Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Trắc nghiệm Vật lý 11 chương 4 Từ trường có đáp án !!

Trắc nghiệm Vật lý 11 chương 4 Từ trường có đáp án !!

Câu hỏi 1 :

Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?

A. Sắt và hợp chất của sắt

B. Niken và hợp chất của niken

C. Cô ban và hợp chất của cô ban

D. Nhôm và hợp chất của nhôm

Câu hỏi 2 :

Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm?

A. Mọi nam châm khi nằm cân bằng thì trục đều trùng theo phương bắc nam

B. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau

C. Mọi nam châm đều hút được sắt

D. Mọi nam châm bao giờ cũng có hai cực

Câu hỏi 4 :

Lực nào sau đây không phải lực từ?

A. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng

B. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương bắc nam

C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện

D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.

Câu hỏi 5 :

Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và

A. tác dụng lực hút lên các vật

B. tác dụng lực điện lên điện tích

C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện

D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó

Câu hỏi 6 :

Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho

A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó

B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó

C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi

D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi

Câu hỏi 7 :

Đặc điểm nào sau đây không phải của các đường sức từ biểu diễn từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài?

A. Các đường sức là các đường tròn

B. Mặt phẳng chứa các đường sức thì vuông góc với dây dẫn

C. Chiều các đường sức được xác định bởi quy tắc bàn tay trái

D. Chiều các đường sức không phụ thuộc chiều dòng dòng điện

Câu hỏi 8 :

Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?

A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức

B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu

C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường

D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau

Câu hỏi 10 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về từ trường Trái Đất?

A. Từ trường Trái Đất làm trục các nam châm thử ở trạng thái tự do định vị theo phương Bắc Nam

B. Cực từ của Trái Đất trùng với địa cực của Trái Đấ

C. Bắc cực từ gần địa cực Nam

D. Nam cực từ gần địa cực Bắc

Câu hỏi 11 :

Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường

A. thẳng

B. song song

C. thẳng song song

D. thẳng song song và cách đều nhau

Câu hỏi 12 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về cảm ứng từ?

A. Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ

B. Phụ thuộc vào chiều dài đoạn dây dẫn mang dòng điện

C. Trùng với hướng của từ trường

D. Có đơn vị là Tesla

Câu hỏi 13 :

Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào

A. độ lớn cảm ứng từ

B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn

C. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện

D. điện trở dây dẫn

Câu hỏi 14 :

Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện  không có đặc điểm nào sau đây?

A. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện

B. Vuông góc với véc tơ cảm ứng từ

C. Vuông góc với mặt phẳng chứa véc tờ cảm ứng từ và dòng điện

D. Song song với các đường sức từ

Câu hỏi 15 :

Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều

A. từ trái sang phải

B. từ trên xuống dưới

C. từ trong ra ngoài

D. từ ngoài vào trong

Câu hỏi 24 :

Nhận định nào sau đây không đúng về cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài?

A. phụ thuộc bản chất dây dẫn

B. phụ thuộc môi trường xung quanh

C. phụ thuộc hình dạng dây dẫn

D. phụ thuộc độ lớn dòng điện

Câu hỏi 25 :

Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào sau đây?

A. vuông góc với dây dẫn

B. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện

C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn

D. tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn

Câu hỏi 27 :

Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn tròn mang dòng điện không phụ thuộc

A. bán kính dây

B. bán kính vòng dây

C. cường độ dòng điện chạy trong dây

D. môi trường xung quanh

Câu hỏi 29 :

Độ lớn cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây tròn phụ thuộc

A. chiều dài ống dây

B. số vòng dây của ống

C. đường kính ống

D. số vòng dây trên một mét chiều dài ống

Câu hỏi 44 :

Lực Lo – ren – xơ là

A. lực Trái Đất tác dụng lên vật

B. lực điện tác dụng lên điện tích

C. lực từ tác dụng lên dòng điện

D. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường

Câu hỏi 45 :

Phương của lực Lo – ren – xơ không có đực điểm

A. vuông góc với véc tơ vận tốc của điện tích

B. vuông góc với véc tơ cảm ứng từ

C. vuông góc với mặt phẳng chứa véc tơ vận tốc và véc tơ cảm ứng từ

D. vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng

Câu hỏi 46 :

Độ lớn của lực Lo – ren – xơ không phụ thuộc vào

A. giá trị của điện tích

B. độ lớn vận tốc của điện tích

C. độ lớn cảm ứng từ

D. khối lượng của điện tích

Câu hỏi 49 :

Một điện tích chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực Lo – ren – xơ, bán kính quỹ đạo của điện tích không phụ thuộc vào

A. khối lượng của điện tích

B. vận tốc của điện tích

C. giá trị độ lớn của điện tích

D. kích thước của điện tích

Câu hỏi 57 :

Hai điện tích q1 = 8 μC và q2 = - 2 μC có cùng khối lượng và ban đầu chúng bay cùng hướng cùng vận tốc vào một từ trường đều. Điện tích q1 chuyển động cùng chiều kim đồng hồ với bán kính quỹ đạo 4 cm. Điện tích q2 chuyển động

A. ngược chiều kim đồng hồ với bán kính 16 cm

B. cùng chiều kim đồng hồ với bán kính 16 cm

C. ngược chiều kim đồng hồ với bán kính 8 cm

D. cùng chiều kim đồng hồ với bán kính 8 cm

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK