Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý Đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 Trường THPT Hà Huy Tập

Đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 Trường THPT Hà Huy Tập

Câu hỏi 1 :

Kí hiệu A là công, Q là nhiệt lượng trong biểu thức của nguyên lí I nhiệt động lực học. Quy ước dấu nào sau đây là đúng?

A. Vật thực hiện công A < 0; vật truyền nhiệt lượng Q > 0.

B. Vật nhận công A > 0; vật nhận nhiệt lượng Q > 0.

C. Vật thực hiện công A > 0; vật truyền nhiệt lượng Q < 0.

D. Vật nhận công A < 0; vật nhận nhiệt lượng Q < 0.

Câu hỏi 3 :

Trong các đại lượng dưới đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

A. Khối lượng      

B. Thể tích

C. Áp suất         

D. Nhiệt độ tuyệt đối.

Câu hỏi 4 :

Một vật khối lượng m ở nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật ở độ cao z so với mốc thế năng thì thế năng trọng trường của vật có biểu thức là:

A. \({{\rm{W}}_t} = g{\rm{z}}\) 

B. \({{\rm{W}}_t} = mg{\rm{z}}\) 

C. \({{\rm{W}}_t} = m{\rm{z}}\) 

D. \({{\rm{W}}_t} = mg{{\rm{z}}^2}\)

Câu hỏi 5 :

Một vật nhỏ trọng lượng 2 N rơi tự do. Độ biến thiên động lượng của vật trong 1 giây đầu tiên bằng

A. 4 kg.m/s          

B. 1 kg.m/s 

C. 0,5 kg.m/s      

D. 2 kg.m/s

Câu hỏi 6 :

Chất nào sau đây là chất rắn kết tinh?

A. Nhựa đường      

B. Chất béo 

C. Thủy tinh           

D. Muối ăn

Câu hỏi 7 :

Theo nguyên lí I của nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của vật bằng

A. tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được 

B. thương của công và nhiệt lượng mà vật nhận được

C. tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được

D. hiệu công và nhiệt lượng mà vật nhận được

Câu hỏi 8 :

Nhận định nào sau đây về nhiệt lượng là sai?

A. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.

B. Đơn vị nhiệt lượng cũng là đơn vị nội năng.

C. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.

D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.

Câu hỏi 9 :

Hệ số nở dài của vật rắn có đơn vị là:

A. m          

B. K  

C. 1/K          

D. 1/m

Câu hỏi 10 :

Nội năng của một vật bằng:

A. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.

C. tổng khối lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. tổng động lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu hỏi 11 :

Đơn vị của động lượng là:

A. N/s               

B. N.m 

C. Nm/s     

D. kg.m/s

Câu hỏi 12 :

Trong hệ tọa độ (p,V), đường đẳng nhiệt là:

A. nửa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ 

B. đường thẳng đi qua gốc tọa độ 

C. đường parabol 

D. đường hypebol

Câu hỏi 13 :

Các công thức liên hệ giữa tốc độ dài với tốc độ góc ; gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều là:

A. \(v = \omega r;{a_{ht}} = {v^2}r\)

B. \(v = \frac{\omega }{r};{a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r}\)                     

C. \(v = \omega r;{a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r}\)

D. \(v = \omega r;{a_{ht}} = \frac{v}{r}\)

Câu hỏi 14 :

Định luật I Niutơn xác nhận rằng:

A. Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối

B. Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất cứ vật nào khác

C. Khi hợp lực tác dụng lên một vât bằng không thì vật không thể chuyển động được

D. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại.

Câu hỏi 15 :

Hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc sẽ thay đổi như thế nào nếu áp lực lên hai mặt đó tăng lên.

A. Tăng lên.      

B. Giảm đi.

C. Không thay đổi.  

D. Không biết được

Câu hỏi 16 :

Hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn là:

A. \({F_{HD}} = G.\dfrac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^2}}}\) 

B. \({F_{HD}} = \dfrac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^2}}}\)                        

C. \({F_{HD}} = G.\dfrac{{{m_1}.{m_2}}}{r}\)

D. \({F_{HD}} = \dfrac{{{m_1}.{m_2}}}{r}\)

Câu hỏi 17 :

Công thức của định luật Húc là:

A. Fđh = m.a        

B. Fđh = m.g

C. Fđh = k.|∆l|        

D. Fđh = µ.N

Câu hỏi 19 :

Tốc độ góc của một điểm trên Trái Đất đối với trục Trái Đất là bao nhiêu? Cho biết chu kỳ T =24 giờ.

A. 7,27.10-5 rad/s   

B. 1,75.10-5 rad/s

C. 6,47.10-5 rad/s       

D. 8,87.10-5rad/s

Câu hỏi 20 :

Biểu thức mômen của lực đối với một trục quay là:

A. M = Fd     

B. \(M = \frac{F}{d}\)

C. \(\frac{{{F_1}}}{{{d_1}}} = \frac{{{F_2}}}{{{d_2}}}\)      

D. F1.d1 = F2.d2

Câu hỏi 22 :

Chọn đáp án đúng:

A. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn.

B. Hai lực cân bằng là hai lực cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.

C. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, ngược chiều và có cùng độ lớn.

D. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, cùng chiều, cùng độ lớn.

Câu hỏi 23 :

Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là 

A. lực.          

B. trọng lượng

C. vận tốc.          

D. khối lượng.

Câu hỏi 24 :

Khối lượng Trái Đất, bán kính Trái Đất và hằng số hấp dẫn lần lượt là \(M,R,G\). Biểu thức của gia tốc rơi tự do ở gần mặt đất là

A. \(g = \frac{F}{{{R^2}}}\)    

B. \(g = \frac{{GM}}{{{R^2}}}\)

C. \(g = \frac{{GM}}{R}\)    

D. \(g = \frac{M}{{{R^2}}}\)

Câu hỏi 25 :

Một quả cam khối lượng m đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khối lượng Trái Đất là M. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Trái Đất hút quả cam một lực bằng (M+m)g;

B. Quả cam hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng mg.

C. Trái Đất hút quả cam một lực bằng Mg.

D. Quả cam hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng Mg.

Câu hỏi 26 :

Véc tơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều

A. hướng vào tâm quỹ đạo.

B. Cùng hướng với véc tơ vận tốc

C. ngược hướng với véc tơ vận tốc. 

D. Hướng ra xa tâm quỹ đạo.

Câu hỏi 28 :

Đơn vị của hệ số đàn hồi của lò xo là

A. \(N/s\)      

B. \(N/{m^2}\)

C. \(N/m\)     

D. \(m/N\)

Câu hỏi 30 :

Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niuton

A. không bằng nhau về độ lớn

B. tác dụng vào hai vật khác nhau

C. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá 

D. tác dụng vào cùng một vật.

Câu hỏi 31 :

Chuyển động của một vật rơi tự do là

A. chuyển động tròn đều

B. chuyển động thẳng chậm dần đều

C. chuyển động thẳng đều 

D. chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Câu hỏi 33 :

Một vật chuyển động thẳng có phương trình \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\), trong đó đại lượng \(a\) là

A. vận tốc lúc đầu.

B. gia tốc.

C. quãng đường đi được 

D. tọa độ lúc đầu.

Câu hỏi 34 :

Một vật chuyển động thẳng đều có tốc độ \(v\), quãng đường vật đi được trong thời gian t là

A. \(s = vt\)       

B. \(s = v + t\)

C. \(s = v{t^2}\)      

D. \(s = {v^2}t\)

Câu hỏi 37 :

Đơn vị của động năng là:

A. J        

B. N   

C. kgm/s             

D. m/s

Câu hỏi 38 :

Thế năng đàn hồi của vật được xác định theo công thức:

A. \({W_t} = \frac{1}{2}k\left( {\Delta l} \right)\)     

B. \({W_t} = \frac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)

C. \({W_t} = k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)

D. \({W_t} = k\left( {\Delta l} \right)\)

Câu hỏi 39 :

Chất rắn có tính chất nào sau đây?

A. Có thể nén được dễ dàng

B. Không có thể tích riêng

C. Có hình dạng riêng xác định

D. Không có hình dạng riêng xác định

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK