Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Trắc nghiệm Vật lý 11: Thuyết Electron có đáp án !!

Trắc nghiệm Vật lý 11: Thuyết Electron có đáp án !!

Câu hỏi 1 :

Chọn phát biểu sai

A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do

B. Trong vật cách điện có rất ít điện tích tự do

C. Xét về toàn bộ, một vật trung hòa điện sau đó được nhiễm điện do hưởng ứng thì vẫn là một vật trung hòa điện

D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa điện

Câu hỏi 2 :

Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng? Đặt một quả cầu mang điện ở gần một

A. thanh kim loại không mang điện

B. thanh kim loại mang điện dương

C. thanh kim loại mang điện âm

D. thanh nhựa mang điện âm

Câu hỏi 3 :

Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lốp đốp nhỏ. Đó là do

A. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc

B. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

C. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng

D. cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên

Câu hỏi 4 :

Khi nói về electron phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Hạt êlectron là hạt mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 C.

B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31kg

C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion

D. Êlectron không thể di chuyển từ vật này sang vật khác

Câu hỏi 5 :

Theo thuyết êlectron phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron

B. Một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron

C. Một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương

D. Một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron

Câu hỏi 6 :

Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì

A. các điện tích bị mất đi

B. electron chuyển từ vật này sang vật khác

C. các điện tích tự do được tạo ra trong vật

D. vật bị nóng lên

Câu hỏi 8 :

Có 3 vật dẫn, A nhiễm điện dương, B và C không nhiễm điện. Để B và C nhiễm điện trái dấu độ lớn bằng nhau thì

A. cho A tiếp xúc với B, rồi cho A tiếp xúc với C

B. cho A tiếp xúc với B rồi cho C đặt gần B

C. cho A gần C để nhiễm điện hưởng ứng, rồi cho C tiếp xúc với B

D. nối C với B rồi đặt gần A để nhiễm điện hưởng ứng, sau đó cắt dây nối

Câu hỏi 11 :

Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định nào không đúng?

A. Proton mang điện tích là +1,6.10-19 C

B. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton

C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử

D. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố

Câu hỏi 14 :

Một thanh thép mang điện tích -2,5.10-6 C, sau đó nó lại được nhiễm điện để có điện tích 5,5.10-6 C. Trong quá trình nhiễm điện lần sau, thanh thép đã

A. nhận vào 1,875.1013 electron.

B. nhường đi 1,875.1013 electron

C. nhường đi 5.1013 electron.

D. nhận vào 5.1013 electron

Câu hỏi 15 :

Điều kiện để 1 vật dẫn điện là

A. vật phải ở nhiệt độ phòng

B. có chứa các điện tích tự do

C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại

D. vật phải mang điện tích

Câu hỏi 16 :

Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?

A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc

B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện

C. Đặt một vật gần nguồn điện

D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin

Câu hỏi 17 :

Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?

A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu

B. Chim thường xù lông về mùa rét

C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường

D. Sét giữa các đám mây

Câu hỏi 18 :

Trong vật nào sau đây không có điện tích tự do?

A. thanh niken

B. khối thủy ngân

C. thanh chì

D. thanh gỗ khô

Câu hỏi 19 :

Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định nào không đúng?

A. Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C.

B. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton

C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử

D. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố

Câu hỏi 20 :

Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định sai là

A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau

B. Các điện tích khác loại thì hút nhau

C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau

D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau

Câu hỏi 21 :

Nếu nguyên tử đang thừa 1,6.10-19C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó

A. sẽ là ion dương

B. vẫn là 1 ion âm

C. trung hoà về điện.

D. có điện tích không xác định được

Câu hỏi 22 :

Nếu nguyên tử oxi bị mất hết electron nó mang điện tích

A. +1,6.10-19  C

B. –1,6.10-19  C

C. +12,8.10-19 C

D. -12,8.10-19 C

Câu hỏi 23 :

Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng là hiện tượng

A. Đầu thanh kim loại bị nhiễm điện khi đặt gần 1 quả cầu mang điện

B. Thanh thước nhựa sau khi mài lên tóc hút được các vụn giấy

C. Mùa hanh khô, khi mặc quần vải tổng hợp thường thấy vải bị dính vào người

D. Quả cầu kim loại bị nhiễm điện do nó chạm vào thanh nhựa vừa cọ xát vào len dạ

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK