Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi giữa HK1 môn Sinh lớp 12 năm 2018-2019 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh - NC

Đề thi giữa HK1 môn Sinh lớp 12 năm 2018-2019 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh - NC

Câu hỏi 1 :

Gen là một đoạn ADN

A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin

B. mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN

C.  mang thông tin di truyền toàn bộ cơ thể

D. chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin

Câu hỏi 2 :

Bản chất của mã di truyền là

A. một bộ ba luôn mã hoá cho một axit amin

B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin

C.  trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin

D. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại thường không mã hóa cho axit amin

Câu hỏi 3 :

Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì

A. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit mới kéo dài theo chiều 5’  - 3’

B. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit mới kéo dài theo chiều 3’- 5’

C. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5’của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit mới kéo dài theo chiều 5’ – 3’

D. hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung

Câu hỏi 5 :

Phát biểu nào sau đây không chính xác ?

A. Trên phân tử mARN trưởng thành, ngoại trừ codon kết thúc không tham gia dịch mã, còn các nucleotit còn lại đều tham gia dịch mã

B. Ở sinh vật nhân thực, phần lớn các mARN  trưởng thành được tạo ra từ các mARN sơ khai sau khi được cắt bỏ các intron

C. Phân tử mARN có cấu trúc mạch thẳng

D. Ở sinh vật nhân thực, một số phân tử mARN có thể được tổng hợp ở ngoài nhân

Câu hỏi 6 :

Phát biểu nào sau đây chính xác ?

A. Một phân tử mARN được tổng hợp từ operon Lac ở E.coli có chiều dài lớn hơn chiều dài một gen trong operon đó

B. Trong phân tử tARN  không có các liên kết hidro

C. Trong phân tử rARN  không có các liên kết hidro

D. Một phân tử mARN trưởng thành ở sinh vật nhân thực bao giờ cũng có chiều dài bằng chiều dài của gen quy định nó

Câu hỏi 9 :

Điều hoà của gen ở E.coli chủ yếu xảy ra ở giai đoạn

A. phiên mã

B.  dịch mã

C. nhân đôi ADN

D. phiên mã và dịch mã

Câu hỏi 11 :

Cho phép lai  P : AA x aa (A là trội so với a) thì ở thế hệ F2 sẽ có tỉ lệ kiểu gen là

A. 1 đồng hợp : 3 dị hợp

B. 100% dị hợp

C. 1 đồng hợp : 1 dị hợp

D. 3 dị hợp : 1 đồng hợp

Câu hỏi 12 :

Để phát hiện một tính trạng do gen trong ti thể qui định, người ta dùng phương pháp nào ?

A. Lai phân tích

B. Lai thuận nghịch

C. Lai xa

D.  Cho tự thụ phấn hay lai thân thuộc

Câu hỏi 13 :

 Đột biến gen là gì?

A. Rối loạn quá trình tự nhân đôi của một gen hoặc một số gen

B.  Phát sinh một hoặc số alen mới từ một gen

C. Biến đổi ở một hoặc vài cặp nucleotit của gen

D. Biến đổi ở một hoặc vài cặp tính trạng của cơ thể

Câu hỏi 16 :

Thể đột biến là những cá thể

A. mang những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử

B. mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể

C.  mang đột biến phát sinh ở giao tử, qua thụ tinh vào một hợp tử ở trạng thái dị hợp

D. mang những biến đổi trong vật chất di truyền

Câu hỏi 17 :

Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở

A. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp

B. cơ thể mang kiểu gen dị hợp

C. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn

D.  cơ thể mang kiểu gen đồng hợp và dị hợp

Câu hỏi 19 :

Việc sử dụng cá thể F1 sinh ra từ phép lai khác dòng thuần làm giống sẽ dẫn đến kết quả :

A. duy trì được sự ổn định của tính trạng qua các thế hệ

B.  tạo ra hiện tượng ưu thế lai

C. cá thể F2 bị bất thụ

D. có hiện tượng phân tính ở F2 làm giảm phẩm chất của giống

Câu hỏi 21 :

 Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi

A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản

B. các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn

C. không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính

D. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể  tương đồng

Câu hỏi 22 :

Kiểu gen nào được viết dưới đây là không đúng ?

A. \(\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}}Hh\)

B. \(\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{DD}}hh\)

C. \(\frac{{Ab}}{{bb}}{\rm{Dd}}Hh\)

D. \(\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}}Hh\)

Câu hỏi 23 :

Một ruồi giấm cái mắt đỏ mang một gen lặn mắt trắng nằm trên nhiễm sắc thể X, giao phối với một ruồi giấm đực mắt đỏ sẽ cho ra  F1 :

A. 1/2 ruồi có mắt trắng

B.  3/4 ruồi mắt đỏ, 1/4 ruồi mắt trắng ở cả đực và cái

C. toàn bộ ruồi đực có mắt trắng

D. 1/2 số ruồi đực có mắt trắng

Câu hỏi 24 :

Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy định ?

A. Điều kiện môi trường

B. Kiểu gen của cơ thể

C. Kiểu hình của cơ thể

D. Kiểu gen tương tác với môi trường

Câu hỏi 25 :

 Hiện tượng nào dưới đây làm hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp ?

A. Hiện tượng các gen phân ly độc lập

B. Hiện tượng liên kết gen

C. Hiện tượng hoán vị gen

D. Hiện tượng tác động qua lại giữa các gen

Câu hỏi 26 :

Tính chất biểu hiện của đột biến gen là :

A. riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, vô hướng

B. biến đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định

C. riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, có hướng

D. riêng lẻ, đột ngột, thường có lợi và vô hướng

Câu hỏi 28 :

Khi lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd và aaBBDd với nhau, nếu mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn thì số kiểu gen và kiểu hình ở đời con là

A. 6 kiểu gen, 4 kiểu hình  

B. 12 kiểu gen, 4 kiểu hình

C. 12 kiểu gen, 8 kiểu hình            

D. 27 kiểu gen, 8 kiểu hình

Câu hỏi 29 :

Sơ đồ biểu thị các mức xoắn khác nhau của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn là:

A. Sợi nhiễm sắc → phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi siêu xoắn → nhiễm sắc thể

B. Phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → sợi siêu xoắn → crômatit → NST

C. Phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → sợi siêu xoắn → crômatit → NST

D. Ống rỗng → phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi siêu xoắn → sợi cơ bản → NST

Câu hỏi 31 :

Ý nghĩa nào dưới đây không phải của hiện tượng hoán vị gen ?

A.  Làm tăng số biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá

B. Giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

C. Tái tổ hợp lại các gen quý trên các NST khác nhau của cặp tương đồng, tạo thành nhóm gen liên kết

D.  Là cơ sở cho việc lập bản đồ gen

Câu hỏi 34 :

Ở người, màu mắt nâu là trội và màu mắt xanh là lặn. Khi một người đàn ông mắt nâu kết hôn với người phụ nữ mắt xanh và họ có con trai mắt nâu, con gái mắt xanh. Có thể kết luận chắc chắn rằng :

A. người đàn ông có kiểu gen đồng hợp

B. người đàn ông là dị hợp tử

C. gen qui định màu mắt liên kết với X

D. cả hai cha mẹ đều đồng hợp tử

Câu hỏi 36 :

Phát biểu đúng khi nói về mức phản ứng là :

A. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng

B. Mỗi gen trong một kiểu gen có mức phản ứng riêng

C. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định

D. Các gen trong một kiểu gen chắc chắn sẽ có mức phản ứng như nhau

Câu hỏi 37 :

 Hóa chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T  thành cặp G–X . Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ:

A. A-T → G-5BU → X-5BU → G-X

B.  A-T → A-5BU → G-5BU → G-X

C. A-T → X-5BU → G-5BU → G-X

D. A-T → G-5BU → G-5BU →G-X

Câu hỏi 40 :

Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào ?(1): ABCD.EFGH → ABGFE.DCH

A. (1) : chuyển đọan không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể

B. (1) : đảo đoạn chứa tâm động; (2) : chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể

C. (1) : đảo đoạn chứa tâm động; (2) : đảo đoạn không chứa tâm động

D. (1) : chuyển đoạn chứa tâm động; (2) : đảo đoạn chứa tâm động

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK