Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Đào Duy Từ

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Đào Duy Từ

Câu hỏi 1 :

Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho

A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.

B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.

C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.

D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.

Câu hỏi 2 :

Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào

A. độ lớn cảm ứng từ.  

B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.

C. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện.    

D. điện trở dây dẫn.

Câu hỏi 4 :

Một vật dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = Acos(ωt+\(\varphi \)) thì có vận tốc tức thời:

A. v = -Aωsin(ωt+\(\varphi \))

B. v = Aωcos(ωt+\(\varphi \))

C. v = Aω2sin (ωt+\(\varphi \))    

D. v = -Aωcos(ωt+\(\varphi \))

Câu hỏi 5 :

Cường độ dòng điện không đổi được tính bởi công thức:

A. \(I = qt\)

B. \(I = {q^2}t\)

C. \(I = \frac{q}{t}\)

D. \(I = \frac{{{q^2}}}{t}\)

Câu hỏi 6 :

Biểu thức tính cơ năng của một vật dao động điều hoà:

A. E = mω2A.      

B. E = m2ω.         

C. \(E=m{{\omega }^{2}}\frac{{{A}^{2}}}{2}\)   

D. \(E=m\omega \frac{{{A}^{2}}}{2}\)

Câu hỏi 7 :

Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có sự gặp nhau của

A. hai sóng  xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ.

B. hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha không đổi.

C. hai dao động cùng chiều, cùng pha.    

D. hai sóng chuyển động ngược chiều nhau.

Câu hỏi 9 :

Sóng dọc là sóng có phương dao động của các phần tử môi trường và phương truyền sóng hợp với nhau 1 góc

A. \({{0}^{0}}\)     

B. \({{90}^{0}}\)    

C. \({{180}^{0}}\)      

D. \({{45}^{0}}\).

Câu hỏi 10 :

Trong dao động điều hoà của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian?

A. Lực kéo về; vận tốc; năng lượng toàn phần.     

B. Biên độ; tần số; năng lượng toàn phần.  

C. Động năng; tần số; lực kéo về.

D. Biên độ; tần số; gia tốc.

Câu hỏi 11 :

Điều kiện để có thể hình thành sóng dừng trên sợi dây hai đầu cố định có chiều dài l là:

A. l = kλ.    

B. l = \(\frac{k\lambda }{2}\).         

C. l = (2k + 1)λ.  

D. l = \(\frac{(2k+1)\lambda }{2}.\)

Câu hỏi 12 :

Cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây lần lượt là N1 và N2. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U1 vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2. Hệ thức đúng là

A. \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}\)= \(\frac{{{N}_{1}}}{{{N}_{2}}}.\)  

B. \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}\)= \(\frac{{{N}_{2}}}{{{N}_{1}}}.\)

C. \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}\)= \(\frac{{{N}_{1}}+{{N}_{2}}}{{{N}_{2}}}.\)   

D. \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}\)= \(\frac{{{N}_{1}}+{{N}_{2}}}{{{N}_{1}}}\)

Câu hỏi 13 :

Âm do một chiếc đàn bầu phát ra

A. nghe càng cao khi mức cường độ âm càng lớn.

B. có độ cao phụ thuộc vào hình dạng và kích thước hộp cộng hưởng

C. nghe càng trầm khi biên độ âm càng nhỏ và tần số âm càng lớn.

D. có âm sắc phụ thuộc vào dạng đồ thị dao động của âm.

Câu hỏi 14 :

Một cái loa có công suất 1 W khi mở hết công suất, lấy π = 3,14. Cường độ âm tại điểm cách nó 400 cm có giá trị là

A. 5. 10–5 W/m2.       

B. 5 W/m2.           

C. 5. 10–4 W/m2.     

D. 5 mW/m2.

Câu hỏi 15 :

Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất truyền tải được áp dụng rộng rãi nhất là

A. giảm chiều dài dây dẫn truyền tải.     

B. chọn dây có điện trở suất nhỏ.

C. tăng điện áp đầu đường dây truyền tải.     

D. tăng tiết diện dây dẫn.

Câu hỏi 16 :

Biên độ dao động cưỡng bức của hệ không phụ vào

A. pha ban đầu của ngoại lực cưỡng bức.     

B. hệ số ma sát giữa vật và môi trường.

C. biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

D. độ chênh lệch giữa tần số của lực cưỡng bức với tần số dao động riêng của hệ.

Câu hỏi 17 :

Công suất tỏa nhiệt của một mạch điện xoay chiều phụ thuộc vào

A. Điện trở thuần của mạch   

B. Cảm kháng của mạch

C. Dung khang của mạch  

D. Tổng trở của mạch

Câu hỏi 18 :

Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của nó có

A. cùng khối lượng, khác số nơtron.    

B. cùng số nơtron, khác số prôtôn.

C. cùng số prôtôn, khác số nơtron.   

D. cùng số nuclôn, khác số prôtôn.

Câu hỏi 19 :

Khi nói về quang điện, phát biểu nào sau đây sai?

A. Chất quang dẫn là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.

B. Điện trở của quang điện trở giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.

C. Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài vì nó nhận năng lượng ánh sáng từ bên ngoài.

D. Công thoát êlectron của kim loại thường lớn hơn năng lượng cần thiết để giải phóng êlectron liên kết trong chất bán dẫn.

Câu hỏi 20 :

Trong máy quang phổ lăng kính, chùm sáng sau khi đi qua ống chuẩn trực của máy là chùm sáng

A. phân kì.   

B. song song.  

C. song song hoặc hội tụ. 

D. hội tụ.

Câu hỏi 21 :

Tia tử ngoại có bước sóng:

A. không thể đo được.           

B. nhỏ hơn bước sóng của tia X.

C. nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.     

D. lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

Câu hỏi 22 :

Tất cả các phôtôn truyền trong chân không có cùng

A. tần số.     

B. bước sóng.       

C. tốc độ.      

D. năng lượng.

Câu hỏi 23 :

Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết

A. tính cho một nuclôn.  

B. tính riêng cho hạt nhân ấy.

C. của một cặp prôtôn-prôtôn.   

D. của một cặp prôtôn-nơtrôn (nơtron).

Câu hỏi 26 :

Nguyên tắc của việc thu sóng điện từ dựa vào:

A. hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch LC

B. hiện tượng bức xạ sóng điện từ của mạch dao động hở

C. hiện tượng giao thoa sóng điện từ

D. hiện tượng hấp thụ sóng điện từ của môi trường

Câu hỏi 31 :

Dải quang phổ liên tục thu được trong thí nghiệm về hiện tượng tán sắc ánh sáng trắng có được là do

A. lăng kính đã tách các màu sẵn có trong ánh sáng trắng thành các thành phần đơn sắc.

B. hiện tượng giao thoa của các thành phần đơn sắc khi ra khỏi lăng kính.

C. thủy tinh đã nhuộm màu cho ánh sáng.

D. ánh sáng bị nhiễu xạ khi truyền qua lăng kính.

Câu hỏi 36 :

\(^{210}Po\) có chu kì bán rã 138 ngày, ban đầu có 20g. Hỏi sau 100 ngày còn lại bao nhiêu hạt?

A. 10g           

B. 12,1g         

C. 11,2g   

D. 5g

Câu hỏi 40 :

Một chất điểm M có khối ượng m = 20g dao động điều hòa, một phần đồ thị của lực kéo về theo thời gian có dạng như hình vẽ, lấy \({{\pi }^{2}}\approx 10\). Dựa vào đồ thị suy ra phương trình dao động của chất điểm là

A. \(x=5\cos \left( 2\pi t-\frac{3\pi }{4} \right)cm\).        

B. \(x=10\cos \left( 4\pi t-\frac{\pi }{4} \right)cm\).

C. \(x=5\cos \left( 2\pi t+\frac{3\pi }{4} \right)cm\).     

D. \(x=10\cos \left( 4\pi t+\frac{\pi }{4} \right)cm\).

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK