Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi trắc nghiệm HK1 môn Vật lý 12 Sở GD&ĐT Bình Thuận

Đề thi trắc nghiệm HK1 môn Vật lý 12 Sở GD&ĐT Bình Thuận

Câu hỏi 4 :

Phát biểu nào sau đây là sai  khi nói về đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp có cộng hưởng điện? 

A. Hiệu điện thế hiệu dụng trên mỗi phần tử đều bằng nhau.

B. Điện áp tức thời và cường độ dòng điện tức thời cùng pha nhau.

C. Công suất tiêu thụ của mạch đạt cực đại.

D. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần R đạt cực đại.

Câu hỏi 5 :

Công thức tính chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn có chiều dài l nơi có gia tốc trọng trường g là

A. \(T{\rm{ }} = {\rm{ }}2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)

B. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} \)

C. \(T = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{l}} \)

D. \(T = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{l}} \)

Câu hỏi 7 :

Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với vận tốc v, khi đó bước sóng được tính theo công thức 

A. \(\lambda  = \frac{v}{T}\)

B. \(\lambda  = {\rm{ }}vf\)

C. \(\lambda  = \frac{v}{f}\)

D. \(\lambda  = \frac{f}{v}\)

Câu hỏi 8 :

Sóng âm truyền được trong môi trường nào? 

A. Chỉ trong chất lỏng và chất rắn.   

B. Chỉ trong chất khí.

C. Trong mọi chất kể cả chân không.

D. Trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.

Câu hỏi 10 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng âm? 

A. Với các sóng âm nghe được thì âm nghe càng cao (càng thanh) khi tần số càng lớn.

B. Tai người có thể nghe được sóng âm có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz khi âm có cường độ đủ lớn.

C. Trong cùng một môi trường sóng siêu âm lan truyền nhanh hơn sóng hạ âm.

D. Sóng âm là sóng cơ lan truyền trong môi trường vật chất.

Câu hỏi 13 :

Công thức tính tổng trở của đoạn mạch RLC mắc nối tiếp là

A. \(Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} \)

B. \(Z = \sqrt {{R^2} - {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} \)

C. \(Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} + {Z_C})}^2}} \)

D. Z = R + ZL + ZC.

Câu hỏi 14 :

Trong một đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn dây không thuần cảm thì hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch 

A. sớm pha so với cường độ dòng điện góc 0 <φ<п/2.    

B. sớm pha so với cường độ dòng điện góc п/2  .       

C. trễ pha so với cường độ dòng điện góc 0 <φ<п/2.     

D. trể pha so với cường độ dòng điện góc п/2 .

Câu hỏi 18 :

Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp đang có tính dung kháng. Để đoạn mạch có sự cộng hưởng điện thì có thể 

A. Giảm điện dung của tụ điện.    

B. Tăng tần số của dòng điện xoay chiều.

C. Giảm hệ số tự cảm của cuộn dây.  

D. Tăng điện trở thuần của đoạn mạch.

Câu hỏi 19 :

Phát biểu nào sau đây về sóng cơ là sai

A.  Sóng ngang là sóng có các phần tử vật chất dao động theo phương ngang.

B. Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

C. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì.

D. Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động cơ trong một môi trường vật chất.

Câu hỏi 20 :

Chọn phát biểu sai khi nói về dao động điều hòa 

A. Trong dao động điều hòa, cứ sau mỗi nửa chu kì vật lại có tốc độ như cũ.

B. Chu kì của dao động điều hòa là khoảng thời gian ngắn nhất sau đó vật về vị trí ban đầu.

C. Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côsin (hay sin) của thời gian.

D. Độ lớn của li độ của vật dao động điều hòa bằng khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng.

Câu hỏi 22 :

Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ tắt dần? 

A. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.

B. Dao động cơ tắt dần có động năng và thế năng luôn giảm dần theo thời gian.

C. Trong dao động cơ tắt dần cơ năng giảm dần theo thời gian.

D. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

Câu hỏi 26 :

Con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m, lò xo có độ cứng k dao động điều hòa với tần số 

A.  f = 2π\(\sqrt {\frac{m}{k}} \)

B. f = 2π\(\sqrt {\frac{k}{m}} \)

C.  f = \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \)

D. f =\(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{m}{k}} \)

Câu hỏi 28 :

Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos2πt (cm). Biên độ dao động của vật là 

A. 10π cm.    

B. 10 cm.              

C.  5π cm

D. 5 cm.

Câu hỏi 30 :

Hệ số công suất của mạch RLC nối tiếp được xác định bằng công thức nào sau đây? 

A. cosφ =\(\frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R}\)

B. cosφ =\(\frac{{{U_L} - {U_C}}}{{{U_R}}}\)

C. cosφ =\(\frac{{{U_R}}}{Z}\)

D. cosφ =\(\frac{R}{{\sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} }}\)

Câu hỏi 31 :

Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai

A. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.

B. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

C. Chu kì của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng chu kì dao động riêng của hệ.

D. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

Câu hỏi 33 :

Một vật dao động điều hòa, biểu thức quan hệ giữa biên độ dao động A, li độ x, vận tốc v và tần số góc của vật là 

A. A2 = x2 - \(\frac{{{v^2}}}{\omega }\).  

B. A2 = x2 - \(\frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}\).   

C. A2 = x2 +\(\frac{{{v^2}}}{\omega }\).  

D. A2 = x2 +$\frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}$ .

Câu hỏi 36 :

Một chất điểm thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương với các phương trình x1 = 4cos5pt (cm) và x2 = 4cos(5pt + \(\frac{\pi }{2}\)) (cm). Phương trình dao động của chất điểm là 

A. x = 4 \(\sqrt 2 \)cos(5pt +\(\frac{\pi }{2}\)) ) (cm).      

B. x = 8cos(10pt + \(\frac{\pi }{2}\))) (cm).       

C. i = 4 \(\sqrt 2 \)cos(5pt + \(\frac{\pi }{4}\))) (cm).      

D. i = 4 \(\sqrt 2 \)cos(5pt -\(\frac{\pi }{4}\)) ) (cm).

Câu hỏi 40 :

Đặt điện áp u = U0coswt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp. Độ lệch pha j giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch có thể được tính theo biểu thức 

A. tanφ =\(\frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R}\)

B. tanφ =\(\frac{R}{Z}\)

C. tanφ =\(\frac{R}{{{Z_L} - {Z_C}}}\)

D. tanφ =\(\frac{{{Z_L} + {Z_C}}}{R}\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK