Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Câu hỏi 1 :

Điều kiện để hai sóng giao thoa được với nhau là hai sóng

A. cùng phương, cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.

B. chuyển động cùng chiều với cùng tóc độ.

C. cùng biên độ, cùng bước sóng, pha ban đầu.

D. cùng phương, luôn đi kèm với nhau.

Câu hỏi 2 :

Khi nói về dao động cưỡng bức, nhận xét nào sau đây là sai?

A. Khi xảy ra cộng hưởng thì vật tiếp tục dao động với tần số bằng tần số ngoại lực cưỡng bức.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số và biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

C. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

D. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số riêng của nó.

Câu hỏi 6 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ?

A. Trong phóng xạ \(\alpha \), hạt nhân con có số nơtron nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân mẹ.

B. Trong phóng xạ \(\beta \), có sự bảo toàn điện tích nên số prôtôn được bảo toàn.

C. Trong phóng xạ \({{\beta }^{-}}\), hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số prôtôn khác nhau.  

D. Trong phóng xạ \({{\beta }^{+}}\), hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số nơtron khác nhau.

Câu hỏi 7 :

Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.

B. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.

C. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.

D. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.

Câu hỏi 8 :

Theo thuyết tương đối, khi vật chuyển động thì năng lượng toàn phần của nó là:

A. Tổng năng lượng nghỉ và động năng của vật.

B. Tổng động năng và nội năng của vật.

C. Tổng động năng và thế năng của vật.

D. Tống động năng phân tử và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu hỏi 9 :

Chiếu vào khe hẹp F của máy quang phổ lăng kính một chùm sáng trắng thì

A. chùm tia sáng tới buồng tối là chùm sáng trắng song song.

B. chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính của buồng tối gồm nhiều chùm đơn sắc song song.

C. chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính của buồng tối gồm nhiều chùm đơn sắc hội tụ.

D. chùm tia sáng tới hệ tán sắc gồm nhiều chùm đơn sắc hội tụ.

Câu hỏi 10 :

Một vật dao động điều hòa với chu kì T. Cơ năng của vật

A. bằng động năng của vật khi vật qua vị trí cân bằng.

B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ băng \(\frac{T}{2}\)

C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng T.

D. tăng hai lần khi biên độ dao động của vật tăng hai lần.

Câu hỏi 13 :

Chùm sáng rọi vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính, sau khi qua bộ phận nào sau đây của máy thì sẽ là một chùm song song?

A. Hệ tán sắc.      

B. Phim ảnh.            

C. Buồng tối.             

D. Ống chuẩn trực.

Câu hỏi 14 :

Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách ngắn nhất giữa hai nút sóng bằng

A. một nửa bước sóng.      

B. một số nguyên lần bước sóng.

C. một bước sóng.       

D. một phần tư bước sóng.

Câu hỏi 15 :

Đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp đang có dung kháng lớn hơn cảm kháng. Để có cộng hưởng điện thì có thể

A. giảm điện dung của tụ điện. 

B. giảm độ tự cảm của cuộn dây.

C. tăng điện trở đoạn mạch.      

D. tăng tần số dòng điện.

Câu hỏi 20 :

Biết số Avôgađrô là \(6,{{02.10}^{23}}\) \(mo{{l}^{-1}}\), khối lượng mol của hạt nhân urani \({}_{92}^{238}U\) là 238 gam/mol. Số nơtron trong 119 gam urani \({}_{92}^{238}U\) là

A. \(2,{{2.10}^{25}}\) nơtron. 

B. \(1,{{2.10}^{25}}\) nơtron. 

C. \(8,{{8.10}^{25}}\) nơtron.      

D. \(4,{{4.10}^{25}}\) nơtron.

Câu hỏi 22 :

Hiệu điện thế giữa hai đầu một điện trở tăng lên 3 lần thì cường độ dòng điện qua điện trở đó:

A. giảm 9 lần.   

B. tăng 9 lần.         

C. giảm 3 lần.      

D. tăng 3 lần.

Câu hỏi 24 :

Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình li độ là \(x=5\cos \left( 4\pi t+\frac{\pi }{2} \right)(cm)\) (t tính bằng s). Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Tốc độ cực đại của vật là 20p cm/s.

B. Lúc \(t=0\), vật qua vị trí cân bằng O, ngược chiều dương của trục Ox.

C. Vật thực hiện 2 dao động toàn phần trong 1 s.

D. Chiều dài quỹ đạo của vật là 20 cm.

Câu hỏi 27 :

Hạt nhân \({}_{6}^{14}C\) phóng xạ \({{\beta }^{-}}\). Hạt nhân con sinh ra có

A. 5 prôtôn và 6 nơtron.  

B. 7 prôtôn và 7 nơtron.  

C. 6 prôtôn và 7 nơtron.   

D. 7 prôtôn và 6 nơtron.

Câu hỏi 30 :

Một chất điểm thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, với li độ \({{x}_{1}}\) và \({{x}_{2}}\) có đồ thị như hình vẽ bên. Tốc độ cực đại của vật là

A. \(8\sqrt{3}\pi \text{ cm/s}\)  

B. \(16\pi \text{ cm/s}\)

C. \(8\pi \text{ m/s}\)       

D. \(64{{\pi }^{2}}\text{ cm/s}\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK