Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Lịch sử Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 Trường THPT Trần Hưng Đạo

Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 Trường THPT Trần Hưng Đạo

Câu hỏi 1 :

Theo anh/chị chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường có điểm gì tiến bộ hơn so với các triều đại trước?

A. Tuyển chọn quan lại từ con em của quý tộc

B. Tuyển chọn cả con em địa chủ thông qua khoa cử

C. Bãi bỏ chế độ tiến cử, tất cả đều phải trải qua thi cử

D. Thông qua thi cử tự do cho mọi đối tượng

Câu hỏi 2 :

Theo anh/chị giai cấp địa chủ và nông dân tá điền được hình thành ở Trung Quốc phản ánh điều gì?

A. Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành.

B. Sự biến đổi giai cấp trong xã hội phong kiến Trung Quốc.

C. Mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa địa chủ và nông dân tá điền.

D. Hình thành quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

Câu hỏi 3 :

Theo anh/chị đâu không phải là biểu hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời Minh?

A. Các hình thức công xưởng thủ công xuất hiện.

B. Các ông chủ bỏ vốn cho nông dân trồng mía và thu lại bằng đường.

C. Các thương nhân châu Âu đến buôn bán, thành thị mọc lên nhiều và phồn thịnh.

D. Nhà nước lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

Câu hỏi 4 :

Theo anh/chị ý nào sau đây không phải nguyên nhân đưa đến nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát triển được ở nước này?

A. Do Trung Quốc không phát triển theo đúng mô hình của các nước phương Tây và Nhật Bản

B. Quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời vẫn được duy trì chặt chẽ ở Trung Quốc

C. Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến chuyên chế

D. Những mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành yếu ớt

Câu hỏi 5 :

Theo anh/chị các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ vào cuối mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc đều xuất phát từ nguyên nhân nào?

A. Triều đại phong kiến suy sụp, mâu thuẫn xã hội sâu sắc, đời sống của người nông dân quá cực khổ

B. Sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến, đời sống người nông dân quá khổ cực

C. Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, các thế lực ngoại bang xâm lược, đời sống người dân quá khổ cực

D. Nhà nước không chăm lo đến đời sống của nông dân, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực.

Câu hỏi 6 :

Theo anh/chị quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần - Hán là

A. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

B. Quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.

C. Quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.

D. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.

Câu hỏi 7 :

Theo anh/chị công cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần mang ý nghĩa gì quan trọng?

A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.

B. tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.

C. tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.

D. chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.

Câu hỏi 8 :

Theo anh/chị nhà Đường sau khi thành lập đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường bộ máy cai trị, ngoại trừ việc

A. củng cố bộ máy triều đình, với quyền lực tuyệt đối của hoàng đế

B. cử người thân tín cai quản các địa phương

C. cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương

D. xóa bỏ chế độ tiến cử quan lại

Câu hỏi 9 :

Theo anh/chị tại sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc và một số nước phương Đông khác, trong đó có Việt Nam?

A. Là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền

B. Phù hợp với tư tưởng đạo đức truyền thống của người phương Đông

C. Nội dung tư tưởng có tính tiến bộ, nhân văn hơn hẳn

D. Có tác dụng giáo dục con người phải thực hiện bổn phận

Câu hỏi 10 :

Những người sống trong thị tộc được phân chia khẩu phần như thế nào?

A. Chia đều.

B. Chia theo địa vị.

C. Chia theo năng suất lao động.

D. Chia theo tuổi tác.

Câu hỏi 11 :

Công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc là

A. Tìm kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc.

B. Sáng tạo ra công cụ lao động để nâng cao năng suất lao động.

C. Di chuyển chỗ ở đến những địa điểm có sẵn nguồn thức ăn và nguồn nước.

D. Đương đầu với thiên nhiên và sự tấn công của các thị tộc khác để sinh tồn.

Câu hỏi 12 :

Công cụ lao động bằng kim loại ra đời đã dẫn đến sự thay đổi vai trò của các thành viên trong gia đình:

A. Vai trò của người già ngày càng giảm sút.

B. Việc cư xử trở nên bình đẳng.

C. Quyền quyết định của phụ nữ ngày càng lớn.

D. Đàn ông giành quyền quyết định các công việc.

Câu hỏi 13 :

Trong thị tộc, quan hệ giữa các thành viên trong lao động là quan hệ

A. phân công lao động luân phiên.

B. hợp tác lao động.

C. hưởng thụ bằng nhau.

D. lao động độc lập theo hộ gia đình.

Câu hỏi 14 :

Thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên còn thuộc thời kì nào trong lịch sử thế giới?

A. thời kì nguyên thủy.

B. thời kì đá mới.

C. thời cổ đại.

D. thời kì kim khí.

Câu hỏi 15 :

Thời Tần bắt đầu vào thời gian nào?

A. 221 TCN 

B. 221 SCN

C. 212 TCN

D. 212 SCN

Câu hỏi 16 :

Chính sách nào dưới đây Tần Thủy Hoàng không thi hành dưới thời cai trị?

A. Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị

B. Ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước.

C. Mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam...

D. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước láng giềng

Câu hỏi 17 :

Đâu là chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiến với Việt Nam?

A. Bành trướng, xâm lược.

B. Bế quan tỏa cảng.

C. Hòa hảo, mềm dẻo. 

D. Lúc hòa hiếu, lúc chiến tranh.

Câu hỏi 18 :

Ai được mệnh danh là nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn nhất thời Đường?

A. Lý Bạch.               

B. Đỗ Phủ.

C. Bạch Cư Dị.

D. Vương Bột.

Câu hỏi 19 :

Dưới thời Đường, “con đường tơ lụa” có ý nghĩa là

A. Tăng cường giao lưu hàng hóa và văn hóa giữa Trung Quốc với thế giới.

B. Làm cho nghề dệt lụa của Trung Quốc phát triển mạnh hơn.

C. Thúc đẩy thương nghiệp Trung Quốc phát triển.

D. Tăng cường sự liên hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia kề cận.

Câu hỏi 20 :

Chính sách của các triều đại phong kiến Tần, Hán, Đường có điểm gì chung?

A. Giữ quan hệ hữu hảo, thân thiên với các nước láng giềng.

B. Luôn thực hiện chính sách “Đại Hán”, đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

C. Chinh phục thế giới thông qua “con đường tơ lụa”.

D. Liên kết với các nước lớn, chinh phục các nước nhỏ, yếu.

Câu hỏi 21 :

Đặc điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì?

A. Chính quyền phong kiến được củng cố và hoàn thiện hơn.

B. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện.

C. Mở rộng lãnh thổ thông qua xâm lấn, xâm lược các lãnh thổ bên ngoài.

D. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao.

Câu hỏi 22 :

Nền kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh có đặc điểm gì nổi bật?

A. Xuất hiện nhiều xưởng thủ công lớn.

B. Thành thị mọc lên rất nhiều và rất phồn thịnh.

C. Xây dựng hoàn chỉnh bộ máy quân chủ chuyên chế tập quyền.

D. Kinh tế hàng hóa phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

Câu hỏi 23 :

Điểm khác trong chính sách cai trị của nhà Nguyên so với nhà Tống là gì? Vì sao có sự khác nhau đó?

A. Nhà Nguyên thực hiện chính sách áp bức dân tộc, phân biệt đối xử hà khắc. Do nhà Nguyên là vương triều ngoại tộc.

B. Nhà Nguyên thực hiện khuyến khích phát triển nông nghiệp và thương nghiệp. Do nhà Nguyên có những vị vua anh minh.

C. Nhà Nguyên thực hiện áp bức dân tộc đối với người Mãn. Do nhà Nguyên xuất thân từ tộc người Mông Cổ.

D. Nhà Nguyên thực hiện miễn giảm các thứ thuế và sưu dịch nặng nề. Do nhà Nguyên xuất thân từ tộc người Mông Cổ.

Câu hỏi 24 :

Chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường có điểm gì tiến bộ hơn so với các triều đại trước?

A. Tuyển chọn quan lại từ con em của quý tộc.

B. Tuyển chọn cả con em địa chủ thông qua khoa cử.

C. Bãi bỏ chế độ tiến cử, tất cả đều phải trải qua thi cử.

D. Thông qua thi cử tự do cho mọi đối tượng.

Câu hỏi 25 :

Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền được hình thành ở Trung Quốc phản ánh điều gì?

A. Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành.

B. Sự biến đổi giai cấp trong xã hội phong kiến Trung Quốc.

C. Mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa địa chủ và nông dân tá điền.

D. Hình thành quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

Câu hỏi 26 :

Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi

A. Quan hệ vua – tôi được xác lập.

B. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập.

C. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập.

D. Vua Tần xưng là Hoàng đế.

Câu hỏi 27 :

Đâu không phải là biểu hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời Minh?

A. Các hình thức công xưởng thủ công xuất hiện.

B. Các ông chủ bỏ vốn cho nông dân trồng mía và thu lại bằng đường.

C. Các thương nhân châu Âu đến buôn bán, thành thị mọc lên nhiều và phồn thịnh.

D. Nhà nước lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

Câu hỏi 28 :

Ý nào sau đây không phải nguyên nhân đưa đến nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát triển được ở nước này?

A. Do Trung Quốc không phát triển theo đúng mô hình của các nước phương Tây và Nhật Bản.

B. Quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời vẫn được duy trì chặt chẽ ở Trung Quốc.

C. Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến chuyên chế.

D. Những mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành yếu ớt.

Câu hỏi 29 :

Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ vào cuối mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc đều xuất phát từ nguyên nhân nào?

A. Triều đại phong kiến suy sụp, mâu thuẫn xã hội sâu sắc, đời sống của người nông dân quá cực khổ.

B. Sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến, đời sống người nông dân quá khổ cực.

C. Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, các thế lực ngoại bang xâm lược, đời sống người dân quá khổ cực.

D. Nhà nước không chăm lo đến đời sống của nông dân, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực.

Câu hỏi 30 :

Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần - Hán là

A. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

B. Quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.

C.  Quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.

D. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.

Câu hỏi 31 :

Các lực lượng chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm

A. nông dân, công nhân, địa chủ.

B. Vua, quý tộc, nô lệ.

C. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.

D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Câu hỏi 32 :

Ở Trung Quốc, vương triều nào được hình thành đầu tiên thời cổ đại?

A. Nhà Chu. 

B. Nhà Tần.

C. Nhà Hán.

D. Nhà Hạ.

Câu hỏi 33 :

Cư dân nào tìm ra chữ số “không”?

A. Ai Cập.

B. Ấn Độ.

C.  Lưỡng Hà.

D. La Mã.

Câu hỏi 34 :

Xã hội phong kiến phương Đông phổ biến quan hệ bóc lột giữa hai giai cấp nào?

A. chủ nô và nô lệ.

B. địa chủ và nông dân lĩnh canh.

C. địa chủ và nô tì.

D. địa chủ và công nhân.

Câu hỏi 35 :

Các nước phương Tây chuyển sang chế độ phong kiến trong khoảng thời gian nào?

A. những thế kỉ cuối TCN.

B. những thế kỉ đầu CN.

C. thế kỉ V.

D. thế kỉ X đến XV.

Câu hỏi 36 :

Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến trong khoảng thời gian nào?

A. những thế kỉ cuối TCN.

B. những thế kỉ đầu CN.

C. thế kỉ X đến XV.

D. thế kỉ XVII đến XIX.

Câu hỏi 37 :

Hệ thống chữ cái Tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) mà chúng ta đang sử dụng hiện nay thuộc

A. Chữ tượng hình.

B. Chữ tượng ý.

C. Hệ chữ cái A, B, C.

D. Chữ Việt cổ.

Câu hỏi 39 :

Ý nào sau đây thể hiện sự tiến bộ của thể chế dân chủ phương Tây so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?

A. Hội đồng 500 có thể quyết định mọi công việc của quốc gia.

B. Tạo điều kiện cho công dân tham gia, giám sát những công việc của quốc gia.

C. Vua thực hiện quyền chuyên chế.

D. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn quyết định những công việc lớn của đất nước.

Câu hỏi 40 :

Công cụ lao động của Người tối cổ ứng với thời kì nào?

A. Sơ kì đá cũ.

B. Sơ kì đá mới.

C. Sơ kì đá giữa.

D. Hậu kì đá mới.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK