Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường THPT Nguyễn Việt Hồng

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường THPT Nguyễn Việt Hồng

Câu hỏi 1 :

Việt Nam nằm ở vị trí nào của bán đảo Đông Dương?

A. Rìa phía tây

B. Rìa phía đông

C. Trung tâm

D. Tây Bắc

Câu hỏi 2 :

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở?

A. Bắc bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Nam Trung Bộ

D. Nam Bộ 

Câu hỏi 3 :

Gió phơn Tây Nam (gió Lào) chủ yếu hoạt động ở các khu vực nào sau đây?

A. Nam bộ và Tây Nguyên

B. Bắc Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc

C. Duyên hải Nam Trung Bộ

D. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên

Câu hỏi 7 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thứ tự các vườn quốc gia từ Bắc xuống Nam là?

A. Ba Bể, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên.

B. Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên, Ba Bể.

C. Bạch Mã, Cát Tiên, Cúc Phương, Ba Bể

D. Cát Tiên, Cúc Phương, Bạch Mã, Ba Bể

Câu hỏi 11 :

Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết các sản phẩm nào sau đây chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng nhập khẩu của nước ta hiện nay?

A. Lương thực, thực phẩm

B. Nguyên, nhiên, vật liệu

C. Máy móc, thiết bị

D. Hàng tiêu dùng.

Câu hỏi 13 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Quy Nhơn là

A. quy mô nhỏ, gồm các ngành: cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - thuỷ sản

B. quy mô trung bình, gồm các ngành: cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - thuỷ sản.

C. quy mô nhỏ, gồm các ngành: cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - thuỷ sản.

D. quy mô lớn, gồm các ngành: cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - thuỷ sản.

Câu hỏi 14 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, sự khác biệt giữa các trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là?

A. các trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ có quy mô lớn và cơ cấu ngành đa dạng hơn.

B. các trung tâm công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long có quy mô lớn và cơ cấu ngành đa dạng hơn

C. các trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ có quy mô lớn và cơ cấu ngành ít đa dạng hơn.

D. các trung tâm công nghiệp của vùng đồng bằng song Cửu Long có quy mô lớn và cơ cấu ngành ít đa dạng hơn.

Câu hỏi 15 :

Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông - Tây rất phức tạp ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu là do?

A. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi

B. tác động của biển vào đất liền.

C. hướng vòng cung của đông Bắc hút gió mùa xuống sâu phía nam.

D. ánh nắng mặt trời chiếu xuống khác nhau giữa 2 sườn núi.

Câu hỏi 16 :

Ý nào dưới đây không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn?

A. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương.

B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.

C. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển nền kinh tế hàng hoá.

D. Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân.

Câu hỏi 17 :

Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, lực lượng lao động trong các khu vực kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng?

A. giảm dần tỉ trọng lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng.

B. giảm dần tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ.

C. tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư.

D. tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

Câu hỏi 18 :

Ý nào sau đây là biện pháp quan trọng nhất để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản gần bờ?

A. Tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt.

B. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.

C. Hiện đại hoá các phương tiện, tăng cường đánh bắt xa bờ.

D. Tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến.

Câu hỏi 19 :

Từ thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay, hoạt động nội thương đã trở nên nhộn nhịp, chủ yếu là do?

A. sự xâm nhập hàng hóa từ bên ngoài vào

B. thay đổi cơ chế quản lí.

C. nhu cầu của người dân tăng cao

D. hàng hóa phong phú, đa dạng

Câu hỏi 20 :

Điểm nào sau đây không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?

A. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.

B. Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.

C. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.

D. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

Câu hỏi 21 :

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 30, xếp theo thứ tự ba vùng kinh tế trọng điểm có tỉ trọng GDP năm 2007 từ cao xuống thấp lần lượt là?

A. Phía Bắc, miền Trung, phía Nam

B. Phía Nam, phía Bắc, miền Trung

C. Phía Nam, miền Trung, phía Bắc

D. Phía Bắc, phía Nam, miền Trung

Câu hỏi 22 :

Cho biểu đồ:

A. Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.

B. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.

C. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.

D. Quy mô diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.

Câu hỏi 23 :

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế c?ủa các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng

A. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

B. giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực III.

C. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.

D. tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều.

Câu hỏi 24 :

Cho bảng số liệu:                               DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM  (Đơn vị: Nghìn người)

A. Dân số nước ta không đông

B. Dân nông thôn nhiều hơn thành thị.

C. Dân số nước ta tăng chậm

D. Dân thành thị tăng ít hơn dân nông thôn

Câu hỏi 25 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11 và 13, hãy cho biết các loại đất có ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A. Đất feralit trên đá badan, đất phù sa, đất cát biển.

B. Đất feralit trên đá badan, trên đá vôi; đất xám trên phù sa cổ.

C. Đất feralit trên đá vôi, đất phù sa, đất phèn

D. Đất phù sa, đất cát biển, đất feralit trên đá vôi

Câu hỏi 26 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta?

A. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước.

B. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

C. Giảm dần tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước

D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng

Câu hỏi 27 :

Lúa, đay, cói, mía, vịt, thuỷ sản, cây ăn quả là sản phẩm chuyên môn hoá của vùng?

A. Đông Nam Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Duyên hải miền Trung.

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu hỏi 28 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm năm 2007 so với năm 2000 là?

A. không có sự thay đổi nhiều

B. có sự chuyển dịch tỉ trọng.

C. tăng lên 2,7 lần

D. có xu hướng giảm

Câu hỏi 29 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, tên các khu kinh tế ven biển của vùng duyên hải Nam Trung Bộ theo chiều từ Nam ra Bắc là?

A. Chu lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong

B. Vân Phong, Nam Phú Yên, Nhơn Hội, Dung Quất, Chu Lai.

C. Vân Phong, Nam Phú Yên, Dung Quất, Nhơn Hội, Chu Lai.

D. Vân Phong, Nam Phú Yên, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội

Câu hỏi 30 :

Ở Tây Nguyên có thể trồng được cả cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè) là do?

A. đất đỏ badan thích hợp

B. khí hậu các cao nguyên trên 1000 m mát mẻ

C. độ cao của các cao nguyên thích hợp

D. có một mùa đông nhiệt độ giảm thấp

Câu hỏi 31 :

Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là?

A. thế mạnh về trồng cây lương thực

B. thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.

C. thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới

D. thế mạnh về trồng cây thực phẩm.

Câu hỏi 32 :

Cho biểu đồ:

A. Quy mô GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

B. Giá trị GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

C. Tốc độ tăng trưởng GDP theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

D. Chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

Câu hỏi 33 :

Biểu hiện rõ nhất của việc chuyển đổi tư duy từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta hiện nay là?

A.

nông nghiệp ngày càng được cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá.

B.  các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp đã gắn với các cơ sở công nghiệp chế biến. 

C. từ phong trào “Cánh đồng 5 tấn” trước đây chuyển sang phong trào “Cánh đồng 10 tấn”

D. mô hình kinh tế trang trại đang được khuyến khích phát triển. 

Câu hỏi 34 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, từ năm 1995 đến năm 2007, cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch theo hướng?

A. tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước.

B. tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước.

C. tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước,  giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

D. tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu hỏi 35 :

Ý nghĩa về mặt kinh tế trong việc khai thác các thế mạnh ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là?

A. góp phần giải quyết việc làm cho người dân

B. tạo thêm nguồn lực phát triển cho vùng và cho cả nước

C. xóa dần sự chênh lệch về mức sống giữa trung du, miền núi với đồng bằng

D. củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc.

Câu hỏi 36 :

Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng là?

A. đẩy mạnh thâm canh

B. quy hoạch thuỷ lợi

C. khai hoang và cải tạo đất

D. trồng rừng và xây dựng thuỷ lợi.

Câu hỏi 37 :

Ý nghĩa của việc hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế nông-lâm- ngư nghiệp vùng Bắc Trung Bộ là?

A. tạo ra cơ cấu ngành kinh tế đa dạng, tạo thế liên hoàn trong phát triển kinh tế theo không gian giữa miền núi-gò đồi-đồng bằng và biển.

B. tạo ra cơ cấu ngành kinh tế đa dạng, tạo thế liên hoàn trong phát triển kinh tế theo thời gian giữa miền núi-gò đồi-đồng bằng và biển

C. tạo ra cơ cấu ngành kinh tế đa dạng, tạo thế liên hoàn trong phát triển kinh tế cho vùng hành lang kinh tế phía Tây của vùng.

D. tạo ra cơ cấu ngành kinh tế đa dạng, tạo thế liên hoàn trong phát triển kinh tế cho vùng hành lang kinh tế phía Đông của vùng

Câu hỏi 38 :

Biện pháp quan trọng nhất để tránh hạ mức nước của các hồ chứa ở Đông Nam Bộ là?

A. bảo vệ nghiêm ngặt các khu dự trữ sinh quyển.

B. bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu của các sông.

C. phục hồi và phát triển nhanh rừng ngập mặn.

D. xây dựng và mở rộng các vườn quốc gia.

Câu hỏi 39 :

Biện pháp nào sau đây không phù hợp với việc cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long? 

A. Tăng cường khai thác các nguồn lợi từ mùa lũ.

B. Lai tạo các giống lúa mới chịu phèn, chịu mặn.

C. Chia ruộng thành các ô nhỏ để thau chua, rửa mặn.

D. Khai phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.

Câu hỏi 40 :

Cho bảng số liệu:Sản lượng điện, than và dầu thô của nước ta giai đoạn 1995-2012

A. Biểu đồ đường

B. Biểu đồ tròn

C. Biểu đồ miền

D. Biểu đồ cột

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK