Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học 343 bài tập Quy luật di truyền - Sinh học 12 (Di truyền học - chương 2) có lời giải !!

343 bài tập Quy luật di truyền - Sinh học 12 (Di truyền học - chương 2) có lời giải...

Câu hỏi 1 :

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là thường biến?

A. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng

B. Bố mẹ bình thường nhưng sinh con bạch tạng

C. lượng hồng cầu trong máu tăng khi người lên sống ở vùng núi cao

D. Trẻ em sinh ra khóc tiếng mèo kêu

Câu hỏi 2 :

Để giải thích tỉ lệ phân li ở F2 xấp xỉ 3:1, Menđen tiến hành

A. cho các cây F1 tự thụ phấn và phân tích sự phân li ở đời con của từng cây.

B. cho các cây F2 lai phân tích và phân tích sự phân li ở đời con của từng cây.

C. cho các cây F2 lai với nhau và phân tích sự phân li ở đời con của từng cây.

D. cho các cây F2 lai thuận nghịch và phân tích sự phân li ở đời con của từng cây.

Câu hỏi 3 :

Khi nói về hoán vị gen, phát biếu nào sau đây không đúng?

A. Tần số hoán vị gen dao động từ 0% đến 50%

B. Các gen càng xa nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng nhỏ

C. Nếu biết tần số hoán vị gen giữa 2 gen nào đó thì có thể tiên đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai.

D. Hoán vị gen chỉ xảy ra trong kì đầu của giảm phân I tùy giới tính, tùy loài

Câu hỏi 4 :

Ở những loài có cơ chế tế bào học xác định giới tính kiểu XX và XY nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch cho tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới thì kết luận nào sau đây là đúng?

A. Gen quỵ định tính trạng nằm trên NST Y

B. Chưa thể kết luận chắc chắn

C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với nhiễm sẳc thể Y

D. Gen quy định tính trạng năm trong ti thể

Câu hỏi 6 :

Quy luật phân li độc lập thực chất nói về

A. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1

B. sự tổ hợp tự do của các alen trong quá trình thụ tinh

C. sự phân li độc lập của các tính trạng

D. sự phân li độc lập của các cặp alen trong quá trình giảm phân

Câu hỏi 7 :

Nhận định nào sau đây là đúng về di truyền ngoài nhân?

A. Gen ngoài nhân dược di truyền thẳng

B. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ

C. Gen ngoài nhân chỉ có trong ti thể của mọi loài sinh vật

D. Chứng động kinh ở người do một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể, nên nếu mẹ bị động kinh thì chỉ có con gái mới bị động kinh

Câu hỏi 8 :

Phát biểu nào sau đây đúng về gen đa hiệu?

A. Gen tạo ra nhiều loại mARN

B. Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau

C. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác

D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao

Câu hỏi 9 :

Ý nghĩa nào dưới đây không phải của hiện tương hoán vị gen

A. Làm tăng số biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hoá

B. Giúp giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong đột biến cấu trúc NST

C. tái tổ hợp lại các gen quý trên các NST khác nhau của cặp tương đồng tạo thành nhóm gen kiên kết

D. đặt cơ sở cho việc lập bản đồ gen

Câu hỏi 10 :

Nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Di truyền tế bào chất còn gọi là di truyền ngoài nhân hay di truyền ngoài nhiễm sắc thể.

B. Trong sự di truyền, nếu con lai mang tính trạng của mẹ thì đó là di truyền theo dòng mẹ.

C. Con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.

D. Tất cả các hiện tương di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.

Câu hỏi 11 :

Loại tác động của gen thường được chú trọng trong sản xuất nông nghiệp là:

A. Tương tác cộng gộp

B. Tác động bổ sung giữa 2 gen trội

C. Tác động bổ sung giữa 2 gen không allele

D. Tác động đa hiệu

Câu hỏi 13 :

Quy luật phân li đúng với hiện tượng trội không hoàn toàn do:

A. Trong trường hợp trội không hoàn toàn các alen vẫn phân li đồng đều về các giao tử

B. F1 chỉ thu được 1 loại kiểu hình nếu P thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản

C. Hiện tượng trội không hoàn toàn chỉ nói về tính trạng trung gian giữa bố và mẹ

D. Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 1:2:1 nếu P thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản

Câu hỏi 14 :

Trong phép lai một tính trạng do 1 gen quy định, nếu kết quả phép lai thuận và kết quả phép lai nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu

A. nằm trên nhiễm sắc thể Y

B. nằm trên nhiễm sắc thể X

C. nằm trên nhiễm sắc thể thường

D. nằm ở ngoài nhân (trong ti thể hoặc lục lạp)

Câu hỏi 15 :

Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đang xét

A. nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X

B. nằm trên nhiễm săc thể thường.

C. nằm ở vùng tương đồng trên NST giới tính X và Y.

D. nằm ở tế bào chất.

Câu hỏi 18 :

Để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội, người ta thường sử dụng phép lai

A. lai phân tính.

B. lai thuận nghịch.

C. lai phân tích.

D. tự thụ phấn.

Câu hỏi 19 :

Thể đột biến là những cá thể mang

A. các biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của ngoại cảnh.

B. đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.

C. đột biến làm biến đổi vật chất di truyền.

D. đột biến lặn đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.

Câu hỏi 20 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen?

A. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%.

B. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.

C. Tần số hoán vị gen luôn nhỏ hơn 50%.

D. Tần số hoán vị gen luôn bằng 50%.

Câu hỏi 21 :

Một trong những đặc điểm của thường biến là

A. phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính.

B. xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.

C. di truyền được cho đời sau, là nguyên liệu của tiến hóa.

D. có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.

Câu hỏi 22 :

Một trong những đặc điểm của thường biến là

A. di truyền được cho đời sau

B. xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.

C. phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính

D. có thể có lợi, có hại hoặc trung tính

Câu hỏi 24 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen.

B. Các gen nằm trên cùng nhiễm sắc thể luôn di truyền cùng nhau.

C. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau thì không biểu hiện cùng nhau.

D. Tần số hoán vị gen cho biết khoảng cách tương đối giữa các gen.

Câu hỏi 25 :

Phép lai nào sau đây giúp Morgan phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết gen hoàn toàn?

A. Lai phân tích ruồi giấm cái F1.

B. Lai phân tích ruồi giấm đực F1.

C. Lai thuận nghịch.

D. Lai gần.

Câu hỏi 26 :

Bố mẹ truyền nguyên vẹn cho con cái

A. kiểu hình.

B. kiểu gen.

C. gen (alen).

D. nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 27 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về hiện tượng di truyền theo dòng mẹ?

A. Kiểu hình của các cơ thể con đều giống mẹ.

B. Một cơ thể dùng làm mẹ lai với các cơ thể khác nhau vẫn cho đời con cùng 1 kiểu hình.

C. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể X.

D. Lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau.

Câu hỏi 28 :

Sự tác động qua lại giữa các gen không alen trong quá trình hình thành một kiểu hình đươc gọi là:

A. tương tác gen.

B. tác động đa hiệu của gen.

C. sự mềm dẻo của kiểu hình.

D. biến dị tương quan.

Câu hỏi 29 :

Một trong những đặc điểm của gen trong tế bào chất là:

A. gen của con được thừa hưởng hoàn toàn từ bố.

B. phân chia không đồng đều về các tế bào con trong phân bào.

C. rất khó bị đột biến.

D. luôn tồn tại thành cặp alen.

Câu hỏi 30 :

Ở các loài sinh vật nhân thực, hiện tượng các alen thuộc các locut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng được gọi là:

A. hoán vị gen.

B. tương tác gen.

C. tác động đa hiệu của gen

D. liên kết gen.

Câu hỏi 31 :

Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen dị hợp?

A. AaBbDd

B. AAbbdd

C. aaBBDD

D. aaBBdd

Câu hỏi 32 :

Trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen, để các alen của một cặp gen phân li đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì?

A. Số lượng cá thể con lai phải lớn.

B. Bố mẹ phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.

C. Quá trình giảm phân phải diễn ra bình thường

D. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.

Câu hỏi 33 :

Khi các cặp alen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì:

A. Thường xảy ra hoán vị gen trong quá trình giảm phân tạo giao tử.

B. Chúng phân li độc lập với nhau trong giảm phân tạo giao tử.

C. Dễ phát sinh đột biến dưới tác động của các nhân tố gây đột biến.

D. Chúng liên kết thành từng nhóm trong giảm phân tạo giao tử.

Câu hỏi 34 :

Kiểu gen nào sau đây là dị hợp?

A. Aabb

B. AAbb

C. aabb

D. AABB

Câu hỏi 36 :

Khi nói về các gen nằm trên một nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Di truyền phân li độc lập với nhau

B. Luôn cùng quy định một tính trạng

C. Di truyền cùng nhau theo từng nhóm liên kết

D. Là những gen cùng alen với nhau.

Câu hỏi 37 :

Sử dụng phép lai nào sau đây có thể xác định được kiểu gen của cơ thể mang kiểu hình trội?

A. Lai thuận nghịch

B. Lai phân tích

C. Lai khác dòng

D. Lai khác loài

Câu hỏi 38 :

Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được xem là cơ thể thuần chủng?

A. AAbbDD.

B. AaBbdd

C. AabbDD

D. aaBbdd

Câu hỏi 39 :

Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây sai?

A. Các gen ngoài nhân thường tồn tại thành từng cặp alen.

B. Ở các loài sinh sản vô tính và hữu tính, gen ngoài nhân đều có khả năng di truyền cho đời con.

C. Gen ngoài nhân có khả năng nhân đôi và phiên mã.

D. Gen ngoài nhân được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X.

Câu hỏi 40 :

Cho các hiện tượng sau đây:

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Câu hỏi 41 :

Nội dung của quy luật phân li độc lập, theo Menđen là

A. Các cặp tính trạng phân li độc lập

B. Các cặp tính trạng khác nhau tổ hợp lại tạo thành các biến dị tổ hợp.

C. Các cặp nhân tố di truyền quy định các cặp tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.

D. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau phân li độc lập trong giảm phân.

Câu hỏi 43 :

Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có tỷ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật (hiện tượng) nào sau đây?

A. Phân li độc lập, trội hoàn toàn

B. Tương tác cộng gộp.

C. Trội lặn không hoàn toàn

D. Tương tác bổ sung

Câu hỏi 44 :

Khi nói về các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phân li độc lập với nhau trong phân bào

B. Thường di truyền cùng nhau theo từng nhóm liên kết.

C. Có cấu trúc giống nhau và cùng quy định một tính trạng

D. Là những gen alen với nhau.

Câu hỏi 53 :

Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu hỏi 54 :

Nội dung chủ yếu của định luật phân ly độc lập là

A. “Khi bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 có sự phân tính theo tỉ lệ 9:3:3:1.”

B. “Các cặp nhân tố di truyền (cặp alen) phân ly độc lập với nhau trong phát sinh giao tử ”.

C. “Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tinh trạng hợp thành nó”.

D. “Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân ly theo kiểu hình 3:1”.

Câu hỏi 55 :

Trong một gia đình, gen trong ti thể của người con trai có nguồn gốc từ

A.Ti thể của bố.

B. Ti thể của bố hoặc mẹ.

C. Ti thể của mẹ.

D. Nhân tế bào của cơ thể mẹ.

Câu hỏi 56 :

Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài nhiễm sắc thể?

A. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.

B. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.

C. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau.

D. Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng.

Câu hỏi 58 :

Hiện tượng hoán vị gen xảy ra trên cơ sở

A. Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn của cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân

B. Hiện tượng phân ly ngẫu nhiên giữa các cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp tự do của chúng trong thụ tinh

C. Các loại đột biến cấu trúc của các NST ở các tế bào sinh dục liên quan đến sự thay đổi vị trí của các gen không alen

D. Thay đổi vị trí của các cặp gen trên cặp NST tương đồng do đột biến chuyển đoạn tương đồng

Câu hỏi 59 :

Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước các điều kiện môi trường khác nhau.

B. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

C. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường.

D. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.

Câu hỏi 61 :

Liên kết gen hoàn toàn có đặc điểm là

A. làm tăng sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp.

B. làm giảm sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp.

C. liên kết gen tạo ra nhiều giao tử hoán vị.

D. tạo điều kiện cho các gen ở các nhiễm sắc thể khác nhau tổ hợp lại với nhau.

Câu hỏi 62 :

Sau khi đưa ra giả thuyết về sự phân li đồng đều, Men Đen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?

A. Lai thuận.

B. Cho tự thụ phấn.

C. Lai phân tích.

D. Lai nghịch.

Câu hỏi 63 :

Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là

A. làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.

B. tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.

C. góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài.

D. thể. duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc

Câu hỏi 64 :

Ý nghĩa nào dưới đây không phải của hiện tượng hoán vị gen?

A. Làm tăng số biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.

B. Giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

C. Tái tổ hợp lại các gen quý trên các NST khác nhau của cặp tương đồng, tạo thành nhóm gen liên kết.

D. Là cơ sở cho việc lập bản đồ gen.

Câu hỏi 65 :

Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến dị:

A. Một tính trạng

B. Ở một trong số tính trạng mà nó chi phối

C. Ở một loạt tính trạng do nó chi

D. Ở toàn bộ kiểu hình

Câu hỏi 66 :

Biến đổi nào sau đây không phải là thường biến?

A. Xù lông khi gặp trời lạnh

B. Thể bạch tạng ở cây lúa

C. Hồng cầu tăng khi di chuyển lên vùng cao

D. Tắc kè đổi màu theo nền môi trường

Câu hỏi 67 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về mức phản ứng?

A. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau

B. Mức phản ứng của một tính trạng do kiểu gen quy định

C. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp

D. Năng suất vật nuôi, cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào mức phản ứng ít phụ thuộc vào môi trường

Câu hỏi 68 :

Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự

A. Tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I

B. Trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I

C. Trao đổi đoạn tương ứng giữa các cromatít chị em tại kì đầu của giảm phân I

D. Trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit không chị em ở kì đầu giảm phân I

Câu hỏi 69 :

Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường

B. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen

C. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường khác nhau

D. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường

Câu hỏi 70 :

Quy luật di truyền phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng:

A. Các gen phân ly và tổ hợp trong giảm phân

B. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể

C. Sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào

D. Biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối

Câu hỏi 73 :

Nhận xét nào dưới đây là không đúng trong trường hợp di truyền qua tế bào chất

A. Tính trạng luôn luôn được di truyền qua dòng mẹ.

B. Lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau.

C. Tính trạng được biểu hiện đồng loạt qua thế hệ lai.

D. Tính trạng biểu hiện đồng loạt ở cơ thể cái của thế hệ lai.

Câu hỏi 74 :

Ở một loài động vật, khi lai cá thể chân ngắn với cá thể chân dài thu được F1 100% cá thể chân ngắn. Cho F1 tạp giao thu được F2, tiếp tục cho F2 tạp giao thu được F3 phân li theo tỉ lệ 13 cá thể chân ngắn : 3 cá thể chân dài. Biết rằng tính trạng do một cặp gen quy định, quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, nhận xét nào sau đây sai?

A. Tính trạng chân ngắn trội hoàn toàn so với tính trạng chân dài.

B. Tính trạng chân dài chủ yếu gặp ở giới XY.

C. Cặp gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.

D. Gen quy định tính trạng nằm trên đoạn không tương đồng nhiễm sắc thể giới tính X.

Câu hỏi 77 :

Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng

A. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể

B. Sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào.

C. Biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối.

D. Các gen phân li và tổ hợp trong giảm phân.

Câu hỏi 78 :

Thế nào là liên kết gen?

A. Các gen không alen cùng nằm trên 1 NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.

B. Các gen alen cùng nằm trên 1 NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.

C. Các gen alen cùng nằm trong 1 bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.

D. Các gen không alen nằm trên các NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.

Câu hỏi 79 :

Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là

A. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

B. Sự tổ hợp của cặp NST trong thụ tinh.

C. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.

D. Sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.

Câu hỏi 80 :

Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết tính trạng do gen trên NST giới tính Y quy định là

A. Được di truyền thẳng ở giới dị giao tử.

B. Luôn di truyền theo dòng bố.

C.  Chỉ biểu hiện ở con cái.

D. Chỉ biểu hiện ở con đực.

Câu hỏi 81 :

Cho một số hiện tượng gặp ở sinh vật sau:

A. 2,4.

B. 1,2.

C. 1,3.

D. 2,3

Câu hỏi 82 :

Cơ thể nào sau đây là cơ thể không thuần chủng?

A. aabbDDEE

B. aaBBDDee

C. AABBDdee

D. AAbbDDee

Câu hỏi 84 :

Kiểu gen nào sau đây là không thuần chủng?

A. aaBB.

B. aabb

C. AaBb

D. AAbb.

Câu hỏi 85 :

Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi

A. Ở một loạt tính trạng do nó chi phối

B. ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể

C. Ở một số tính trạng mà nó chi phối

D. Ở một tính trạng

Câu hỏi 86 :

Kết quả lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen qui định tính trạng đó

A. nằm trên nhiễm sắc thể giói tính X.

B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y.

C. nằm trên nhiễm sắc thể thường

D. Nằm ở ngoài nhân.

Câu hỏi 87 :

Đặc điểm nào dưới đây phản ánh sự di truyền qua chất tế bào?

A. Lai thuận, nghịch cho con có kiểu hình giống mẹ

B. Lai thuận, nghịch cho kết quả giống nhau

C. Lai thuận, nghịch cho kết quả khác nhau

D. Đời con tạo ra có kiểu hình giống mẹ

Câu hỏi 88 :

Để tạo giống lai có ưu thế lai cao, nguời ta không sử dụng kiểu lai nào dưới đây?

A. Lai thuận nghịch.

B. Lai khác dòng kép.

C. Lai phân tích.

D. Lai khác dòng.

Câu hỏi 106 :

Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen Aa, Bb phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho P có kiểu hình mang hai tính trạng trội giao phấn với nhau thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Lấy toàn bộ các cây có kiểu hình giống P cho tự thụ phấn tạo ra F2. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp 2 cặp gen trong số các cá thể mang hai tính trạng trội ở F2 chiếm 18%.

B. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen ở F2 chiếm 4/9.

C. Tỉ lệ kiểu hình lặn về cả hai tính trạng ở F2 chiếm 3/36.

D. Tỉ lệ kiểu hình giống P ở F2 chiếm 24/36.

Câu hỏi 107 :

Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do sự tương tác của hai alen trội A và B quy định: kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B quy định lông đen, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A hoặc B quy định lông nâu kiểu gen không có alen trội nào quy định lông trắng. Cho phép lai P: AaBb x Aabb thu đuợc F1. Theo lí thuyết phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong tổng số các cá thể thu đuợc ở F1, số cá thể lông đen chiếm tỉ lệ lớn nhất.

B. Nếu cho các cá thể lông đen ở F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau sẽ thu đuợc đời con có số cá thể lông nâu gấp 11 lần số cá thể lông trắng.

C. Trong tổng số các cá thể thu được ở F1 số cá thể lông đen có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen chiếm tỉ lệ 12,5%.

D. Ở F1 có 4 kiểu gen quy định kiểu hình lông nâu.

Câu hỏi 120 :

Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, phát biểu nào sau đây sai?

A. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào môi trường.

B. Sự biến đổi về kiểu hình do tác động của điều kiện môi trường được gọi là thường biến.

C. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.

D. Các cá thể có kiểu gen giống nhau sống ở các môi trường khác nhau vẫn luôn có kiểu hình giống nhau.

Câu hỏi 133 :

Cho các ví dụ sau:

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 5.

Câu hỏi 134 :

Điều nào sau đây nói về tần số hoán vị gen là không đúng?

A. Tần số hoán vị gen luôn lớn hơn 50%.

B. Tần số hoán vị gen thể hiện khoảng cách tương đối giữa các gen.

C. Các gen nằm xa nhau tần số hoán vị gen càng lớn.

D. Có thể xác định được tần số hoán vị gen dựa vào kết quả của phép lai phân tích và phép lai tạp giao.

Câu hỏi 137 :

Cho 2 kiểu gen AaBb và AB/ab. Hãy chọn kết luận đúng.

A. Các gen đều nằm trên một cặp NST

B. Các gen luôn tác động riêng lẻ

C. Gen trội lấn át gen lặn

D. Các gen đều dị hợp hai cặp gen

Câu hỏi 142 :

Ở một loài động vật, xét 3 cặp gen A, a; B, b và D, d qui định 3 tính trạng khác nhau, các alen trội đều trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai P: ABabXDXdY x AbaBXdY thu được F1. Trong tổng số cá thể F1 số cá thể không mang alen trội của các gen trên chiếm 3%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình hình thành giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, ở F1

A. Số cá thể có kiểu gen mang 3 alen trội chiếm 31%.

B. Số cá thể mang kiểu hình trội của cả 3 tính trạng chiếm 26%.

C. Trong tổng số cá thể cái mang kiểu hình trội của 3 tính trạng, số cá thể có kiểu gen dị hợp một cặp gen chiếm 20%.

D. Số cá thể cái dị hợp về cả 3 cặp gen chiếm 26,5%.

Câu hỏi 147 :

Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 245 cây hoa trắng; 315 cây hoa đỏ. Hãy chọn kết luận đúng về số loại kiểu gen của thể hệ F2?

A. Đời F2 có 16 loại kiểu gen, trong đó có 7 kiểu gen qui định hoa trắng.

B. Đời F2 có 9 kiểu gen qui định cây hoa đỏ, 7 kiểu gen qui định hoa trắng.

C. Đời F2 có 9 kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen qui định hoa đỏ.

D. Đời F2 có 16 loại kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen qui định hoa trắng.

Câu hỏi 150 :

Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P: ♀ABabXDXd   x   ♂  ABabXDY thu được có tỉ lệ  kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng nêu trên chiếm 4%. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây đúng về kết quả ở F1?

A. Có 40 loại kiểu gen và 16 loại kiểu hình.

B. Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 11/52.

C. Tỉ lệ kiểu gen mang 3 alen trội chiếm 36%.

D. Số cá thể có kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen trong số các cá thể cái mang 3 tính trạng trội là 4/33.

Câu hỏi 155 :

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1?

A. AaBb  x  aabb.

B. AaBb  x  AaBb.

C. AaBB  x  aabb.

D. Aabb  x  Aabb.

Câu hỏi 157 :

Lai hai cá thể (P) đều dị hợp về 2 cặp gen, thu được F1. Trong tổng số cá thể F1 số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Cho biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không xảy ra đột biến. Dự đoán nào sau đây phù hợp với phép lai trên?

A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%.

B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.

C. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố vả mẹ với tần số 30%.

D. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 10%.

Câu hỏi 173 :

Phép lai nào sau đây cho đời con có 3 kiểu gen?

A. AABB x AaBb

B. AABB x AaBb.

C. AaBB x Aabb.

D. AaBB x aaBb.

Câu hỏi 174 :

Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng

A. di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết

B. sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.         

C. luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit giống nhau.

D. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.

Câu hỏi 176 :

Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 245 cây hoa trắng : 315 cây hoa đỏ. Hãy chọn kết luận đúng về số loại kiểu gen của thế hệ F2.

A. Đời F2 có 9 loại kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ.

B. Đời F2 có 16 loại kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen quy định hoa trắng.

C. Đời F2 có 9 loại kiểu gen quy định cây hoa đỏ, 7 kiểu gen quy định hoa trắng.

D. Đời F2 có 16 loại kiểu gen, trong đó có 7 kiểu gen quy định hoa trắng.

Câu hỏi 185 :

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x aaBBDdee cho đời con có

A. 24 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.

C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

Câu hỏi 197 :

Gen nằm ở vị trí nào sau đây thì sẽ di truyền theo dòng mẹ?

A. Nằm trên NST thường.

B. Nằm trên NST X.

C. Nằm trên NST Y.

D. Nằm trong ti thể.

Câu hỏi 198 :

Mức phản ứng của kiểu gen sẽ thay đổi trong trường hợp nào sau đây?

A. Nguồn thức ăn thay đổi.

B. Nhiệt độ môi trường thay đổi

C. Độ ẩm môi trường thay đổi.

D. Kiểu gen bị thay đổi.

Câu hỏi 209 :

Khi nói về liên kết gen hoàn toàn, điều nào sau đây sai?

A. Liên kết gen không làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

B. Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì liên kết càng bền vững.

C. Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến.

D. Liên kết gen đảm bảo tính di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng.

Câu hỏi 211 :

Phép lai P: AbaBXDXd × ABabXDY , thu được F1. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây về F1 là đúng?

A. Nếu không xảy ra hoán vị gen thì có tối đa 16 loại kiểu gen, 9 loại kiểu hình.

B. Nếu chỉ có hoán vị gen ở quá trình giảm phân của cơ thể cái thì có tối đa 21 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình. 

C. Nếu xảy ra hoán vị gen ở cả đực và cái thì có tối đa 30 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình.

D. Nếu chỉ có hoán vị gen ở quá trình giảm phân của cơ thể đực thì có tối đa 24 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình.

Câu hỏi 222 :

Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 21% số cây thân cao, quả chua. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. F1 có tối đa 5 loại kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen.

B. Ở F1, có 3 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình thân thấp, quả ngọt.

C. Trong tổng số cây thân cao, quả ngọt ở F1, có 2/27 số cây có kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen.

D. Quá trình giảm phân ở cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.

Câu hỏi 232 :

Khi nói về vai trò của hoán vị gen, phát biểu nào sau đây sai?

A. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.

B. Tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau.

C. Sử dụng để lập bản đồ di truyền.

D. Làm thay đổi cấu trúc của NST.

Câu hỏi 241 :

Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen?

A. AABB

B. aaBB

C. Aabb

D. AaBb

Câu hỏi 254 :

Ở mèo, gen B quy định màu lông đen, b quy định màu lông hung. Cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu mà có cả hai gen B và b sẽ cho màu lông tam thể. Khi lai mèo cái lông hung với mèo đực lông đen. Kiểu hình của mèo con sẽ là

A. mèo cái toàn lông đen, mèo đực lông hung.

B. mèo cái toàn lông tam thể, mèo đực lông hung.

C. mèo cái toàn lông hung, mèo đực lông đen.

D. mèo cái toàn lông tam thể, mèo đực lông tam thể.

Câu hỏi 276 :

Cho cây hoa đỏ, quả tròn thụ phấn với cây hoa đỏ, quả tròn, người ta thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 510 cây hoa đỏ, quả tròn: 240 cây hoa đỏ, quả dài: 242 cây hoa trắng, quả tròn: 10 cây hoa trắng, quả dài. Từ kết quả của phép lai này, kết luận nào được rút ra dưới đây là đúng nhất?

A. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả dài nằm trên cùng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cây cái.

B. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả tròn nằm trên cùng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cả cây đực và cây cái.

C. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả dài nằm trên cùng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cả cây đực và cây cái

D. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định tròn nằm trên cùng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cây đực.

Câu hỏi 295 :

Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số 17%. Tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này là:

A. AB = ab = 17%; Ab = aB = 33%.

B. AB = ab = 33%; Ab = aB = 17%.

C. AB = ab = 41,5%; Ab = aB = 8,5%.

D. AB = ab = 8,5%; Ab = aB =41,5%.

Câu hỏi 321 :

Kiểu gen AAaa phát sinh giao tử Aa chiếm tỷ lệ

A. 1/3

B. 2/3

C. 1/6.

D. 3/4.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK