Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi giữa HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2020 Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Đề thi giữa HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2020 Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Câu hỏi 1 :

Quyền tự do ngôn luận là

A. một trong các quyền dân chủ của công dân.   

B. một trong các quyền tự do cơ bản của công dân.

C. một trong các quyền tự do của công dân. 

D. một trong các quyền làm chủ của người dân.

Câu hỏi 3 :

Quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước là quyền nào?

A. Quyền tham gia quản lí nhà nước.   

B. Quyền bầu cử và ứng cử.

C. Quyền khiếu nại và tố cáo.  

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu hỏi 4 :

Sau khi tốt nghiệp THPT Nam đã nộp hồ sơ đăng kí vào ngành Luật của trường Đại học Cần Thơ. Nam đã thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Công dân có quyền học không hạn chế.   

B. Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào.

C. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. Công dân bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu hỏi 5 :

Người đưa thư làm mất thư, hoặc chuyển nhầm cho người khác thì vi phạm quyền gì của công dân?

A. Quyền tài sản và quyền nhân thân của công dân.

B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín của công dân.

C. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.

D. Quyền được đảm bảo an toàn, quyền riêng tư của công dân.

Câu hỏi 6 :

Việc làm nào sau đây không thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử?

A. Tổ bầu cử mang thùng phiếu đến bệnh viện cho bệnh nhân bỏ phiếu.

B. Cử tri tìm hiểu lí lịch người ứng cử.

C. Nhờ người khác viết hộ nhưng tự tay bỏ phiếu.

D. Vận động người thân bỏ phiếu cho mình.

Câu hỏi 7 :

Anh B muốn gặp các đại biểu Quốc hội để bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề chính trị ở địa phương nhưng không có điều kiện gặp trực tiếp đại biểu. Vậy, anh B cần phải làm gì?

A. Tụ tập đông người và dùng loa để phát biểu ý kiến.

B. Viết thư gửi cho đại biểu Quốc hội để trình bày ý kiến của mình.

C. Trực tiếp gặp đại biểu Quốc hội để phát biểu ý kiến.

D. Tự ý xông vào nơi diễn ra hội nghị  để gặp các đại biểu Quốc hội.

Câu hỏi 8 :

Việc sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật là biểu hiện quyền nào sau đây của công dân?

A. Quyền phát triển. 

B. Quyền học tập.

C. Quyền dân chủ.      

D. Quyền sáng tạo.

Câu hỏi 9 :

Quyền nào sau đây đảm bảo cho công dân có điều kiện cần thiết để chủ động và tích cực tham gia vào công việc của Nhà nước và xã hội?

A. Quyền được bầu cử.    

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền ứng cử. 

D. Quyền tố cáo.

Câu hỏi 10 :

Học sinh được tiếp cận các nguồn thông tin từ sách báo trong thư viện, trên internet, phát thanh học đường và được tham gia các phong trào do Đoàn trường tổ chức. Điều này thể hiện quyền nào dưới đây?

A. Quyền sáng tạo của công dân.  

B. Quyền được phát triển của công dân.

C. Quyền vui chơi, giải trí của học sinh.     

D. Quyền hưởng thụ của công dân.

Câu hỏi 12 :

Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề

A. chính trị, kinh tế, đời sống của cá nhân.   

B. kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân.

C. kinh tế, xã hội, thời sự địa phương.   

D. chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Câu hỏi 14 :

Việc học tập của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc gia đình là thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng về cơ hội học tập.  

B. Bình đẳng về thời gian học tập.

C. Bình đẳng giữa các tôn giáo.   

D. Bình đẳng giữa các dân tộc.

Câu hỏi 15 :

Thông qua quyền bầu cử, ứng cử công dân thực thi hình thức dân chủ nào?

A. Trực tiếp       

B. Gián tiếp.   

C. Đại diện.     

D. Tập trung.

Câu hỏi 16 :

Việc Nhà nước lấy ý kiến của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Luật giáo dục là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước ở

A. phạm vi địa phương.    

B. phạm vi cả nước.

C. phạm vi cơ sở.    

D. mọi phạm vi.

Câu hỏi 17 :

Việc anh H tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước tổ chức chưng cầu ý dân, ta nói anh H đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền kiến nghị của công dân.  

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước.

C. Quyền góp ý với cơ quan nhà nước.      

D. Quyền được tự do ngôn luận.

Câu hỏi 18 :

Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân?

A. Công dân có quyền được chăm sóc sức khỏe.

B. Công dân có quyền tự do nghiên cứu khoa học.  

C. Công dân có quyền học không hạn chế   

D. Công dân có quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng.

Câu hỏi 19 :

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền gắn liền với việc thực hiện

A. hình thức dân chủ đại diện.    

B. hình thức dân chủ tập trung.

C. hình thức dân chủ trực tiếp.          

D. hình thức dân chủ gián tiếp.

Câu hỏi 21 :

Biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình về chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là thể hiện công việc nào ở phạm vi cơ sở?

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

C. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

D. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến.

Câu hỏi 22 :

Thanh đã sáng tác nhiều bài thơ và được đăng trên báo, tạp chí văn nghệ. Thanh đã thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Quyền phát triển của công dân.  

B. Quyền phát triển năng khiếu.

C. Quyền học tập của công dân.  

D. Quyền sáng tạo của công dân.

Câu hỏi 24 :

Bằng cơ chế "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", nhân dân được thông tin đầy đủ về

A. quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình. 

B. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

C. hoạt động của chính quyền cơ sở.    

D. chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Câu hỏi 26 :

Công dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng không phân biệt

A. độ tuổi, thời hạn cư trú, nam hay nữ, thành phần gia đình.     

B. giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, thời hạn cư trú.

C. độ tuổi, thành phần gia đình, nam hay nữ.

D. giới tính, dân tộc, trình độ văn hóa, độ tuổi, nghề nghiệp.

Câu hỏi 27 :

Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với quy định chung do pháp luật quy định. Điều này thể hiện

A. quyền sáng tạo của công dân.

B. quyền học tập của công dân.

C. quyền tự do dân chủ của công dân.    

D. quyền được phát triển của công dân.

Câu hỏi 28 :

Quyền tự do ngôn luận là một trong các quyền bảo đảm cho công dân tham gia vào công việc chung của

A. Nhà nước và xã hội.       

B. Tòa án và xã hội.

C. Viện kiểm sát và xã hội.      

D. Chính phủ và xã hội.

Câu hỏi 29 :

Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo

A. chu đáo và bí mật.     

B. an toàn và bí mật.

C. nghiêm túc và bí mật.    

D. đầy đủ và bí mật.

Câu hỏi 30 :

Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau là biểu hiện của quyền nào dưới đây?

A. Học tập không hạn chế.     

B. Bình đẳng về cơ hội học tập.

C. Học thường xuyên, học suốt đời.        

D. Học bất cứ ngành nghề nào.

Câu hỏi 32 :

Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền sáng tạo của công dân?

A. Mọi công dân đều có quyền sáng tạo. 

B. Người bị pháp luật hạn chế quyền công dân thì không được sáng tạo.  

C. Người đang thi hành án phạt tù có quyền được sáng tạo. 

D. Học sinh được tham gia các cuộc thi khoa học kĩ thuật.

Câu hỏi 34 :

Trường hợp bắt người khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị

A. có ý định thực hiện tội phạm.   

B. thực hiện tội phạm nghiêm trọng.

C. thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.           

D. thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK