Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Yên Lạc 2

Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Yên Lạc 2

Câu hỏi 1 :

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên các loại tế bào nào?

A. các tế bào nhân thực.

B. các đại phân tử hữu cơ.

C. các giọt côaxecva.

D. các tế bào sơ khai.

Câu hỏi 3 :

Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất?

A. Bằng chứng giải phẫu so sánh.

B. Bằng chứng sinh học phân tử.

C. Bằng chứng hoá thạch.

D. Bằng chứng tế bào học.

Câu hỏi 5 :

Theo quan niệm hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất đã trải qua các giai đoạn theo thứ tự:

A. tiến hoá hoá học → tiến hoá sinh học → tiến hoá tiền sinh học.

B. tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học.

C. tiến hoá sinh học → tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học.

D. tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học → tiến hoá hoá học.

Câu hỏi 6 :

Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới là gì?

A. bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức chủ yếu nhất ở mọi loài sinh vật.

B. là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.

C. là một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố là thường biến, biến dị tổ hợp và các cơ chế cách li.

D. chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi, quần thể hoặc loài ban đầu chịu áp lực của các tác nhân gây đột biến.

Câu hỏi 11 :

Theo quan niệm hiện đại, kết quả của quá trình tiến hoá nhỏ là hình thành

A. các chi, các họ mới.

B. quần thể mới trong loài

C. các đơn vị phân loại trên loài

D. loài mới

Câu hỏi 13 :

Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới như thế nào?

A. Bằng con đường địa lí diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh

B. Là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc

C. Không gắn liền với quá trình hình thành đặc điểm thích 

D. Là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh

Câu hỏi 16 :

Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,5A : 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A : 0,3a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?

A. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới

B. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể

C. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a

D. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối

Câu hỏi 18 :

Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.

B. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

C. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.

D. Cách li địa lí không nhất thiết dẫn đến cách li sinh sản.

Câu hỏi 25 :

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

A. Ngay cả khi không xảy ra đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di - nhập gen thì thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể cũng có thể bị biến đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.

B. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.

C. Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.

D. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền làm suy thoái quần thể và dẫn tới diệt vong.

Câu hỏi 28 :

Nơi ở của các loài là gì?

A. địa điểm thích nghi của chúng. 

B. địa điểm cư trú của chúng.

C. địa điểm sinh sản của chúng.

D. địa điểm dinh dưỡng của chúng.

Câu hỏi 31 :

Cá thể trong quần thể phân bố đồng đều khi nào?

A. Tập trung ở những nơi có điều kiện sống tốt.

B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều.

C. Điều kiện sống phân bố đồng đều.

D. Điều kiện sống nghèo nàn.

Câu hỏi 32 :

Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì xảy ra hiện tượng gì?

A. sự cạnh tranh giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

B. khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm.

C. sự dư thừa thức ăn sẽ làm cho quần thể nhanh chóng khôi phục lại kích thước tối đa.

D. sự giao phối gần thường xuyên diễn ra làm tăng tần số các alen lặn có hại.

Câu hỏi 33 :

Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?

A. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau.

B. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh.

C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau.

D. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau.

Câu hỏi 36 :

Nội dung nào sau đây, không là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec.

A. Không chịu áp lực của chọn lọc.

B. Số lượng cá thể lớn, giao phối tự do.

C. Các loại giao tử, hợp tử đều có sự sống như nhau.

D. Có sự di nhập gen.

Câu hỏi 37 :

Theo Đac Uyn biến dị cá thể là loại biến dị như thế nào?

A. Xuất hiện cá thể, ngẫu nhiên, vô hướng.

B. Xuất hiện cá thể, định hướng, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.

C. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, ít có ý nghĩa.

D. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK