Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Lịch sử Đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 Trường THPT Tiên Lãng

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 Trường THPT Tiên Lãng

Câu hỏi 1 :

Ý nào sau đây thể hiện nét mới về tình hình ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?

A. Đã xuất hiện những thương nhân đến từ châu Âu

B. Đàng Trong đã hình thành các thương cảng lớn nhất đất nước

C. Sự ra đời của các cơ quan chuyên trách việc buôn bán với nước ngoài

D. Sự ra đời của những đội thuyền lớn để buôn bán với châu Âu

Câu hỏi 2 :

Tể tướng Vương An Thạch khuyên vua Tống sai quân sang xâm lược nước ta trong khi nhà Tống đang ở giai đoạn

A. khủng hoảng

B. phát triển mạnh mẽ

C. mới hình thành 

D. khôi phục kinh tế 

Câu hỏi 3 :

Câu nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện để nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc trong các thế kỉ X – XV?

A. Đất nước độc lập, thống nhất

B. Lãnh thổ trải rộng từ Bắc vào Nam 

C. Nhà nước quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất

D. Nhân dân ra sức khai phá mở rộng ruộng đồng, phát triển sản xuất 

Câu hỏi 4 :

Hiến pháp năm 1787 đã xác lập thể chế chính trị của Hoa Kì là

A. Cộng hòa đại nghị

B. Cộng hòa tổng thống 

C. Quân chủ lập hiến 

D. Quân chủ lập hiến Cộng hòa xô viết 

Câu hỏi 5 :

Sau khi đánh thắng quân Xiêm, Nguyễn Huệ đã có hành động gì?

A. Lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung.

B. Kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh.

C. Cho quân rút về mạn Ninh Bình, Thanh Hóa.

D. Tổ chức trận Ngọc Hồi – Đống Đa. 

Câu hỏi 6 :

Đâu không phải lí do khiến công nghiệp Pháp phát triển chậm lại từ cuối thập niên 70 trở đi?

A. bồi thường chiến tranh do bại trận.

B. nghèo tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu.

C. giai cấp tư sản chỉ quan tâm đầu tư vào thuộc địa.

D. kĩ thuật lạc hậu so với các nước đế quốc trẻ. 

Câu hỏi 7 :

Kế hoạch đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có nét gì nổi bật?

A. Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn.

B. Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù

C. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng

D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước

Câu hỏi 9 :

Chiến thắng nào đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.

B. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.

C. Chiến thắng Chương Dương.

D. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.

Câu hỏi 10 :

Tổ chức quốc tế đầu tiên góp phần truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác vào trong phong trào công nhân quốc tế có tên là

A. Hội liên hiệp lao động quốc tế.

B. Hội liên hiệp quốc dân.

C. Hội liên hiệp quốc dân.

D. Hội công nhân quốc tế. 

Câu hỏi 11 :

Cho biết ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức là gì?

A. Lật đổ được nền quân chủ ở Đức

B. Thống nhất thị trường dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

C. Góp phần hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu

D. Có ảnh hưởng đến khuynh hướng quân phiệt của nước Đức sau này

Câu hỏi 12 :

Cuộc khởi nghĩa bùng lên ở vùng Ứng Hòa (Hà Tây) năm 1854 do ai lãnh đạo?

A. Phan Bá Vành

B. Lê Văn Khôi

C. Cao Bá Quát

D. Cao Bá Quát Lê Duy Mật

Câu hỏi 14 :

Hai tập đoàn tư bản nào có thế lực nhất trong nền kinh tế Mỹ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

A. Moocgan và Rocphelo.

B. Moocgan và Ford.

C. Ford và Rocphelo.

D. Standa và Ford.

Câu hỏi 15 :

Cho biết những điều kiện và tiền đề khách quan nào không dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?

A. Sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa.

B. Sự bành trướng của giai cấp công nhân công nghiệp.

C. Những thành tựu khoa học tự nhiên và tư tưởng lí luận đầu thế kỉ XIX.

D. Sự phát triển của phong trào công nhân đầu thế kỉ XX.

Câu hỏi 16 :

Đặc điểm của nền kinh tế nước Nga trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì? 

A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.

B. Đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

C. Nga hoàng đã bị lật đổ, thiết lập chế độ cộng hòa.

D. Mâu thuẫn nhân dân với Nga hoàng ngày càng gay gắt. 

Câu hỏi 17 :

Từ ngày 21-9-1792 đến ngày 2-6-1793 là thời kì cầm quyền của lực lượng chính trị nào ở Pháp

A. Đại tư sản lập hiến

B. Phái Gi-rông-đanh

C. Phái Gia-cô-banh

D. Tư sản Téc-mi-do

Câu hỏi 18 :

Hoạt động kinh tế phổ biến của cư dân Phù Nam là

A. Sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, khai thác hải sản 

B. Nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển

C. Thủ công nghiệp, buôn bán, ngoại thương đường biển.

D. Thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển

Câu hỏi 19 :

Thế kỉ nào được mệnh danh là “thế kỉ nông dân khởi nghĩa” trong lịch sử Việt Nam?

A. Thế kỉ XVI

B. Thế kỉ XVII

C. Thế kỉ XVIII

D. Thế kỉ XIX 

Câu hỏi 20 :

Nguyên nhân sâu xa nào làm xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng?

A. Do giai cấp tư sản lúc này đã thống trị trên phạm vi toàn thế giới.

B. Do giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng chính trị độc lập.

C. Do mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt.

D. Do chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế của nó.

Câu hỏi 21 :

Cho biết đâu không phải lý do để khẳng định cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Không xóa bỏ triệt để chế độ phong kiến

B. Không giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ

C. Chưa bảo vệ những quyền lợi cơ bản của quần chúng nhân dân 

D. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập 

Câu hỏi 22 :

Một trong những phong trào đấu tranh của công nhân Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX?

A. Phong trào đòi giai cấp tư sản bãi bỏ “đạo luật đặc biệt”.

B. Phong trào đòi tăng lương và quyền dân chủ năm 1886.

C. Cuộc bãi công của công nhân khuân vác Luân Đôn.

D. Cuộc tổng bãi công của công nhân Si-ca-go.

Câu hỏi 23 :

Có những nhà khoa học nào trong lĩnh vực vật lí đã phát minh ra điện ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

A. G. Ôm (Đức), G. Jun (Anh), E. Len-xơ (Nga) 

B. Tôm – xơn (Anh), G. Ôm (Đức), G. Jun (Anh). 

C. G. Jun (Anh), E. Len-xơ (Nga), Rơ-dơ-pho (Anh)

D. Tôm – xơn (Anh), Len-xơ (Nga), Rơ-dơ-pho (Anh)

Câu hỏi 24 :

Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 của nhân dân Pa-ri?

A. Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.

B. Bất bình trước thái độ ươn hèn của chính phủ tư sản khi Phổ tấn công.

C. Chống lại sự đầu hàng phản bội lợi ích dân tộc của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc.

D. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông -mác.

Câu hỏi 25 :

Ý nào không phản ánh đúng lý do khoa học – tự nhiên từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII không có điều kiện phát triển?

A. Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời.

B. Do nội dung giáo dục chủ yếu là kinh, sử.

C. Do không được chính quyền phong kiến quan tâm đúng mức.

D. Do khoa học – tự nhiên không phù hợp với thời phong kiến. 

Câu hỏi 26 :

Chính sách “độc tôn Nho giáo” của nhà Lê sơ trên thực tế được thực hiện ở mức độ nào?

A. không được thi hành có hiệu quả.

B. được thi hành triệt để và có hiệu quả.

C. giữ nguyên hiện trạng Tam giáo đồng nguyên.

D. Phật giáo vẫn giữ vị trí độc tôn. 

Câu hỏi 27 :

Trong giai đoạn đầu, vua Gia Long tỏ thái độ như thế nào đối với các nước phương Tây?

A. Ngăn cản ảnh hưởng của người phương Tây trên đất nước Việt Nam.

B. Thi hành chính sách tương đối mở cửa với Pháp và đạo Thiên Chúa. 

C. Thi hành chính sách “đóng cửa” và đàn áp Công giáo.

D. Khước từ quan hệ đối với các nước phương Tây. 

Câu hỏi 28 :

Cho biết nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? 

A. Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị Anh kìm hãm 

B. Chính sách khai thác, bóc lột nặng nề của thực dân Anh 

C. Đạo luật chè năm 1770 

D. Sự kiện chè Bô-xtơn 

Câu hỏi 29 :

Bối cảnh bùng nổ cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Pháp có nét gì tương đồng?

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông nghiệp

B. Sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới

C. Sự tồn tại của chế độ đẳng cấp

D. Cuộc khủng hoảng về tài chính của triều đình phong kiến

Câu hỏi 30 :

Một trong những hệ quả tích cực những thành tựu khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX mang lại là

A. Nhiều thành tựu được ứng dụng trong sản xuất vũ khí.

B. Góp phần đưa tới các cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX.

C. Tạo ra khối lượng sản phẩm vật chất khổng lồ.

D. Chế tạo nhiều phương tiện chiến tranh giết người hàng loạt.

Câu hỏi 31 :

Cho biết đâu là điểm chung cơ bản của nền kinh tế Mỹ và Đức những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? 

A. Phát triển nhanh chóng.

B. Phát triển chậm và chắc. 

C. Phát triển nhanh chóng, nhu cầu thị trường và thuộc địa trở nên cấp bách.

D. Phát triển chậm và chắc, không có nhu cầu mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa.

Câu hỏi 32 :

Chính sách nào dưới đây không được Công xã Pa-ri đề ra trong quá trình tồn tại của mình?

A. Tách nhà thờ ra khỏi trường học.

B. Công nhân được phép làm chủ những xí nghiệp lớn.

C. Thực hiện giáo dục bắt buộc và miễn phí.

D. Quân đội cảnh sát cũ bị giải tán.

Câu hỏi 33 :

Một trong những ý nghĩa quốc tế của phong trào cách mạng năm 1905 – 1907 là gì?

A. Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng.

B. Thức tỉnh nhân đấu tranh vào đầu thế kỉ XX.

C. Cổ vũ phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc.

D. Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân Nga.

Câu hỏi 34 :

Ý nào dưới đây không minh chứng C. Mác là “linh hồn của Quốc tế thứ nhất”?

A. Đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.

B. Đưa Quốc tế thứ nhất chống những tư tưởng sai lệch.

C. Soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

D. Chuẩn bị tổ chức, văn kiện, lãnh đạo đại hội thành lập Quốc tế thứ nhất.

Câu hỏi 35 :

Các thành tựu kĩ thuật có tác động gì đối với sự phát triển kinh tế cúa các nước tư bản trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? 

A. Nâng cao năng suất lao động.

B. Nâng cao chất lượng sản phẩm. 

C. Nâng cao chất lượng quản lí.

D. Cả đáp án A và B đều đúng.

Câu hỏi 36 :

Bài học kinh nghiệm lớn nhất của cách mạng tư sản Pháp để lại cho các cuộc đấu tranh thời kì sau là gì?

A. Phát huy tối đa vai trò của quần chúng trong tiến trình cách mạng

B. Cách mạng phải do một giai cấp tiên tiến lãnh đạo

C. Không được phép nhân nhượng, thỏa hiệp với kẻ thù

D. Phải có sự đoàn kết quốc tế trong quá trình đấu tranh

Câu hỏi 37 :

Từ tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến thế kỉ XIX, em hãy rút ra quy luật phát triển của lịch sử dân tộc 

A. Kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ đất nước

B. Đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước

C. Dựng nước đi đôi với giữ nước

D. Kháng chiến- kiến quốc

Câu hỏi 38 :

Nhà khoa học A. Nô-ben nói: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ nhưng phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Câu nói trên mang đến thông điệp gì?

A. Hãy sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật để phục vụ cuộc sống con người.

B. Hãy sáng tạo thêm nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật mới để phục vụ cuộc sống con người.

C. Hãy sử dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật cho y học để cứu sống con ngưòi.

D. Hãy liên kết các quốc gia để sáng tạo thêm nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật mới để cải tiến sản xuất.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK