Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Bài tập Di truyền quần thể Sinh học 12 có lời giải chi tiết !!

Bài tập Di truyền quần thể Sinh học 12 có lời giải chi tiết !!

Câu hỏi 14 :

Một quần thể thực vật tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là 0,4AA:0,5Aa:0,1aa. Nếu không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá khác thì

A. Tần số kiểu gen aa giảm dần qua các thế hệ 

B. Tần số alen A tăng dần qua các thể hệ

C. Ở thế hệ F2, quần thể đạt cân bằng di truyền

D. Quần thể dần phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

Câu hỏi 28 :

Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA:0,48 Aa:0,16 aa. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

B. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.

C. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 84% số cá thể mang alen A.

D. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A.

Câu hỏi 51 :

Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,5 AA : 0,4 Aa : 0,1 aa. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nếu quần thể này giao phấn ngẫu nhiên thì thành phần kiểu gen ở F1 là 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa

B. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên thì thu được F1 có tỉ lệ khiểu hình là: 77 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng.

C. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P tự thụ phấn thì thu được F134 số cây hoa đỏ.

D. Nếu quần thể này tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen ở F1 là: 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa. 

Câu hỏi 58 :

Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tần số kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là:      0,25 AABb : 0,4 AaBb : 0,35 Aabb. Theo lí thuyết, ở thế hệ F1:

A. Tỉ lệ cá thể đồng hợp tử lặn về 2 cặp gen chiếm 17,5%

B. Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền

C. Quần thể có 8 kiểu gen khác nhau

D. Tỉ lệ cá thể đồng hợp về 2 cặp gen chiếm 40%

Câu hỏi 60 :

Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối sẽ làm

A. tăng tốc độ tiến hoá của quẩn thể.

B. tăng biến dị tổ hợp trong quần thể.

C. tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp.

D. tăng sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

Câu hỏi 61 :

Sự đa hình di truyền ở quần thể giao phối có ý nghĩa:

A. Giúp quần thể có tiềm năng thích nghi với môi trường sống thay đổi.

B. Đảm bảo cho quần thể giao phối đa hình về thường biến.

C. Đảm bảo sự đa hình cân bằng trong quần thể giao phối.

D. Giải thích vai trò của kiểu hình đối với tiến hóa.

Câu hỏi 73 :

Gen A qui định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa màu trắng. Quần thể ngẫu phối nào sau đây chắc chắn ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. Quần thể 4: 75 % cây hoa màu đỏ : 25 % cây hoa màu trắng.

B. Quần thể 1: 100% cây hoa màu đỏ.

C. Quần thể 2: 50 % cây hoa màu đỏ : 50 % cây hoa màu trắng.

D. Quần thể 3: 100 % cây hoa màu trắng.

Câu hỏi 96 :

Quần thể có thành phần kiểu gen có cấu trúc di truyền theo định luật Hacđi – Vanbec?

A. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,48AA : 0,64Aa : 0,04aa.

B. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 100% AA.

C. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 100% Aa.

D. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,36AA : 0,28Aa : 0,36aa.

Câu hỏi 102 :

Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa; ở giới đực là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế hệ F1

A. Sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền

B. Có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 52%.

C. Có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%.

D. Có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 25%.

Câu hỏi 105 :

Đặc điểm nào là không đúng khi nói về quần thể tự phối?

A. Qua mỗi thệ hệ tự thụ thì tỉ lệ dị hợp giảm đi 1 nửa.

B. Qua mỗi thệ hệ tự thụ thì tỉ lệ đồng hợp tăng lên gấp đôi.

C. Độ đa dạng di truyền giảm dần qua các thế hệ.

D. Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ.

Câu hỏi 106 :

Giao phối cận huyết và tự thụ phấn bắt buộc dẫn đến hiện tượng thoái hoá là do

A. Các thể đồng hợp tăng, trong đó các gen lặn gây hại biểu hiện thành kiểu hình.

B. Các alen lặn gây hại bị gen trội lấn át trong kiểu gen dị hợp.

C. Xảy ra hiện tượng đột biến gen.

D. Tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.

Câu hỏi 107 :

Một quần thể thực vật giao phấn, sự tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ sẽ làm

A. Thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.

B. Thay đổi tần số kiểu gen nhưng không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

C. Tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.

D. Tăng tần số kiểu gen dị hợp tử, giảm tần số kiểu gen đồng hợp tử.

Câu hỏi 109 :

Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:

A. Quần thể giao phối có lựa chọn.

B. Quần thể tự phối và ngẫu phối.

C. Quần thể ngẫu phối.

D. Quần thể tự phối.

Câu hỏi 110 :

Trong tự nhiên, thành phần kiểu gen của các quần thể tự thụ phấn có xu hướng

A. Phân hóa thành các dòng thuần có các kiểu gen khác nhau.

B. Tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội, giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn.

C. Duy trì ổn định qua các thế hệ.

D. Tăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp và giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.

Câu hỏi 111 :

Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng

A. Giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.

B. Giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.

C. Giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.

D. Tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.

Câu hỏi 137 :

Về mặt lí luận, định luật Hacđi - Vanbec có ý nghĩa gì?

A. Tạo cơ sở giải thích tính ổn định của một số quần thể trong tự nhiên qua một thời gian dài

B. Giúp giải thích quá trình hình thành loài mới

C. Giúp giải thích quá trình cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

D. Tạo cơ sở giải thích sự gia tăng của các thể đồng hợp trong quần thể

Câu hỏi 149 :

Một quần thể thực vật ngẫu phối thế hệ xuất phát đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,6. Biết rằng alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây đúng?

A. Chỉ khi có nhân tố đột biến thì quần thể mới xuất hiện kiểu gen mới.

B. Ở F2, trong các cá thể mang kiểu hình trội thì những cá thể mang kiểu gen dị hợp chiếm trên 50%.

C. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của nhân tố đột biến thì tần số alen của quần thể luôn được duy trì ổn định qua các thế hệ.

D. Nếu quần thể chuyển sang tự thụ phấn thì sau một thế hệ tần số alen A = 0,7.

Câu hỏi 155 :

Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

A. Loại bỏ kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen đồng hợp lặn.

B. Loại bỏ kiểu gen đồng hợp lặn và kiểu gen dị hợp.

C. Loại bỏ kiểu gen dị hợp và giữ lại các kiểu gen đồng hợp.

D. Loại bỏ kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen dị hợp.

Câu hỏi 164 :

Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể tự phối, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quá trình tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

B. Qua nhiều thế hệ tự phối, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần.

C. Tự phối qua các thế hệ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo hướng tăng tỉ lệ đồng hợp.

D. Người ta áp dụng tự thụ phấn hoặc giao phối gần để đưa giống về trạng thái thuần chủng.

Câu hỏi 167 :

Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Giả sử dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở các thế hệ như sau:

A. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.

B. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình trội.

C. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử.

D. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình lặn.

Câu hỏi 169 :

Khi nói về di truyền quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quần thể ngẫu phối có tính đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

B. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần về các kiểu gen khác nhau.

C. Tần số alen trong quần thể ngẫu phối được duy trì không đổi qua các thế hệ.

D. Tự thụ phấn hay giao phối gần không làm thay đổi tần số alen qua các thế hệ.

Câu hỏi 178 :

Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ.

B. Quần thể ngẫu phối đa dạng di truyền.

C. Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên

D. Qua các thế hệ ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần

Câu hỏi 194 :

Tần số kiểu gen (tần số tương đối kiểu gen) được tính bằng

A. Tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

B. Tỉ lệ giữa số giao tử mang gen đó trên tổng số giao tử hình thành trong quần thể.

C. Tỉ lệ giữa số giao tử mang gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

D. Tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số giao tử hình thành trong quần thể.

Câu hỏi 196 :

Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,1. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tỉ lệ kiểu gen Aa = 9%.

B. Tỉ lệ kiểu gen aa = 18%.

C. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp bằng 9 lần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội.

D. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn bằng 81 lần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội.

Câu hỏi 210 :

Một quần thể sinh vật đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

A. Loại bỏ kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen đồng hợp lặn.

B. Loại bỏ kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen dị hợp.

C. Loại bỏ kiểu gen dị hợp và giữ lại các kiểu gen đồng hợp.

D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.

Câu hỏi 230 :

Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng, có hai loại alen, alen A quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu trắng. Tần số của alen a là 0,2. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nếu không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở các thế hệ sau, cây hoa đỏ dị hợp tử luôn chiếm tỉ lệ 13 trong tổng số cây hoa đỏ của quần thể.

B. Nếu xảy ra chọn lọc chống lại alen lặn thì tần số các kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau vẫn không thay đổi.

C. Nếu xảy ra chọn lọc chống lại alen trội thì tần số các alen trong quần thể đều giảm.

D. Quần thể đã đạt trạng thái cân bằng nên không chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu hỏi 258 :

Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là: 0,36AA+0,48Aa+0,16aa=1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì:

A. Alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể

B. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau

C.  Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi

D. Alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể

Câu hỏi 267 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng về các đặc trưng di truyền của quần thể?

A. Quá trình tự phối và giao phối gần đều không làm thay đổi tần số các alen có hại trong quần thể.

B. Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen của cùng một gen có trong quần thể tại một thời điểm xác định.

C. Quần thể tự thụ phấn trong tự nhiên thường bao gồm nhiều dòng thuần chủng và không có hiện tượng thoái hóa giống.

D. Khi cho các dòng cây giao phấn tự thụ phấn bắt buộc, tỉ lệ các dòng thuần chủng tăng dần qua các thế hệ.

Câu hỏi 274 :

Điều nào sau đây về quần thể tự phối là không đúng?

A. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau

B. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm

C. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ phấn

D. Quần thể biểu hiện tính đa hình

Câu hỏi 280 :

Trong một quần thể ngẫu phối, ban đầu có 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa. Nếu khả năng thích nghi của kiểu gen AA và Aa kém hơn so với kiểu gen aa thì tỉ lệ của kiểu gen dị hợp (Aa) sẽ thay đổi như thế nào trong các thế hệ tiếp theo của quần thể?

A. Ở giai đoạn đầu tăng, sau đó giảm dần.

B. Liên tục tăng dần qua các thế hệ.

C. Liên tục giảm dần qua các thế hệ.

D. Ở giai đoạn đầu giảm dần, sau đó tăng dần.

Câu hỏi 287 :

Qua các thế hệ thì điểm giống nhau trong cấu trúc di truyền giữa quần thể ngẫu phối và quần thể tự phối là

A. Tần số alen xu hướng thay đổi.

B. Thành phần kiểu gen có xu hướng thay đổi.

C. Tần số alen không đổi.

D. Thành phần kiểu gen có xu hướng không đổi.

Câu hỏi 288 :

Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,2A: 0,8a chỉ sau một thế hệ bị biến đổi thành 0,8A: 0,2a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?

A. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a.

B. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.

C. Môi trường thay đổi theo hướng chống lại thể đồng hợp lặn.

D. Kích thước quần thể giảm mạnh do yếu tố thiên tai.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK