Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Phan Châu Trinh

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Phan Châu Trinh

Câu hỏi 1 :

Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là hình thức gì?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu hỏi 2 :

Nội dung nào sau đây không phải là đặc trưng của pháp luật?

A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. Mang tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.

D. Có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu hỏi 3 :

Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm những gì?

A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.

B. Quy định các hành vi không được làm của các công dân và tổ chức.

C. Quy định các bổn phận của công dân và tổ chức trong xã hội.

D. Quy định những việc được làm, việc phải làm, việc không được làm.

Câu hỏi 4 :

Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là gì?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu hỏi 5 :

Đối tượng của vi phạm hành chính là ai?

A. cá nhân.

B. tổ chức.

C. cơ quan hành chính.

D. cá nhân và tổ chức.

Câu hỏi 6 :

Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là gì?

A. vi phạm hành chính.

B. vi phạm kỷ luật.

C. vi phạm dân sự.

D. vi phạm hình sự.

Câu hỏi 7 :

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là gì?

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu hỏi 8 :

Hàng hoá có những thuộc tính nào?

A. Giá trị và giá trị trao đổi.

B. Giá trị và giá trị sử dụng.

C. Giá trị trao đổi và giá trị cá biệt.

D. Giá trị sử dụng và giá trị cá biệt.

Câu hỏi 9 :

Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định ở đâu?

A. chính sách kinh tế, văn hóa, chính trị.

B. Hiến pháp và Pháp luật.

C. các văn bản qui định của Nhà nước.

D. các thông tư, nghị quyết.

Câu hỏi 11 :

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên những nguyên tắc nào sau đây?

A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

D. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.  

Câu hỏi 12 :

Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nào?

A. nhân thân và gia đình.

B. tài sản và gia đình.

C. nhân thân và tài sản.

D. thân nhân và tài sản.

Câu hỏi 13 :

Công dân bình đẳng trước pháp luật là gì?

A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 14 :

Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là gì?

A. Sử dụng pháp luật. 

B. Thi hành pháp luật.  

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật. 

Câu hỏi 15 :

Khi nào tiền làm chức năng tiền tệ thế giới?

A. Khi đồng tiền đó phải là đồng tiền có giá trị lớn nhất.

B. Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia.

C. Khi đồng tiền được đưa ra lưu thông trên thị trường.

D. Khi đồng tiền làm phương tiện thanh toán.

Câu hỏi 16 :

Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phải đảm bảo điều gì?

A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền do nhà nước đại diện.

B. phù hợp với ý chí của nhân dân do nhà nước đại diện.

C. mang tính chặt chẽ, tính quyền lực và tính bắt buộc chung.

D. thể hiện nguyện vọng của nhân dân do nhà nước quản lí.

Câu hỏi 17 :

Đối với công dân pháp luật có vai trò như thế nào?

A. Pháp luật là phương tiện để công dân quản lí xã hội.

B. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

C. Là cơ sở cho các hoạt động kinh doanh của mình.

D. Là công cụ giúp công dân thực hiện quyền của mình.

Câu hỏi 18 :

Khái niệm kết hôn là gì?

A. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.

B. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn.

C. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn.

D. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn.

Câu hỏi 19 :

Theo C. Mác, chúng ta có thể dựa vào đâu để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau trong lịch sử?

A. Đối tượng lao động.

B. Sản phẩm lao động.

C. Người lao động.

D. Tư liệu lao động.

Câu hỏi 20 :

Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền nào?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu hỏi 21 :

"Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là gì?

A. Hình thức dân chủ trực tiếp.

B. Hình thức dân chủ gián tiếp.

C. Hình thức dân chủ tập trung.

D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 22 :

Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử cũng chính là bảo đảm thực hiện quyền gì?

A. Bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.

C. Bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.

D. Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.

Câu hỏi 23 :

Ở phạm vi cơ sở dân chủ trực tiếp thực hiện theo cơ chế nào sau đây?

A. “Dân biết, dân thực hiện, dân làm, dân kiểm tra”:

B. “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra và giám sát”:

C.  “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”:

D. “Dân biết, dân bàn, dân thực hiện, dân xử lí”:

Câu hỏi 24 :

Công dân có thể đăng ký học các ngành, nghề mà công dân nhận thấy như thế nào?

A. phù hợp với nhu cầu, sở thích và năng khiếu của mình.

B. phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình.

C. phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.

D. phù hợp với năng khiếu, sở thích nhu cầu và điều kiện của mình.

Câu hỏi 25 :

Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông. Điều này đảm bảo gì?

A. quyền sáng tạo của công dân.

B. quyền học tập của công dân.

C. quyền phát triển của công dân.

D. quyền tự do của công dân.

Câu hỏi 26 :

Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thể hiện mối quan hệ nào dưới đây?

A. Pháp luật với đạo đức.

B. Pháp luật với cộng đồng.

C. Pháp luật với xã hội.

D. Pháp luật với gia đình.

Câu hỏi 28 :

Tòa án huyện A tuyên bố bị cáo B mức phạt 2 năm tù vì tội hiếp dâm, là hình thức nào sau đây của thực hiện pháp luật?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu hỏi 31 :

Tình huống: Bạn M và N cùng 1 hành vi chạy xe máy vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. Nhưng  M vi phạm trước và N vi phạm sau. Trường hợp nào sau đây là bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?

A. Chỉ phạt bạn M, còn bạn N thì không do N là người đi sau.

B. Mức phạt của bạn M cao hơn mức phạt đối với bạn N.

C. Bạn M và bạn N đều bị phạt với mức phạt như nhau.

D. Cả hai bạn M và bạn N đều không bị xử phạt.

Câu hỏi 32 :

Nhân lúc L – chị của M đi vắng, M đã xem trộm tin nhắn trong điện thoại của L, vì cho rằng mình là em nên có quyền làm như vậy. Hành vi của M đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của L?

A. Quyền được bảo đảm bí mật cá nhân.

B. Quyền được giữ gìn tin tức, hình ảnh của cá nhân.

C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền được bảo đảm an toàn đời sống tinh thần của cá nhân.

Câu hỏi 33 :

Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân?

A. Quyền khiếu nại. 

B. Quyền tố cáo.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền nhân thân.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK