Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn GDCD Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa Lần 2

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn GDCD Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa Lần 2

Câu hỏi 5 :

E chở A vượt đèn đỏ, va quệt U đang dừng đèn đỏ đúng quy định, làm U ngã ra đường và bị trặc khớp gối. E và A đã vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

D. bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.

Câu hỏi 6 :

K ký giao kết hợp đồng lao động với công ty Z. Vậy K và công ty Z cần tuân theo nguyên tắc nào sau đây?

A. Tự giác, trách nhiệm, công bằng.

B. Công bằng, dân chủ, tiến bộ.

C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.  

D. Tự do, bình đẳng, tích cực.

Câu hỏi 7 :

Anh D cấm vợ là chị S đi học cao học. Anh D vi phạm bình đẳng trong quan hệ

A. nhân thân.   

B. tài sản.       

C. việc làm.       

D. gia đình.

Câu hỏi 9 :

Ông A không chở hàng đến giao cho chị T theo hợp đồng. Vậy ông A vi phạm

A. kỉ luật.     

B. dân sự.    

C. hành chính. 

D. hình sự.

Câu hỏi 10 :

Trường hợp nào sau đây không được bầu cử?

A. Người đang nằm viện.

B. Người không biết chữ.

C. Người không có hộ khẩu tại nơi bầu cử.

D. Người đang bị tam giam hình sự.

Câu hỏi 11 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quyền khiếu nại của công dân?

A. Cá nhân có quyền khiếu nại.

B. Tổ chức chính trị xã hội có quyền khiếu nại.

C. Người tàn tật không có quyền khiếu nại.

D. Người bị xử phạt hành chính có quyền khiếu nại.

Câu hỏi 12 :

Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tác giả.  

B. Quyền sở hữu công nghiệp.

C. Quyền phát minh sáng chế.   

D. Quyền được phát triển.

Câu hỏi 13 :

Đối với thư tín, điện thoại, điện tín của con thì cha mẹ

A. có quyền mở, đọc.    

B. không có quyền mở, đọc.

C. nên mở, đọc.  

D. không nên mở, đọc.

Câu hỏi 14 :

Ý nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?

A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.

B. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều đủ tiêu chuẩn.

C. Hết thời hạn nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.

D. Lao động nam khỏe hơn nên được trả lương cao hơn lao động nữ ở cùng một việc làm.

Câu hỏi 15 :

Ai có quyền được bóc, mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác?

A. Mọi công dân trong xã hội từ 18 tuổi trở lên.

B. Cán bộ công chức nhà nước.

C. Người làm nhiệm vụ chuyển thư tín, điện tín.

D. Người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 16 :

Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chổ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là nội dung của quyền

A. bất khả xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự.

B. bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng.

D. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.

Câu hỏi 17 :

Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác là vi phạm quyền

A. tự do ngôn luận.

B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Câu hỏi 18 :

Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được thể hiện ở

A. người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do lao động nữ nghỉ sinh con.

B. người sử dụng lao động có quyền sa thải lao động nữ vì lý do mang thai.

C. lao động nam được ưu tiên về độ tuổi, tiêu chuẩn khi tuyển dụng.

D. người sử dụng lao động không được sa thải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nữ vì lý do nghỉ thai sản.

Câu hỏi 22 :

Người có độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng?

A. Đủ 12 – dưới 14.   

B. Đủ 14 – dưới 16.

C. Đủ 16 – dưới 18.     

D. Đủ 14 – dưới 18.

Câu hỏi 23 :

Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là

A. xâm phạm pháp luật.       

B. trái pháp luật.

C. vi phạm pháp luật.       

D. tuân thủ pháp luật.

Câu hỏi 24 :

Tổ chức, cá nhân không làm những việc bị cấm là

A. sử dụng pháp luật.     

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.      

D. áp dụng pháp luật.

Câu hỏi 26 :

Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đổi với các doanh nghiệp, căn cứ vào

A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.

B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.

C. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

D. chủ trương kinh doanh của doanh nghiệp

Câu hỏi 27 :

Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?

A. Đủ 20 tuổi.

B. Đủ 18 tuổi

C. Đủ 19 tuổi.      

D. Đủ 17 tuổi.

Câu hỏi 28 :

Pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội quy định về

A. ngăn chặn và bài trừ tệ nạn xã hội.

B. bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

C. thúc đẩy phát triển dân số.

D. phòng, chống nạn thất nghiệp.

Câu hỏi 29 :

Vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chị P không có điều kiện học tiếp ở đại học. Sau mấy năm, chị P vừa làm việc ở nhà máy vừa theo học đại học tại chức. Vậy, chị P đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân

A. Quyền lao động thường xuyên, liên tục.

B. Quyền được phát triển toàn diện

C. Quyền học tập thường xuyên, học suốt đời.

D. Quyền tự do học tập.

Câu hỏi 30 :

Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được tham gia.

B. Quyền được học tập.

C. Quyền được sống còn.    

D. Quyền được phát triển.

Câu hỏi 31 :

Thấy một nhóm thanh niên đang tiêm chích ma tuý trong hẻm nhỏ, T và H bàn với nhau nên tố cáo với ai dưới đây cho đúng theo quy định của pháp luật?

A. Tố cáo với bất kì người lớn nào.

B. Tố cáo với bố mẹ.  

C. Tố cáo với thầy/ cô giáo.

D. Tố cáo với Công an phường/xã.

Câu hỏi 33 :

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về những ai dưới đây?

A. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.

B. Mọi cơ quan nhà nước.

C. Các cơ quan tư pháp.

D. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Câu hỏi 34 :

Ai trong những người dưới đây có quyền tố cáo

A. Mọi công dân.

B. Mọi cá nhân, tổ chức

C. Những người có thầm quyền

D. Các cơ quan nhà nước.             

Câu hỏi 35 :

Vì ghen ghét H mà Y đã tung tin xấu, bịa đặt về H với các bạn trong lớp. Nêu là bạn của H, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Coi như không biết nên không nói gì.

B. Nêu vấn đề này ra trước lớp để các bạn phê bình Y.

C. Mắng Y một trận cho hả giận.

D. Nói chuyện trực tiếp với Y và khuyên Y không nên làm như vậy.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK