Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý Đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đăng Lưu

Đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đăng Lưu

Câu hỏi 1 :

Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

A. Thể tích.

B. Khối lượng.

C. Nhiệt độ tuyệt đối.

D. Áp suất.

Câu hỏi 3 :

Chọn phương án sai?

A. Quá trình truyền nhiệt là một quá trình không thuận nghịch.

B. Cơ năng không thể chuyển hóa hoàn toàn thành nội năng

C. Con lắc đơn dao động điều hòa là quá trình thuận nghịch

D. Nội năng không thể chuyển hóa hoàn toàn thành cơ năng.

Câu hỏi 4 :

Động cơ nhiệt có các bộ phận cơ bản

A. Nguồn nóng, nguồn lạnh và nguồn trung gian

B. Nguồn nóng và nguồn lạnh

C. Nguồn nóng, nguồn lạnh và bộ phận ống xả

D. Nguồn nóng, bộ phận phát động, nguồn lạnh

Câu hỏi 5 :

Hiện tượng mao dẫn :

A. Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn đặt vuông góc với chậu chất lỏng

B. Chỉ xảy ra khi chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn

C. Là hiện tượng mực chất lỏng dâng lên hay hạ xuống trong ống có tiết diện nhỏ so với chất lỏng bên ngoài ống

D. Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn là ống thẳng

Câu hỏi 6 :

Trong các tính chất sau, tính chất nào là của các phân tử chất rắn?

A. Không có hình dạng cố định.

B. Chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa.

C. Có lực tương tác phân tử lớn

D. Chuyển động hỗn loạn không ngừng

Câu hỏi 7 :

Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công ?

A. J

B. N.m

C. \(kg.{m^2}/{s^2}\)

D. \(kg.{m^2}/s\)

Câu hỏi 8 :

Một vật khối lượng m gắn vào một đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi lò xo bị nén một đoạn Δl(Δl<0) thì thế năng đàn hồi bằng bao nhiêu?

A. \(\frac{1}{2}k{\left( {{\rm{\Delta }}l} \right)^2}\)

B. \(\frac{1}{2}k{\rm{\;\Delta }}l\)

C. \( - \frac{1}{2}k{\rm{\Delta }}l\)

D. \( - \frac{1}{2}k{\left( {{\rm{\Delta }}l} \right)^2}\)

Câu hỏi 9 :

Nội năng của vật là:

A. Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

B. Động năng của các phần tử cấu tạo nên vật

C. Thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

D. Động năng và thế năng của vật

Câu hỏi 11 :

Số \(6,{02.10^{23}}\) là:

A. Số phân tử (hoặc số nguyên tử) trong 1 lít khí nằm tại các điều kiện bình thường (00C và 760 mmHg).

B. Số phân tử trong 1 mol khí.

C. Số phân tử trong 1 cm3 khí tại các điều kiện bình thường.

D. Số phân tử khí trong 22,4 cm3 khí tại các điều kiện bình thường.

Câu hỏi 13 :

Điều nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo chất?

A. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.  

B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng, các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

C. Các nguyên tử, phân tử đồng thời hút nhau và đẩy nhau.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu hỏi 14 :

Chất rắn vô định hình:

A. Có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.

B. Không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.

C. Không có cấu trúc tinh thể, do đó có dạng hình học xác định, có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính dị hướng

D. Có cấu trúc tinh thể, có dạng hình học xác định, có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính dị hướng.

Câu hỏi 15 :

Quá trình đẳng nhiệt là:

A. quá trình biến đổi trạng thái trong đó áp suất được giữ không đổi.

B. quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữ không đổi.

C. quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi.

D. quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ và thể tích được giữ không đổi.

Câu hỏi 16 :

Động năng được tính bằng biểu thức:

A. \({W_d} = \frac{1}{2}{m^2}{v^2}\)

B. \({W_d} = \frac{1}{2}{m^2}v\)

C. \({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)

D. \({W_d} = \frac{1}{2}mv\)

Câu hỏi 22 :

Một ô tô tải (xe 1) khối lượng 6 tấn và một ô tô con (xe 2) khối lượng 1200kg chuyển động cùng chiều trên đường, chiếc trước chiếc sau với cùng vận tốc không đổi 72km/h. Động năng của mỗi ô tô là:

A. \({{\rm{W}}_{d1}} = 1{\mkern 1mu} 200{\mkern 1mu} 000J;{{\rm{W}}_{d2}} = 240{\mkern 1mu} 000J\)

B. \({{\rm{W}}_{d1}} = 240{\mkern 1mu} 000;{{\rm{W}}_{d2}} = 1{\mkern 1mu} 200{\mkern 1mu} 000J\)

C. \({{\rm{W}}_{d1}} = 1{\mkern 1mu} 600{\mkern 1mu} 000J;{{\rm{W}}_{d2}} = 2500{\mkern 1mu} 000J\)

D. \({{\rm{W}}_{d1}} = 2500{\mkern 1mu} 000;{{\rm{W}}_{d2}} = 1{\mkern 1mu} 600{\mkern 1mu} 000J\)

Câu hỏi 23 :

Phát biểu nào sau đây đúng: Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi

A. Cùng là một dạng năng lượng.

B. Có dạng biểu thức như nhau.

C. Đều không phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối.

D. Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không.

Câu hỏi 28 :

Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình như hình vẽ.

A. 1,2atm

B. 9,96atm

C. 4,98atm

D. 4,8atm

Câu hỏi 39 :

Ở nhiệt độ 00C bình thủy tinh chứa được khối lượng  thủy ngân. Khi nhiệt độ là thì bình chứa được khối lượng m1 thủy ngân. Ở cả hai trường hợp thủy ngân có cùng nhiệt độ với bình. Biết hệ số nở khối của thủy ngân là .Biểu thức tính hệ số nở dài  của thủy tinh là: 

A. \(\alpha  = \frac{{{m_1}(1 - \beta {t_1}) - {m_0}}}{{3{m_0}{t_1}}}\)

B. \(\alpha  = \frac{{{m_1}(1 + \beta {t_1}) - {m_0}}}{{3{m_0}{t_1}}}\)

C. \(\alpha  = \frac{{{m_1}(1 - \beta {t_1}) + {m_0}}}{{3{m_0}{t_1}}}\)

D. \(\alpha  = \frac{{{m_1}(1 + \beta {t_1}) - {m_0}}}{{2{m_0}{t_1}}}\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK