Nhân tố tiến hóa nào sau có thể làm thay đổi đồng thời tần

Câu hỏi :

Nhân tố tiến hóa nào sau có thể làm thay đổi đồng thời tần số alen thuộc cùng một gen của hai quần thể?

A. Chọn lọc tự nhiên

B. Yếu tố ngẫu nhiên

C. Đột biến

D. Di - nhập gen

* Đáp án

D

* Hướng dẫn giải

Đáp án D

Nhân tố tiến hoá vừa làm thay đổi đồng thời tần số alen thuộc cùng một gen của hai quần thể là di nhập-gen

Note 22

Các nhân tố tiến hoá (theo quan điểm hiện đại)

* Đột biến

- Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen một cách từ từ chậm chạp (chậm nhất)

- Là nhân tố tiến hóa vô hướng.

- Đột biến làm phong phú vốn gen của quần thể, tăng tính đa dạng cho quần thể, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.

- Phần lớn alen đột biến là alen lặn. Tồn tại trạng thái dị hợp được truyền cho thế hệ sau qua giao phối.

* Giao phối không ngẫu nhiên

- Làm thay đổi thành phần kiểu gen, không làm thay đổi tần số alen.

- Không làm xuất hiện alen mới.

- Kết quả của giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.

- Là nhân tố tiến hóa vô hướng.

- Giao phối không ngẫu nhiên thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần kiểu gen dị hợp tử.

* Chọn lọc tự nhiên (là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất)

- Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàng lọc không tạo alen mới.

- CLTN là nhân tố tiến hóa có hướng.

- Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

- CLTN tác động trực tiếp vào kiểu hình, gián tiếp làm phân hóa kiểu gen.

- CLTN làm giảm tính đa dạng của loài.

- CLTN không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen qui định kiểu hình kém thích nghi

- CLTN tác động đào thải alen trội sẽ thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn so với đào thải alen lặn

- CLTN tác động lên quần thể vi khuẩn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với tác động lên quần thể động vật bậc cao

* Di - nhập gen

- Là nhân tố tiến hóa vô hướng.

- Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

- Quá trình di nhập gen làm cho một alen lạ xuất hiện trong quần thể.

- Di nhập gen làm xóa nhòa đi sự sai khác giữa các quần thể với nhau, làm cản trở cách ly, không có sự cách ly giữa các quần thể sẽ không có hình thành loài mới.

* Các yếu tố ngẫu nhiên (biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền)

- Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách đột ngột (yếu tố ngẫu nhiên thay đổi tần số alen nhanh nhất)

- Yếu tố ngẫu nhiên thường làm nghèo vốn gen của quần thể

- Không làm xuất hiện alen mới

- Giảm đa dạng di truyền

- Là nhân tố tiến hóa vô hướng

- Yếu tố ngẫu nhiên làm cho một gen lặn có thể biến mất hoàn toàn ra khỏi quần thể sau một thế hệ

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết !!

Số câu hỏi: 297

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK