Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021-2022 Trường THPT Chu Văn An

Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021-2022 Trường THPT Chu Văn An

Câu hỏi 1 :

Mạch dao động điện từ tự do có tần số f. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Năng lượng điện trường biến thiên với tần số 2f.

B. Năng lượng điện trường cực đại bằng với năng lượng từ trường cực đại.

C. Năng lượng điện từ biến thiên với tần số 2f.

D. Năng lượng từ trường biến thiên với tần số 2f.

Câu hỏi 6 :

Khi phân tích thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ, ta phát hiện ra:

A. điện trường.

B. từ trường.

C. điện trường xoáy.

D. điện từ trường.

Câu hỏi 7 :

Trong mạch dao động có sự biến thiên tương hỗ giữa:

A. Điện trường và từ trường.

B. điện áp và cường độ dòng điện.

C. điện tích và dòng điện.   

D. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường

Câu hỏi 8 :

Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. Sóng điện từ là sóng cơ học.

B. Sóng điện từ cũng là sóng âm, là sóng dọc nhưng có thể truyền được trong chân không.

C. Sóng điện từ là sóng ngang có thể truyền trong mọi môi trường kể cả chân không.

D. Sóng điên từ chỉ lan truyền trong chất khí và bị phản xạ từ các mặt phẳng kim loại.

Câu hỏi 11 :

Để thực hiện thông tin trong vũ trụ, người ta sử dụng:

A. sóng cực ngắn vì nó không bị tầng điện li phản xạ hay hấp thụ và có khả năng truyền đi xa theo đường thẳng.

B. sóng ngắn vì sóng ngắn bị tầng điện li và mặt đất phản xạ nhiều lần nên có khả năng truyền đi xa.

C. sóng dài vì sóng dài có bước sóng lớn nhất.

D. sóng trung vì sóng trung cũng có khả năng truyền đi xa.

Câu hỏi 12 :

Tia X

A. Là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại.

B. Là một loại sóng điện từ phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ \({500^0}C\)

C. Không có khả năng đâm xuyên.

D. Được phát ra từ đèn điện.

Câu hỏi 13 :

Thí nghiệm của Niu tơn về ánh sáng đơn sắc nhằm chứng minh:

A. Sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc.

B. Lăng kính đã làm biến đổi màu của ánh sáng qua nó.

C. Ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng đơn sắc.

D. Ánh sáng trắng không phải là tập hợp của ánh sáng đơn sắc.

Câu hỏi 15 :

Khi chiếu ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường có chiết suất \({n_1} = 1,6\) sang môi trường có chiết suất \({n_2} = \frac{4}{3}\) thì:

A. Tần số giảm, bước sóng giảm.

B. Tần số giảm, bước sóng tăng.

C. Tần số không đổi, bước sóng giảm.

D. Tần số không đổi, bước sóng tăng.

Câu hỏi 18 :

Tia nào sau đây khó quan sát hiện tượng giao thoa nhất ?

A. Tia hồng ngoại.

B. Tia tử ngoại.                  

C. Tia X.

D. Ánh sáng nhìn thấy.

Câu hỏi 19 :

Mắc mạch dao động LC vào một nguồn điện ngoài, nguồn này có hiệu điện thế biến thiên theo thời gian u = U0cosωt. Nhận xét nào sau đây về dòng điện trong mạch LC là đúng:

A. Dòng điện trong mạch LC biến thiên theo tần số \({\omega _0} = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)

B. Biên độ dòng điện trong mạch chỉ phụ thuộc biên độ điện áp u và điện trở thuần của mạch.

C. Biên độ dòng điện trong mạch LC đạt cực đại nếu LC = 1/ω2

D. Dao động điện từ trong mạch LC là một dao động điện từ duy trì của một hệ tự dao động.

Câu hỏi 20 :

Những sóng nào sau đây không phải là sóng điện từ ?  

A. Sóng phát ra từ loa phóng thanh. 

B. Sóng của đài phát thanh (sóng radio).  

C. Sóng của đài truyền hình (sóng tivi).

D. Ánh sáng phát ra từ ngọn nến đang cháy.

Câu hỏi 21 :

Bước sóng sóng điện từ được xác định bởi biểu thức nào?

A. \(\lambda  = 2\pi c\sqrt {LC} \)

B. \(\lambda  = \frac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}\)

C. \(\lambda  = \frac{{\sqrt {LC} }}{{2\pi }}\)

D. \(\lambda  = 2\pi \sqrt {\frac{L}{C}} \)

Câu hỏi 22 :

Nhận xét nào sau đây về đặc điểm của mạch dao động điện từ điều hoà LC là không đúng?    

A. Điện tích trong mạch biến thiên điều hoà. 

B. Năng lượng điện trường tập trung chủ yếu ở tụ điện.  

C. Năng lượng từ trường tập trung chủ yếu ở cuộn cảm.  

D. Tần số dao động của mạch phụ thuộc vào điện tích của tụ điện.

Câu hỏi 23 :

Tìm phát biểu sai về điện từ trường?    

A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận. 

B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy ở các điểm lân cận.  

C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cũng có các đường sức là những đường cong khép kín.  

D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức của từ trường biến thiên.

Câu hỏi 24 :

Một máy thu thanh đang thu sóng ngắn. Để chuyển sang thu sóng trung, có thể thực hiện giải pháp nào sau đây trong mạch dao động anten

A. Giảm C và giảm L

B. Giữ nguyên C và giảm L

C. Tăng L và tăng C

D. Giữ nguyên L và giảm C

Câu hỏi 25 :

Phương trình dao động của điện tích trong mạch dao động LC là \(q = {Q_0}\cos (\omega t + \varphi )\). Biểu thức của dòng điện trong mạch là:

A. \(i = \omega {Q_0}\cos (\omega t + \varphi )\)

B. \(i = \omega {Q_0}\cos (\omega t + \varphi  + \frac{\pi }{2})\)

C. \(i = \omega {Q_0}\cos (\omega t + \varphi  - \frac{\pi }{2})\)

D. \(i = \omega {Q_0}\sin (\omega t + \varphi )\)

Câu hỏi 26 :

Điều nào sau đây là sai khi nói về nguyên tắc phát và thu sóng điện từ ?    

A. Không thể có một thiết bị vừa thu và phát sóng điện từ.

B. Để thu sóng điện từ cần dùng một ăng ten.

C. Nhờ có ăng ten mà ta có thể chọn lọc được sóng cần thu.

D. Để phát sóng điện từ phải mắc phối hợp một máy dao động điều hoà với một ăng ten.

Câu hỏi 27 :

Nếu quy ước:1- chọn sóng;

A. 1, 2, 5, 4, 3.

B. 1, 3, 2, 4, 5.

C. 1, 4, 2, 3, 5.

D. 1, 2, 3, 4, 5.

Câu hỏi 28 :

Trong sơ đồ khối của máy thu thanh vô tuyến điện đơn giản không có bộ phận nào dưới đây?   

A. Mạch biến điệu  

B. Anten thu  

C. Mạch khuếch đại 

D. Mạch tách sóng

Câu hỏi 29 :

Mạch dao động điện từ điều hoà có cấu tạo gồm    

A. Nguồn điện một chiều và tụ điện mắc thành mạch kín.  

B. Nguồn điện một chiều và cuộn cảm mắc thành mạch kín. 

C. Nguồn điện một chiều và điện trở mắc thành mạch kín.  

D. Tụ điện và cuộn cảm mắc thành mạch kín.

Câu hỏi 38 :

Cường độ dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần họăc tụ điện giống nhau ở điểm nào?

A. Đều biến thiên trễ pha π/2 đối với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

B. Đều có cường độ hiệu dụng tỉ lệ với điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

C. Đều có cường độ hiệu dụng tăng khi tần số dòng điện tăng.

D. Đều có cường độ hiệu dụng giảm khi tần số dòng điện tăng.

Câu hỏi 39 :

Đặt vào hai bản tụ điện có điện dung C = 100-4/π (F) một điện áp xoay chiều u = 120cos(100πt – π/6) V. Chọn biểu thức đúng về cường độ dòng điên qua tụ điện ?

A. i = 12cos(100πt + π/3) A.

B. i = 1,2cos(100πt + π/3) A.

C. i = 12cos(100πt – 2π/3) A.

D. i = 1200cos(100πt + π/3) A.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK