Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ

Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ

Câu hỏi 5 :

Một quần xã ổn định thường có số lượng như thế nào?

A. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao.

B. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp.

C. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao.

D. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp.

Câu hỏi 8 :

Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Cây cỏ ven bờ ở Hồ Tây

B. Cây sống trong rừng Cúc Phương

C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh

D. Đàn cá chép đang sống trong ao

Câu hỏi 9 :

Mối quan hệ sinh thái nào sau đây, không có loài nào có lợi?

A. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.

B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

C. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.

D. Các cây hành, tỏi tiết các chất ra môi trường làm ảnh hưởng tới các loài khác.

Câu hỏi 10 :

Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là gì?

A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.

C. duy trì mật độ hợp lí của các cá thể trong quần thể.

D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.

Câu hỏi 12 :

Những mối quan hệ nào sau đây luôn làm cho một loài có lợi và một loài có hại?

A. Quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh - vật chủ.

B. Quan hệ hội sinh và quan hệ vật ăn thịt - con mồi.

C. Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ ức chế cảm nhiễm.

D. Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ vật ăn thịt - con mồi.

Câu hỏi 13 :

Trong cùng 1 thủy vực, người ta thường xuyên nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở 1 tầng nước nhất định. Mục đích chủ yếu của việc nuôi ghép các loài cá khác nhau này là:

A. Tăng tính cạnh tranh giữa các loài do đó thu được năng suất cao hơn.

B. Hình thành nên chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong thủy vực.

C. Tăng cường mối quan hệ cộng sinh giữa các loài.

D. Tận dụng tối đa nguồn thức ăn, nâng cao năng suất sinh học của thủy vực.

Câu hỏi 15 :

Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới yếu tố nào?

A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.

B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.

C. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trong quần thể.

D. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.

Câu hỏi 16 :

Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.

B. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.

C. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.

D. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.

Câu hỏi 18 :

Mật độ của quần thể là gì?

A. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần thể.

B. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

C. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.

D. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.

Câu hỏi 19 :

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.

B. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động.

D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.

Câu hỏi 20 :

Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm nào?

A. nhóm đang sinh sản

B. nhóm trước sinh sản

C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản

D. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản

Câu hỏi 21 :

Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở miền bắc Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện biến động nào?

A. biến động tuần trăng

B. biến động theo mùa

C. biến động nhiều năm

D. biến động không theo chu kì

Câu hỏi 23 :

Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ cây họ đậu.

B. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

C. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.

D. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối.

Câu hỏi 24 :

Tiến hoá lớn là quá trình hình thành yếu tố nào?

A. các cơ thể thích nghi nhất

B. các đơn vị phân loại trên loài

C. các cơ thể thích nghi hơn

D. các loài mới

Câu hỏi 25 :

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể?

A. CLTN và các yếu tố ngẫu nhiên.

B. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen.

C. Đột biến và di - nhập gen.

D. Đột biến và CLTN.

Câu hỏi 26 :

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên.

B. Chọn lọc tự nhiên.

C. Đột biến.

D. Di - nhập gen.

Câu hỏi 28 :

Cho các nhân tố sau:(1) Đột biến.

A. (3), (4)

B. (1), (4)

C. (2), (3)

D. (1), (3)

Câu hỏi 29 :

Tỉ lệ giới tính của quần thể không phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?

A. Nhiệt độ.

B. Tập tính sinh sản của loài.

C. Điều kiện dinh dưỡng.

D. Mật độ cá thể của quần thể.

Câu hỏi 30 :

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây đúng?

A. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể. 

B. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa của môi trường.

C. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.

D. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.

Câu hỏi 33 :

Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?

A. Kí sinh cùng loài

B. Cạnh tranh khác loài

C. Cạnh tranh cùng loài

D. Quan hệ hỗ trợ

Câu hỏi 35 :

Các đặc trưng cơ bản về thành phần loài của một quần xã bao gồm các yếu tố nào?

A. Độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã.

B. Loài đặc trưng, loài ưu thế, mật độ cá thể.

C. Số lượng loài, số lượng cá thể trong loài, loài đặc trưng và loài ưu thế.

D. Thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.

Câu hỏi 38 :

Quần thể là một tập hợp các cá thể như thế nào?

A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

B. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.

C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

D. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định.

Câu hỏi 40 :

Dạng biến động nào sau đây thuộc dạng biến động không theo chu kì?

A. Nhiệt độ tăng đột ngột làm châu chấu ở trên cánh đồng chết hàng loạt.

B. Cứ sau 5 năm số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồng lại giảm xuống do tăng nhiệt độ.

C. Số lượng cá thể tảo ở Hồ Gươm tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm.

D. Số lượng cá thể muỗi tăng lên vào mùa xuân nhưng lại giảm xuống vào mùa đông.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK