Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022 Trường THPT Mai Hắc Đế

Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022 Trường THPT Mai Hắc Đế

Câu hỏi 1 :

Nội dung nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?

A. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.

B. Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.

C. Lao động nữ được quan tâm đến chức năng làm mẹ trong lao động.

D. Làm mọi công việc như nhau không phân biệt điều kiện lao động.

Câu hỏi 2 :

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về .................

A. Tội nghiêm trọng.

B. Tội rất nghiêm trọng.

C. Tội đặc biệt nghiêm trọng.

D. Mọi tội phạm.

Câu hỏi 3 :

Công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua phương tiện nào?

A. Hiến pháp.

B. Pháp luật.

C. Đạo đức.

D. Chủ trương, chính sách.

Câu hỏi 5 :

Bình đẳng trong kinh doanh được thực hiện trong quan hệ nào dưới đây?

A. Cung – cầu.

B. Cạnh tranh.

C. Kinh tế.

D. Sản xuất.

Câu hỏi 6 :

Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là thực hiện điều gì dưới đây?

A. Tạo sự bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

B. Chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

C. Tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế.

D. Duy trì sự tồn tại của các dân tộc thiểu số.

Câu hỏi 7 :

Các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây trong kinh doanh?

A. Nộp thuế.

B. Chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.

C. Tự chủ đăng kí kinh doanh.

D. Chủ động tìm kiếm thị trường và khách hàng.

Câu hỏi 8 :

Theo quy định về quyền tự do kinh doanh, mỗi công dân đều được phép .............

A. Thành lập doanh nghiệp tư nhân.

B. Tự do kinh doanh mọi mặt hàng.

C. Thay đổi mặt hàng kinh doanh tùy thích.

D. Tự chủ đăng kí kinh doanh khi có đủ điều kiện.

Câu hỏi 9 :

Các dân tộc thực hiện điều gì dưới đây để thực hiện quyền bình đẳng về văn hóa?

A. Buộc phải sử dụng tiếng nói, chữ viết phổ thông.

B. Duy trì tất cả các phong tục, tập quán của dân tộc mình.

C. Cải biến mọi phong tục, tập quán để phù hợp với dân tộc khác.

D. Có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

Câu hỏi 10 :

Luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất là .............

A. Hiến pháp.

B. Luật Hình sự.

C. Luật Dân sự.

D. Luật Hành chính.

Câu hỏi 11 :

Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

B. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

C. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

D. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018.

Câu hỏi 12 :

Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội lấy nguyên tắc nào là chủ yếu?

A. Giáo dục.

B. Thuyết phục.

C. Cưỡng chế.

D. Răn đe.

Câu hỏi 13 :

Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới .............

A. Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.

B. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C. Quan hệ sở hữu và quan hệ hợp đồng.

D. Quan hệ sở hữu và quan hệ tài sản.

Câu hỏi 15 :

Nội dung nào dưới đây biểu hiện quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?

A. Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

B. Vợ, chồng cùng đứng tên sở hữu chiếc ô tô hạng sang.

C. Chồng đứng tên một mình trong sổ gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.

D. Chồng được thừa kế riêng một mảnh đất do cha mẹ để lại.

Câu hỏi 17 :

Bộ luật Hình sự của nước ta hiện nay do cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành?

A. Chủ tịch nước.

B. Thủ tướng Chính phủ.

C. Quốc hội.

D. Chính phủ.

Câu hỏi 18 :

Trường hợp nào là vi phạm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?

A. Cùng có các điều kiện như nhau nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế.

B. Nữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn nhưng nam giới phải đủ 20 tuổi mới được kết hôn.

C. Học sinh là con em thương binh, liệt sĩ, học sinh nghèo được miễn, giảm học phí.

D. Học sinh đang sống ở các địa bàn khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo được cộng điểm ưu tiên khi thi đại học.

Câu hỏi 20 :

Việc làm nào dưới đây là vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

A. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự.

B. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.

C. Tổ chức các lớp học giáo lí cho người theo đạo.

D. Hàng tháng đi lễ chùa đều đặn vào các ngày mùng một và rằm.

Câu hỏi 21 :

Việc làm nào dưới đây đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo?

A. Tuyên truyền gia nhập đạo trong trường học.

B. Cưỡng ép con cái đã thành niên theo tôn giáo mà mình đang theo.

C. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.

D. Tổ chức các lớp học giáo lí cho người theo đạo.

Câu hỏi 23 :

Do nhà quá nghèo, bố lại bệnh nặng, B đã lấy trộm xe máy của gia đình hàng xóm bán lấy tiền đưa bố đi chữa trị. Trong trường hợp này, hành động của B đã ..............

A. Vi phạm pháp luật nhưng không vi phạm đạo đức.

B. Vi phạm pháp luật nhưng có thể được thông cảm và tha thứ.

C. Cho thấy pháp luật và đạo đức mâu thuẫn nhau.

D. Vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.

Câu hỏi 25 :

Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm .............

A. Quy tắc quản lí hành chính.

B. Kỉ luật lao động.

C. Quy tắc quản lí nhà nước.

D. Kỉ luật của tổ chức.

Câu hỏi 30 :

Ông A đang khỏe mạnh bỗng nhiên bị bệnh, đi khám mấy lần ở trạm xá mà chưa tìm ra nguyên nhân. Mọi người đến thăm đưa ra nhiều phương án chữa bệnh, ông A nên chọn cách nào?

A. Mời thầy bói về nhà yểm bùa.

B. Đến miếu thiêng xin nước thánh về chữa bệnh.

C. Mời sư thầy đến tụng kinh trừ tà, trừ bệnh tật.

D. Xin chuyển viện lên tuyến trên để khám và điều trị.

Câu hỏi 31 :

Trường hợp nào sau đây thể hiện sự không bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái?

A. Cha mẹ chỉ cho con trai có quyền thừa kế tài sản mà không cho con gái.

B. Cha mẹ yêu thương và chăm sóc con nuôi và con đẻ như nhau.

C. Mọi công việc lớn trong gia đình, cha mẹ đều họp các con lại cùng thảo luận trước khi quyết định.

D. Con trai có nguyện vọng đi học nghề, con gái có nguyện vọng học đại học và đều được cha mẹ đáp ứng.

Câu hỏi 33 :

Ông A cho ông X thuê căn nhà 5 tầng để ở và kinh doanh. Sau khi kết thúc hợp đồng, ông A đã nhiều lần đòi nhà nhưng ông X không chịu trả. Trong trường hợp này, ông A cần phải làm gì?

A. Thương lượng để gia hạn thời hạn thuê nhà cho ông X.

B. Thuê người cưỡng chế gia đình ông X phải chuyển đi.

C. Mời công an đến giải quyết.

D. Làm đơn kiện ông X lên Tòa án nhân dân để đòi nhà.

Câu hỏi 35 :

Người vi phạm kỉ luật không phải chịu hình thức kỉ luật nào dưới đây?

A. Cảnh cáo.

B. Phê bình.

C. Khiển trách.

D. Buộc thôi việc.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK