Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý Đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 Trường THPT Trần Hưng Đạo

Đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 Trường THPT Trần Hưng Đạo

Câu hỏi 2 :

Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn:

A. tác dụng vào cùng một vật

B. tác dụng vào hai vật khác nhau

C. không bằng nhau về độ lớn

D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá

Câu hỏi 4 :

Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là

A. lực.    

B. trọng lượng.

C. vận tốc.          

D. khối lượng.

Câu hỏi 7 :

Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc trên trục Ox có dạng: x = 20 – 10t. Chọn phát biểu đúng

A. chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều

B. chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều

C. thời điểm ban đầu, chất điểm ở gốc tọa độ

D. chất điểm chuyển động thẳng đều, ngược chiều dương

Câu hỏi 8 :

Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc trên trục Ox có dạng:X = -20 + 10t +2t2

A. chất điểm chuyển động nhanh dần đều

B. chất điểm chuyển động chậm dần đều

C. chất điểm bắt đầu chuyển động từ gốc tọa độ

D. chất điểm chuyển động ngược chiều dương

Câu hỏi 10 :

Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu, đi được quãng đường s trong thời gian t. Thời gian vật đi hết nửa quãng đường đầu là

A. \(\dfrac{t}{2}\)     

B. \(\dfrac{t}{4}\)

C. \(t - \dfrac{t}{{\sqrt 2 }}\)         

D. \(\dfrac{t}{{\sqrt 2 }}\)

Câu hỏi 11 :

Một vật bắt đầu rơi tự do tại một nơi có gia tốc g, từ độ cao h xuống mặt đấ. Công thức tính vận tốc của vật rơi tự do theo độ cao h là

A. \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}2gh\)  

B. \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}\sqrt {2gh} \)

C. \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}\sqrt {\dfrac{{gh}}{2}} \)  

D. \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}\sqrt {gh} \)

Câu hỏi 14 :

Một đồng hồ có kim giờ dài 3 cm và kim phút dài 4 cm. Tỉ số vận tốc dài của kim giờ và kim phút là

A. \(\dfrac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \dfrac{1}{{16}}\)   

B. \(\dfrac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \dfrac{1}{9}\)

C. \(\dfrac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \dfrac{1}{{12}}\)      

D. \(\dfrac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \dfrac{3}{4}\)

Câu hỏi 16 :

Cho chuyển động trong đều với chu kì T, bán kính quỹ đạo R. Công thức tính gia tốc hướng tâm của vật có dạng

A. \(a = 4{\pi ^2}\dfrac{R}{{{T^2}}}\)     

B. \(a = 4\pi \dfrac{R}{{{T^2}}}\)

C. \(a = 4\pi \dfrac{R}{T}\)         

D. \(a = 4{\pi ^2}\dfrac{{{R^2}}}{{{T^2}}}\)

Câu hỏi 20 :

Trái Đất quay một vòng quanh trục của nó mất 24 giờ. Vận tốc góc của Trái Đất đối với trục quay của nó là

A. 7,27.10-4 rad/s         

B. 7,27.10-5 rad/s

C. 6,20.10-6 rad/s         

D. 5,42.10--5 rad/s

Câu hỏi 29 :

Một thanh AB chịu tác dụng của hai lực song song, cùng chiều có độ lớn lần lượt là F1 = 10N và F­2 = 14N. Điểm đặt của hai lực cách nhau d = 1,2m. Điểm đặt của hợp lực

A. nằm trên đường thẳng AB, trong khoảng AB, cách B một khoảng 0,5 m

B. nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách B một khoảng 0,5 m

C. nằm trên đường thẳng AB, trong khoảng AB, cách B một khoảng 0,9 m

D. nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách B một khoảng 0,9 m

Câu hỏi 31 :

Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực \(\overrightarrow F \) của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:

A. \(F = F_1^2 + F_2^2\)

B. \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\)

C. \(F = {F_1} + {F_2}\)

D. \(F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2} \)

Câu hỏi 32 :

Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) thì vecto gia tốc của chất điểm

A. cùng phương, cùng chiều vs lực \(\overrightarrow {{F_2}} \)

B. cùng phương, cùng chiều với lực \(\overrightarrow {{F_1}} \)

C. cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)

D. cùng phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)

Câu hỏi 33 :

Đơn vị của hằng số hấp dẫn là:

A. \(\frac{{N.{m^2}}}{{k{g^2}}}\)    

B. \(\frac{{N.{m^2}}}{{kg}}\)

C. \(\frac{{kg.m}}{{{N^2}}}\)     

D. \(\frac{{N.k{g^2}}}{{{m^2}}}\)

Câu hỏi 35 :

Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là

A. có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.

B. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.

C. có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.

D. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.

Câu hỏi 36 :

Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với

A. trọng tâm của vật rắn.

B. trọng tâm hình học của vật rắn.

C. cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực.

D. điểm đặt của lực tác dụng.

Câu hỏi 39 :

Chuyển động cơ là gì?

A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.

B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.

C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.

D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK