Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Sinh học Đề thi giữa HK1 môn Sinh 10 năm học 2019 - 2020 Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

Đề thi giữa HK1 môn Sinh 10 năm học 2019 - 2020 Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

Câu hỏi 2 :

Vi khuẩn Gram dương mẫn cảm cao với Penicillin và Sulfomamide, vi khuẩn Gram âm mẫn cảm cao với Streptomycin và Tetracycline. Sử dụng phương pháp nhuộm Gram với 2 vi khuẩn X và Y cho kết quả sau: X có màu tím, Y có màu đỏ. Nhận định nào sau đây đúng? 

A. X là vi khuẩn Gram dương và có thể bị tiêu diệt bởi Penicillin và sulfomamide, Y là vi khuẩn Gram âm và có thể dùng Streptomycin và tetracycline để tiêu diệt

B. X là vi khuẩn Gram âm và có thể bị tiêu diệt bởi Penicillin và sulfomamide, Y là vi khuẩn Gram dương và có thể dùng Streptomycin và tetracycline để tiêu diệt

C. X là vi khuẩn Gram dương và có thể bị tiêu diệt bởi Streptomycin và tetracycline, Y là vi khuẩn Gram âm và có thể dùng Penicillin và sulfomamide để tiêu diệt 

D. X là vi khuẩn Gram âm và có thể bị tiêu diệt bởi Streptomycin và tetracycline, Y là vi khuẩn Gram dương và có thể dùng Penicillin và sulfomamide để tiêu diệt

Câu hỏi 3 :

Quá trình phân giải chất độc diễn ra trong bào quan nào sau đây khi tế bào gan bị nhiễm độc? 

A. Lưới nội chất trơn

B. Bộ máy Gôngi

C. Ti thể 

D. Lưới nội chất hạt

Câu hỏi 4 :

Bộ máy Golgi có cấu trúc đặc trưng là 

A. màng đơn, gồm nhiều túi xoang dẹp xếp chồng lên nhau và tách biệt nhau, chứa nhiều enzyme

B. màng đơn, hệ thống xoang dẹp xếp chồng nhau, thông với nhau, đính nhiều ribosome

C. màng đôi, hệ thống xoang hình ống thông với nhau và thường thông với màng nhân, chứa nhiều enzyme 

D. màng đôi, gồm nhiều túi xoang dẹp xếp chồng lên nhau và tách biệt nhau, chứa nhiều enzyme thủy phân

Câu hỏi 5 :

Ti thể được xem là nhà máy điện của tế bào vì: 

A. ti thể là bào quan chỉ có ở thực vật có khả năng quang hợp cung cấp chất hữu cơ cho cơ thể

B. ti thể có chứa các enzim có khả năng tổng hợp các chất chất hữu cơ cho cơ thể

C. chức năng chủ yếu của ti thể là tạo ra ATP cung cấp năng lượng cho cơ thể 

D. vai trò của ti thể là đảm bảo hình thành thoi vô sắc trong phân chia tế bào

Câu hỏi 6 :

Màng sinh chất có tính khảm - động là do  

A. các phân tử protein khảm bên trong lớp phospholipid kép; trong đó chỉ có các phân tử phospholipid có thể chuyển động linh hoạt trong màng

B. các phân tử phospholipid khảm bên trong lớp protein; các phân tử phospholipid và protein có thể chuyển động linh hoạt trong màng

C. các phân tử protein khảm bên trong lớp phospholipid kép; các phân tử phospholipid và protein có thể chuyển động linh hoạt trong màng 

D. các phân tử phospholipid khảm bên trong lớp protein; trong đó chỉ có các phân tử protein có thể chuyển động linh hoạt trong màng

Câu hỏi 7 :

Trong phương thức vận chuyển thụ động, các chất tan được khuếch tán qua màng tế bào phụ thuộc vào:  

A. nhu cầu của tế bào với loại chất tan đó

B. sự chênh lệch nồng độ của các chất tan giữa trong và ngoài màng tế bào

C. đặc điểm của màng tế bào và kích thước lỗ màng 

D. nguồn năng lượng được dự trữ trong tế bào

Câu hỏi 9 :

Nhận định nào không đúng khi nói về vai trò enzim? 

A. Khi có enzim xúc tác, tốc độ của một phản ứng có thể tăng hàng triệu lần

B. Nếu tế bào không có các enzim thì các hoạt động sống không thể duy trì được

C. Nhờ enzim mà các quá trình sinh hoá trong cơ thể sống xảy ra rất nhạy với tốc độ lớn trong điều kiện sinh lí bình thường 

D. Enzim chỉ được sử dụng một lần và bị biến đổi sau phản ứng

Câu hỏi 10 :

Các nghiên cứu cho thấy việc ăn thịt bò khô cùng với nộm đu đủ sẽ giúp mau tiêu hơn so với chỉ ăn thịt bò khô. Giải thích?  

A. Vì trong thịt bò có enzim giúp tiêu hóa tốt tinh bột trong đu đủ

B. Vì trong đu đủ có enzim papain giúp tiêu hóa tốt prôtêin trong thịt bò

C. Vì các enzim hệ tiêu hóa người hoạt động tốt hơn khi có đu đủ 

D. Vì các chất trong đu đủ và thịt bò có cùng cấu tạo như nhau

Câu hỏi 11 :

Khác với chất ức chế, chất hoạt hóa enzim có tác dụng : 

A. làm tăng hoạt tính của enzim

B. làm enzim từ trạng thái hoạt động yếu trở nên hoạt động yếu hơn

C. gắn với enzim ở trung tâm hoạt động 

D. làm enzim từ dạng hoạt động trở thành trạng thái ngừng hoạt động

Câu hỏi 14 :

Ghép quá trình chuyển hóa xảy ra trong tế bào (cột A) với các sản phẩm tạo thành (cột B) tương ứng sao cho đúng.

A. I - 3, 4, 5; II - 2, 4, 5, 6; III - 1, 4

B. I - 2, 4, 5; II - 4, 5, 6; III - 1, 4

C. I - 3, 4, 5; II - 2, 3, 5, 6; III - 4, 5, 6 

D. I - 3, 4; II - 2, 3, 4, 6; III - 2, 4, 5

Câu hỏi 15 :

Nhận định nào đúng trong các câu sau đây khi nói về hóa tổng hợp và quang tổng hợp?  

A. Hóa tổng hợp sử dụng năng lượng của các phản ứng ôxi hóa, còn quang tổng hợp là nhờ năng lượng ánh sáng

B. Hóa tổng hợp là quá trình đồng hóa, còn quang tổng hợp là quá trình dị hóa

C. Quang tổng hợp xuất hiện trước hóa tổng hợp 

D. Hóa tổng hợp tiến hóa cao hơn quang tổng hợp

Câu hỏi 16 :

Một trong các  vai trò của quang hợp là giải phóng dưỡng khí cho sinh vật hô hấp và  góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính. Vì qua hai pha của quang hợp, ôxi sẽ được tạo ra và khí cacbônic được sử dụng. Để thoát khỏi tế bào, ôxi phải trải qua các lớp màng sau:  

A. màng tilacôit, màng trong lục lạp, màng ngoài lục lạp, màng sinh chất

B. màng tilacôit, màng trong ti thể, màng ngoài ti thể, màng sinh chất

C. màng nhân, màng trong lục lạp, màng ngoài lục lạp, màng sinh chất 

D. màng nhân, màng trong ti thể, màng ngoài ti thể, màng sinh chất

Câu hỏi 17 :

Để chứng minh nguồn gốc các sản phẩm được tạo ra trong quang hợp, một học sinh sử dụng phân tử CO2 có ôxi phóng xạ (O18) làm nguyên liệu của quang hợp. Dự đoán nào sau đây là hợp lí nhất? 

A. O18 sẽ có trong phân tử O2 giải phóng ra ở pha sáng

B. O18 sẽ có trong phân tử glucose và H2O tạo thành ở pha tối

C. O18 sẽ có trong phân tử O2 giải phóng ở pha sáng và H2O tạo thành ở pha tối 

D. O18 sẽ chỉ có trong phân tử glucose tạo thành ở pha tối

Câu hỏi 18 :

Chọn chú thích phù hợp với các số từ (1) đến (4) để thể hiện đúng mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp ở hình sau: 

A. (1) - CO2; (2) - H2O; (3) - chất hữu cơ ; (4) - O2

B. (1) - chất hữu cơ; (2) - O2; (3) - CO2; (4) - H2O

C. (1) - CO2; (2) - chất hữu cơ; (3) - H2O; (4) - O

D. (1) - O2; (2) - H2O; (3) - chất hữu cơ; (4) - CO2

Câu hỏi 20 :

Chức năng của các loại cacbohiđrat là gì? 

A. Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể, cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể

B. Cấu tạo nên màng tế bào, màng sinh chất

C. Là nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể 

D. Là nguồn năng lượng chính dự trữ của tế bào

Câu hỏi 21 :

Bác sĩ thường khuyên người cao tuổi không nên ăn nhiều thức ăn chứa: 

A. mỡ thực vật vì chúng chứa nhiều axit béo không no và côlesteron nên dễ gây xơ vữa động mạch

B. mỡ thực vật vì chúng chứa nhiều axit béo no nên dễ gây xơ vữa động mạch

C. mỡ động vật vì chúng chứa nhiều axit béo không no và côlesteron nên dễ gây xơ vữa động mạch 

D. mỡ động vật vì chúng chứa nhiều axit béo no nên dễ gây xơ vữa động mạch

Câu hỏi 23 :

Chức năng không có ở prôtêin là 

A. tham gia cấu trúc

B. xúc tác quá trình trao đổi chất

C. điều hòa quá trình trao đổi chất 

D. truyền đạt thông tin di truyền

Câu hỏi 26 :

Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự  

A. G1, G2, S, nguyên phân

B. G1, S, G2, nguyên phân

C. S, G1, G2, nguyên phân 

D. G2, G1, S, nguyên phân

Câu hỏi 28 :

Đặc điểm có ở giảm phân nhưng không có ở nguyên phân: 

A. Xảy ra sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở kì trung gian

B. Xảy ra sự phân chia tế bào chất vào kì cuối

C. Xảy ra sự tiếp hợp cặp đôi của các nhiễm sắc thể kép tương đồng vào kì đầu I 

D. Nhiễm sắc thể co ngắn cực đại và tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào vào kỳ giữa

Câu hỏi 29 :

Loại bazơ nitơ nào sau đây chỉ có trong ARN mà không có trong ADN? 

A. Uraxin

B. Ađênin

C. Guanin   

D. Xitôzin

Câu hỏi 30 :

Vận chuyển thụ động: 

A. Cần tiêu tốn năng lượng

B. Không cần tiêu tốn năng lượng

C. Cần các bơm đặc biệt trên màng   

D. Cần có các kênh prôtêin

Câu hỏi 33 :

Chức năng không có ở prôtêin là: 

A. Xúc tác quá trình trao đổi chất 

B. Truyền đạt thông tin di truyền

C. Điều hoà quá trình trao đổi chất  

D. Cấu tạo nên tế bào và cơ thể

Câu hỏi 34 :

Đường mía do hai phân tử đường nào sau đây kết hợp lại? 

A. Tinh bột và mantôzơ

B. Galactôzơ và tinh bột

C. Glucôzơ và Fructôzơ   

D. Xenlucôzơ và galactôzơ

Câu hỏi 35 :

Cacbonhyđrat gồm các loại: 

A. đường đôi, đường đơn, đường đa

B. đường đôi, đường đa

C. đường đơn, đường đôi 

D. đường đơn, đường đa

Câu hỏi 36 :

Đơn phân của ADN là: 

A. Nuclêôtit

B. Axít béo

C. Axít amin  

D. Bazơ nitơ

Câu hỏi 37 :

Đặc điểm nào sau đây được dùng để phân biệt giữa động vật với thực vật. 

A. Tế bào có thành bằng chất xen lulôzơ 

B. Khả năng tự di chuyển

C. Khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ  

D. Cả a,b,c đều đúng

Câu hỏi 38 :

Giới nguyên sinh bao gồm: 

A. Tảo, nấm, động vật nguyên sinh

B. Vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh

C. Vi sinh vật, động vật nguyên sinh 

D. Tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh

Câu hỏi 39 :

Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là: 

A. H, O, N, P 

B. O, P, C, N 

C. C, H, O, P 

D. C, H, O, N

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK