Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Lịch sử Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 10 năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đăng Lưu

Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 10 năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đăng Lưu

Câu hỏi 1 :

Có sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc là do đâu?

A. Sự khác nhau về trình độ hiểu biết.

B. Sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên.

C. Do di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

D. Do tác động bởi quá trình lao động.

Câu hỏi 2 :

Người tối cổ xuất hiện cách đây 4 triệu năm sống theo  

A. thị tộc.

B. bộ lạc.

C. bầy đàn.

D. chiềng, chạ.

Câu hỏi 3 :

Ý nào không phản ánh đúng về cấu tạo của Người tinh khôn

A. Xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ.

B. Đôi bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt.

C. Hộp sọ đã lớn hơn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

D. Cơ thể gọn và linh hoạt, thích hợp với các hoạt động phức tạp.

Câu hỏi 4 :

Những tầng lớp nào được hình thành ở các vương quốc phong kiến Tây Âu mang trong mình đặc quyền và rất giàu có?

A. quý tộc vũ sĩ, quan lại, thương nhân giàu có.

B. quý tộc vũ sĩ, quý tộc tăng lữ, chủ nô.

C. quan lai, quý tộc tăng lữ, thị dân.

D. quý tộc vũ sĩ, quan lại, quý tộc tăng lữ.

Câu hỏi 5 :

Hai tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là

A. lãnh chúa và nông dân tự do.

B. chủ nô và nô lệ

C. địa chủ và nông dân.

D. lãnh chúa và nông nô.

Câu hỏi 7 :

Người Giéc – man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm từ thế kỉ V khi Ro- ma đang ở trong trình trạng như thế nào?

A. khủng hoảng, sa sút.

B. phát triển thịnh đạt.

C. không còn chế độ chiếm nô

D. chế độ phong kiến đã được xác lập.

Câu hỏi 8 :

Thời đại phong kiến ở châu Âu bắt đầu từ khoảng

A. thế kỉ III.

B. thế kỉ IV.

C. thế kỉ V.

D. thế kỉ VI.

Câu hỏi 9 :

Sau khi vào lãnh thổ Rô-ma, các quý tộc thị tộc người Giéc – man tự xưng vua và phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước đã dẫn đến hệ quả gì?

A. Tạo nên sự phân biệt giàu nghèo giữa các đảng cấp.

B. Đảm bảo quyền lợi tối đa cho người Giéc – man.

C. Hình thành hệ thống đắng cấp quý tộc vũ sĩ.

D. Hình thành tầng lớp quý tộc tăng lữ.

Câu hỏi 10 :

Người Giéc-man không thực hiện hành động nào sau đây khi vào lãnh thổ Rô-ma?

A. thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ.

B. thành lập vương quốc Phơ-răng, Ăng-glô Xắc-xông.

C. chiếm ruộng đất của người Rô-ma cũ chia cho nhau.

D. thành lập nên các thành thị trung đại.

Câu hỏi 12 :

Người Campuchia đã sớm tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nền văn hóa

A. Việt    

B. Ấn Độ

C. Trung Quốc

D. Thái

Câu hỏi 13 :

Tộc người nào chiếm đa số ở vương quốc Cam-pu-chia?

A. người Chàm.

B. người Thượng.

C. người Khơ-me.

D. người Cam-pu-chia gốc Hoa.

Câu hỏi 14 :

Sử sách Trung Quốc gọi Vương quốc của người Khơ-me là gì?

A. Cam-pu-chia

B. Miên

C. Chăm-pa

D. Chân Lạp

Câu hỏi 15 :

Đến cuối thế kỉ XIX, Lào trở thành thuộc địa của nước nào?

A. Nhật.

B. Anh.

C. Đức.

D. Pháp.

Câu hỏi 16 :

Hầu hết các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á được hình thành trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau công nguyên tập trung ở khu vực

A. phía bắc Đông Nam Á.

B. trung tâm Đông Nam Á.

C. phía nam Đông Nam Á.

D. phía đông Đông Nam Á.

Câu hỏi 17 :

Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được hình thành trong khoảng thời gian nào?

A. 10 thế kỉ đầu Công nguyên

B. Thế kỉ VII - thế kỉ X

C. Thế kỉ X - thế kỉ XIII

D. Thế kỉ XIII

Câu hỏi 18 :

Nhân tố nào sau đây được coi là điều kiên tự nhiên hết sức thuận lợi cho sựphát triển kinh tế của cư dân Đông Nam Á?

A. lãnh thổ rộng, chia cắt bởi những dãy núi.

B. gió theo mùa kèm theo mưa nhiều.

C. lãnh thổ hẹp, chia cắt bởi rừng nhiệt đới, biển.

D. có nhiều thảo nguyên mệnh mông và rộng lớn.

Câu hỏi 19 :

Đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là

A. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới

B. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm

C. Có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn

D. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển

Câu hỏi 20 :

Ngành sản xuất chính của cư dân Đông Nam Á là

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Thủ công nghiệp.

D. Thương nghiệp.

Câu hỏi 21 :

Vương triều Mô-gôn phải đối diện với thực dân Anh và bước đầu để mất Ma-đrát, Bom-bay dưới thời vua nào?

A. Thời kì vua Ao-reng-dép.

B. Thời kì vua Acơba.

C. Thời kì vua Sa Gia-han.

D. Thời kì vua Gia-han-ghi-a.

Câu hỏi 22 :

Biện pháp nào được hầu hết các vị vua thuộc vương triều Mô – gôn thực hiện để cai trị đất nước?

A. dùng quyền chuyên chế, độc đoán với nhiều hình phạt khắc nghiệt. 

B. cải cách chế độ thuế khóa và miễn thuế theo định kì 3 năm/lần.

C. cải cách ruộng đất, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nông dân.

D. thực hiên chiến tranh xâm lược và mở rộng thuộc địa.

Câu hỏi 23 :

Để chứng tỏ quyền lực và ý muốn của mình, các vị vua thuộc Vương triều Mô – gôn đã

A. cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.

B. cải cách bộ máy nhà nước tập trung quyền lực trong tay vua.

C. xây dựng luật phát chặt chẽ và yêu cầu nhân dân thực hiện đúng.

D. hiện thiện bộ máy nhà nước ở địa phương, chấm dứt tình trạng cát cứ.

Câu hỏi 24 :

Vị vua nào được nhân dân Ấn Độ suy tôn là “Đấng chí tôn”?

A. Babua    

B. Acơba     

C. Giahanghia   

D. Sa Hagian

Câu hỏi 25 :

Từ thế kỉ XIII, Ấn Độ bị xâm chiếm bởi thế lực nào?

A. Người Hồi giáo gốc Thổ ở vùng Trung Á

B. Người Hồi giáo gốc Trung Á

C. Người Hồi giáo gốc Mông Cổ

D. Người Hồi giáo gốc Thổ vùng Lưỡng Hà

Câu hỏi 26 :

Trung Quốc trở thành đế quốc phong kiến pháttriển nhất dưới triều đại nào?

A. Kim     

B. Mông Cổ

C. Đường 

D. Thanh

Câu hỏi 27 :

Một loại hình văn học - nghệ thuật mới rất phát triển dưới thời Minh, Thanh là

A. Thơ    

B. Kịch nói    

C. Kinh kịch   

D. Tiểu thuyết

Câu hỏi 30 :

Hinđu giáo là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ, còn có tên gọi khác là:

A. Ixlam giáo  

B. Phật giáo

C. Ấn Độ giáo 

D. Cơ đốc giáo

Câu hỏi 31 :

Đạo Phật được truyền bá rộng khắp Ấn Độ từ thời kì nào?

A. Thời vua Bimbisara

B. Thời vua Asôca

C. Vương triều Gúpta

D. Vương triều Hácsa

Câu hỏi 32 :

Con sông nào được xem là nơi khởi nguồn của nền văn hóa Ấn Độ?

A. Sông Ấn

B. Sông Hằng

C. Sông Gôđavari     

D. Sông Namada

Câu hỏi 33 :

Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về

A. Quý tộc

B. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn

C. Nhà vua

D. Đại hội công dân

Câu hỏi 35 :

Chữ viết của người Hi Lạp và Rô – ma thời kì cổ đại có đặc điểm gì nổi bật?

A. Nhiều hình, nét kí hiệu phức tạp, khó nhớ.

B. Khả năng phổ biến bị hạn chế rất nhiều.

C. Kí hiệu đơn giản, khả năng ghép chữ linh hoạt

D. Chủ yếu là chữ tượng hình, khó nhớ.

Câu hỏi 36 :

Các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN

B. Khoảng thiên niên kỉ I - III TCN

C. Khoảng thiên niên kỉ IV - II TCN

D. Khoảng thiên niên kỉ III - IV TCN

Câu hỏi 37 :

Vào khoảng thời gian 3500 - 2000 năm TCN, cư dân phương Đông đã tập trung theo từng bộ lạc ở

A. Các thềm đất cao gần sông

B. Vùng núi cao phía Bắc.

C. Vùng ven biển rộng lớn.    

D. Vùng đồng bằng màu mỡ.

Câu hỏi 38 :

Xã hội nguyên thủy đã có sự biến đổi như thế nào khi xuất hiện tư hữu?

A. Phân chia giàu nghèo

B. Chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc.

C. Người giàu có phung phí tài sản.

D. Xuất hiện tính cạnh tranh trong kinh tế.

Câu hỏi 39 :

Đồ sắt ra đời vào thời gian nào?

A. 5000 năm trước đây

B. 5500 năm trước đây

C. 3000 năm trước đây

D. 4000 năm trước đây

Câu hỏi 40 :

Trong xã hội nguyên thủy, sản phẩm dư thừa của xã hội xuất hiện được giải quyết bằng cách nào?

A. Chia đều cho mọi người trong xã hội.

B. Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa.

C. Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa.

D. Những người có chức vị trong xã hội chiếm làm của riêng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK