

C. Giảm lượng nhiệt xuống

D. Tất cả các ý trên

Câu hỏi 174 :

Ở người bị suy thận, phải lọc máu khi nào?

A. Khi vừa mới bị bệnh

B. 5 tháng sau khi mắc bệnh

C. 2 năm sau khi mắc bênh

D. Suy thận giai đoạn cuối

Câu hỏi 176 :

Một đơn vị chức năng thận không bao gồm thành phần nào sau đây?

A. Ống góp

B. Ống thận

C. Nang cầu thận

D. Cầu thận

Câu hỏi 177 :

Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là?

A. bóng đái.

B. Thận

C. ống đái.

D. ống dẫn nước tiểu.

Câu hỏi 178 :

Các sản phẩm thải được lấy từ?

A. Các hoạt động trao đổi chất của tế bào

B. Các hoạt động trao đổi chất của cơ thể

C. Từ các hoạt động tiêu hóa đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng

D. Tất cả các đáp án trên

Câu hỏi 179 :

Vai trò chính của quá trình bài tiết?

A. Làm cho môi trường trong cơ thể ổn định

B. Thanh lọc cơ thể, loại bỏ chất dinh dưỡng dư thừa

C. Đảm bảo các chất dinh dưỡng trong cơ thể luôn được đổi mới

D. Giúp giảm cân.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK